Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

Tại sao lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi?

Đăng 5 năm trước

Có một số người trông lúc nào cũng lạc quan và tràn đầy năng lượng, nhưng vì lý do nào đó bạn nghĩ bạn đã ngủ đủ giấc rồi mà vẫn thấy đừ người và ngáp lên ngáp xuống cả ngày. Tại sao bạn lúc nào cũng luôn cảm thấy mệt mỏi như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Mời bạn đọc Ohay TV cùng xem!

1. Ít vận động thể chất

Nếu số giờ ngủ không phải là mấu chốt của vấn đề thì nguyên nhân thường gặp nhất gây mệt mỏi là đến từ việc ít vận động thể chất và có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người lớn tập thể dục nhẹ vài lần trong tuần sẽ giúp họ nạp được nhiều năng lượng hơn sau 6 tuần. Bên cạnh đó, những người tập thể dục thường xuyên cũng cho biết họ có được giấc ngủ ngon hơn sau khi luyện tập. Mặc dù, nghiên cứu đã cho thấy rằng họ chẳng ngủ nhiều hơn.

2. Uống cà phê

Nhưng nếu việc tập thể dục không đem lại tác dụng thì bạn cũng đừng cầm ngay cốc cà phê nhé! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của cà phê đối với sức khỏe. Dù vậy, một nghiên cứu khác cho thấy sự lệ thuộc vào cà phê cũng khiến bạn uể oải, buồn ngủ. 

Cafein làm ngăn chặn các Adenosine có trong não mà bình thường chúng tích trữ suốt một ngày và khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm.Việc tiêu thụ cà phê và các loại nước uống tăng lực ít hơn 6 tiếng trước giờ ngủ rốt cuộc cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Kết quả là những người không dùng thức uống chứa cafein thường cảm thấy ít bị mệt mỏi vào buổi sáng. 

3. Cơ thể mất nước

Một nghiên cứu đã chứng minh thiếu đi 1,5% lượng nước trong cơ thể có thể gây mất tập trung. Máu của bạn sẽ đặc hơn và khiến oxi cũng như các chất dinh dưỡng di chuyển chậm hơn tới các cơ và các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, mất 2% nước chỉ đủ để làm bạn thấy khát. Vậy nên, thay vì bạn uống một lần cả lít nước, bạn chỉ việc giữ cho cơ thể đủ nước cả ngày là được rồi. Ngoài ra, nước tiểu nên có màu vàng nhạt. Đậm màu hơn nghĩa là bạn cần uống nhiều nước hơn. 

4. Uống rượu bia trước khi ngủ

Uống rượu bia trước khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến một ngày của bạn. Nghiên cứu cho rằng sau khi say xỉn dù đối tượng nghiên cứu cảm thấy buồn ngủ nhanh hơn nhưng chất lượng giấc ngủ của họ lại thấp hơn, đặc biệt là ngủ vào nửa đêm. Suy cho cùng, chất cồn sẽ làm giảm đi chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn nhậu xỉn quắc cần câu vào những ngày cuối tuần thì hãy nhớ rằng việc ngủ vào một thời gian cố định chính là mấu chốt. 

Hãy cố gắng thức dậy đúng thời gian như thường nhật vào cuối tuần và cố gắng ngủ trưa 20 phút mỗi ngày. Ngủ trưa sẽ giúp cơ thể bạn nạp lại năng lượng mà không cần phải ngủ sâu cũng như không làm bạn thêm mệt. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ đúng giờ hơn vào tối Chủ nhật và việc thức dậy vào sáng thứ Hai sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5. Lo lắng

Dĩ nhiên là sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng. Lo lắng chính là một vấn đề lớn. Bạn thường lo lắng người khác nghĩ gì, luôn căng thẳng trong công việc hoặc suy nghĩ thái quá về quyết định nào đó,... có thể làm suy kiệt thể chất của bạn. Hơn nữa, mệt mỏi là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu toàn thể. 

Không những vậy, lo âu cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác đó là bệnh trầm cảm có thể gây mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Và việc ngủ cũng không thể làm thuyên giảm triệu chứng này. Ở một số người, nó gây ra chứng mất ngủ hoặc làm mất khả năng ngủ ban đầu. Vì vậy, bạn nghĩ mình có thể bị trầm cảm thì hãy đến gặp bác sĩ hoặc các nhà tâm lý học.

6. "Cú đêm"

Những con cú đêm lúc nào cũng cảm thấy chúng sống nhầm múi giờ mỗi ngày. Khoảng 20% dân số sở hữu gen dẫn đến việc họ thức khuya. Nhưng sống trong thời đại làm việc từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều có thể sẽ khó cho bạn để có thể ngủ đủ giấc. Thực tế, các nhà khoa học gọi hiện tượng này là Jet Lag xã hội. (Jet Lag: tình trạng mệt mỏi do tác động của sự chênh lệch múi giờ). 

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #mệt_mỏi

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn