Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Tại sao Mỹ vẫn là quốc gia giàu hơn các cường quốc khác?

Đăng 6 năm trước

Mỹ là một cường quốc, cho dù nền kinh tế hay chính trị của nó có xảy ra bất cứ vấn đề gì. Vậy thì những lý do nào giúp đất nước này có được sự thịnh vượng như vậy?

Mỗi năm, Mỹ tạo ra sản phẩm tính trên đầu người nhiều hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển khác. Vào năm 2015, GDP bình quân đầu người (GDP per capita) của Mỹ là 56.000 USD, trong khi đó, Đức chỉ đạt 47.000 USD,  Pháp và Vương quốc Anh là 41.000 USD, còn Ý chỉ là 36.000 USD, có điều chỉnh theo ngang giá sức mua. 

Tóm lại, Mỹ vẫn giàu hơn “các bạn cùng trang lứa”. Nhưng tại sao lại như vậy?Dưới đây là 10 lý do cho sự phát triển vượt trội của Mỹ. 

1. Văn hóa khởi nghiệp

Người dân Mỹ luôn khao khát khởi nghiệp và phát triển các công ty của họ. Họ sẵn sàng mạo hiểm. Họ có thể thất bại và tiếp tục làm lại từ đầu mà chẳng hề có bất cứ hình phạt nào. Kể cả học sinh hay bất cứ ai, thuộc bất cứ tầng lớp nào cũng luôn nuôi tham vọng trở thành ông chủ, và chính những thành công từ thung lũng Silicon như Facebook càng truyền cảm hứng cho tinh thần khởi nghiệp đó. 

2. Một hệ thống tài chính hỗ trợ cho tinh thần khởi nghiệp

Mỹ có một hệ thống tài trợ bằng cổ phiếu tiến bộ hơn rất nhiều so với các nước châu Âu, bao gồm các nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng rót vốn cho các start-up và một thị trường vốn mạo hiểm rất chủ động, có thể cung ứng vốn liên tục cho các công ty mới mở này duy trì hoạt động. Ngoài ra, Mỹ cũng sở hữu hệ thống ngân hàng phi tập trung, bao gồm hơn 7.000 ngân hàng nhỏ có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn của các chủ khởi nghiệp. 

3. Các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới

Mỹ tạo ra rất nhiều nghiên cứu cơ bản dẫn lối cho các ý tưởng khởi nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, các startup cũng nhận được sự hỗ trợ và động viên đúng mức từ các trường đại học và tập đoàn lớn. 

4. Thị trường lao động, nói chung, gắn kết chặt chẽ người lao động và việc làm mà không hề bị cản trở bởi các nghiệp đoàn, doanh nghiệp nhà nước hay các điều luật lao động với những rào cản thái quá.

Dưới 7% lực lượng lao động ở Mỹ thuộc khu vực kinh tế tư nhân là thuộc về liên đoàn lao động, và gần như không hề có doanh nghiệp nào thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù Mỹ quy định các điều kiện làm việc và tuyển dụng lao động nhưng các quy tắc không nặng nề như ở châu Âu. Do đó, người lao động có cơ hội tốt hơn để tìm kiếm công việc phù hợp, các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc cải tiến và các công ty khởi nghiệp cũng dễ dàng hơn để bắt đầu. 

5. Một đất nước với dân số ngày càng tăng, bao gồm cả người nhập cư

Dân số ngày càng tăng nghĩa là lực lượng lao động trẻ hơn, linh hoạt hơn và có thể được đào tạo. Mặc dù tồn tại một vài rào cản đối với người nhập cư ở Mỹ nhưng cũng có nhiều quy tắc đặc biệt tạo cơ hội thuận lợi để mọi người tiếp cận với kinh tế Mỹ và con đường trở thành công dân (thẻ xanh), dựa trên tài năng của từng người và các chương trình bảo lãnh. "Bốc thăm trúng thưởng thẻ xanh" cũng là một cách để các công dân các nước nhập cư vào Mỹ. Khả năng của đất nước này trong việc thu hút người nhập cư là lý do quan trọng cho sự thịnh vượng của nó. 

6. Văn hóa (và hệ thống thuế) khuyến khích tinh thần làm việc chăm chỉ và làm việc nhiều giờ liên tục

Trung bình một người lao động ở Mỹ làm việc 1.800 giờ mỗi năm, nhiều hơn so với 1.500 giờ làm việc ở Pháp và 1.400 giờ làm việc ở Đức (mặc dù không nhiều bằng Hồng Kông, Singapore hay Hàn Quốc với hơn 2.200 giờ). Nói chung, làm việc nhiều giờ hơn kết hợp với năng suất cao nghĩa là sẽ tạo ra sản lượng lớn hơn và thu nhập thực tế cao hơn. 

7. Nguồn cung năng lượng có sẵn giúp cho Bắc Mỹ không phụ thuộc năng lượng vào bất kỳ nơi nào khác

Công nghệ khai thác dầu khí tự nhiên fracking đặc biệt cung cấp cho các doanh nghiệp Mỹ nguồn năng lượng dồi dào và tương đối rẻ. 

8. Môi trường pháp lý thuận tiện

Mặc dù các quy định ở Mỹ rất hoàn hảo nhưng chúng ít đặt gánh năng lên các doanh nghiệp so với các quy định được thiết lập ở các nước châu Âu hay Liên minh châu Âu. 

9. Một chính phủ có quy mô nhỏ hơn so với các đất nước công nghiệp khác

Theo OECD, chi tiêu của chính phủ Mỹ ở các cấp độ liên bang, nhà nước và địa phương chiếm tổng khoảng 38% GDP trong khi con số tương ứng ở Đức là 44%, Ý là 51% và Pháp là 57%. Mức độ chi tiêu cao hơn của chính phủ ở các nước khác cho thấy không chỉ một mức thuế đánh trên thu nhập cao hơn mà chi phí chuyển giao cũng cao hơn dẫn tới làm giảm các ưu đãi làm việc. Không có gì ngạc nhiên khi người Mỹ làm việc rất nhiều; họ cũng có thêm các ưu đãi khi làm như vậy. 

10. Một hệ thống chính trị phi tập trung nơi các bang có thể cạnh tranh với nhau

Cạnh tranh giữa các bang thúc đẩy khởi nghiệp và làm việc, và các bang cạnh tranh vì các doanh nghiệp và vì từng người dân sinh sống trên bang đó với các quy tắc hợp pháp và chế độ thuế của họ. Một vài bang không hề có thuế thu nhập và các điều luật lao động giới hạn sự hình thành của các công đoàn. Một vài bang lại cung cấp các trường đại học chất lượng cao với học phí thấp cho các sinh viên trong bang đó. Họ cũng cạnh tranh với nhau về các quy định trách nhiệm pháp lý. Các hệ thống hợp pháp này thu hút cả các doanh nghiệp mới lẫn những tập đoàn lớn. Có lẽ Mỹ là quốc gia duy nhất trong số các nước có thu nhập cao có hệ thống chính trị phi tập trung như vậy. 

Liệu Mỹ sẽ giữ vững được những thuận lợi này không? Trong cuốn sách xuất bản năm 1942, Socialism, Capitalism, and Democracy (tạm dịch: Xã hội hóa, tư bản hóa và dân chủ hóa), Joseph Schumpeter đã cảnh báo rằng tư bản hóa sẽ suy giảm và thất bại bởi vì môi trường chính trị và trí tuệ cần thiết cho tư bản hóa để phát triển phồn thịnh sẽ bị áp chế bởi sự thành công của tư bản hóa và sự chỉ trích của các tầng lớp trí thức. Ông cũng tranh luận rằng các đảng dân chủ xã hội được bầu chọn bởi số đông người dân sẽ tạo ra một nhà nước phúc lợi cản trở hoạt động khởi nghiệp. Và xu thế vận dụng trí óc ở Mỹ cũng giúp đỡ nhiều hơn cho việc tư bản hóa. 

Nếu Schumpeter vẫn còn sống cùng chúng ta đến hôm nay, có lẽ ông sẽ nhấn mạnh tới sự phát triển của các đảng dân chủ xã hội ở châu Âu và sự mở rộng kéo theo của một nhà nước phúc lợi chính là lý do cho việc tại sao các đất nước công nghiệp ở châu Âu không có được tăng trưởng kinh tế mạnh m - điều mà hiện nay Mỹ chiếm ưu thế. 


Theo HBR

Chủ đề chính: #khởi_nghiệp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn