Phùng Thị Quỳnh An

Tại sao những người vượt Địa Trung Hải không gọi là “dân di cư” ?

Đăng 8 năm trước

Di cư ở vùng Địa Trung Hải do ảnh hưởng của các cuộc khủng bố đang được các quốc gia châu Âu quan tâm và có tác động trực tiếp đến những người dân tị nạn.

Mô tả hìnhMột nhân viên đặt một mã số trên tay một người phụ nữ được giải cứu khi cô rời cảng Pozzallo, Ý, 09 tháng 6, 2015.  ảnh


Cách xa ngôi nhà của mình ở Nigeria hơn 3000 dặm, người phụ nữ bị lạc mất cha trong một cuộc tấn công khủng bố ngồi sụp xuống ghế trong một căn phòng ở Catania, Sicily :

"Cha tôi đi làm và không bao giờ trở về nhà nữa" Juliet, 24 tuổi kể lại. (Tôi giấu đi họ của cô ấy theo yêu cầu.)  Người cha của cô là một hiệu trưởng và là thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân trung hữu Nigeria, qua đời trong một vụ tấn công bị nghi ngờ do tổ chức khủng bố Boko Haram thực hiện ở quận Wuse, thủ đô Abuja, Nigeria vào tháng 6 năm 2014 .

Sự mất mát này khiến gia đình cô hoàn toàn suy sụp. Trong chuỗi ngày hỗn loạn sau đó, do sự sợ hãi đã lan ra khắp Abuja, Juliet  rời thành phố theo hướng Agadez, tới Niger. Cô bị mất tung tích của mẹ cũng như em gái 11 tuổi và không liên lạc với bất kì ai trong số họ kể từ sau các cuộc tấn công.

Cuộc hành trình suốt bốn tháng đi bộ và xe buýt đưa Juliet qua Niger và đến vùng đất bạo lực Libya, nơi cô dừng chân hai tháng trước khi thực hiện một chuyến đi thuyền dài ba ngày qua Địa Trung Hải tới Sicily. Cô ngủ lại bất kì đâu có thể dọc đường đi - trong bụi cây hay các ngôi nhà hoang - nơi người ta đã chết hoặc mang thai do bị hãm hiếp, cô nói. Trên chiếc thuyền gỗ đến Sicily, hoàn toàn không có nước hay thực phẩm. Như những người châu Phi thuộc miền nam sa mạc Sahara mà tôi gặp ở Ý, Juliet ở trong một khoang rất ngột ngạt dưới boong tàu. (Người dân tị nạn Trung Đông nói rằng trong số những kẻ buôn lậu ở Libya, những người ở châu Phi hạ Sahara được xem như “nô lệ”). Một số phụ nữ trên tàu đang mang thai và vài người đàn ông thì lả đi, cô nói: "Tôi không biết liệu anh ta có còn sống sót hay không nữa."

Giống như hàng chục người tị nạn tôi đã nói chuyện tại Sicily, Lampedusa, và Rome trong vài tuần qua, Juliet phải đối mặt với một quá trình nộp đơn xin tị nạn khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Cô là một trong số 219.000 người tị nạn và di cư đến châu Âu bằng đường biển vào năm 2014, theo UNHCR, và là một trong 170.000 người đã dừng chân tại Italy. Trong năm 2015, số người di cư đến đây phần lớn từ bốn nước : Syria ( chiếm 31 %), Eritrea ( 12 %), Afghanistan ( 11 %), và Somalia (6 %), theo như Melissa Fleming, người phát ngôn của UNHCR. Đây là các nước có chiến tranh hoặc bị đàn áp bởi chế độ độc tài (Eritrea), vì vậy hầu hết các công dân đó nên được tị nạn đến EU, theo như quy định của EU, Fleming nói. Những người từ Nigeria, như Juliet, sẽ được xem xét giải quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

Với đa số người đã dừng chân tại đất Ý, Hy Lạp và các nước EU khác, họ rõ ràng sẽ phải rời đi, nhưng vấn đề là sai sót trong việc sử dụng từ thích hợp để biểu thị cốt lõi của thảm họa xã hội này: Tại sao chúng ta đề cập đến những trường hợp tị nạn khẩn cấp này như là "khủng hoảng di cư Địa Trung Hải "? Các phương tiện truyền thông gần như cá biệt dùng từ "tị nạn". Song, "di cư" ngụ ý một sự lựa chọn: có những người như Juliet có thể ở lại quê hương của họ hơn là xuất hiện và trở thành gánh nặng của EU. Cô ấy đã không đến Italy vì "sự thuận tiện của cá nhân", một sự giải thích được chấp nhận cho lý do tại sao người ta di cư, theo như Tổ chức Di cư Quốc tế.

Nhiều người đang làm các công việc để hỗ trợ hàng ngàn người đi tị nạn cảm thấy thất vọng bởi những điều này, rằng những người di cư đang tìm kiếm sự thương cảm của dư luận, cũng như các hành động chính trị nhằm giúp đỡ họ.

Các chính trị gia cánh hữu ở châu Âu đã lâm vào những lo ngại rằng những người tị nạn sẽ lây lan dịch bệnh và giành lấy một số ít công ăn việc làm có giá trị ở các nước bị khủng hoảng kinh tế. Các nhà lãnh đạo đảng cánh tả của Ý, phía Bắc League, đã truyền đi sự lo lắng về làn sóng nhập cư trên đất nước mình: "Có bốn triệu người Ý không có việc làm, và hàng triệu người sống dưới mức nghèo khổ "  Matteo Salvini bày tỏ trong tờ Associated in vào tháng Năm. "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể cung cấp nhà ở cho một nửa thế giới".

Cách nói đó đã làm trăn trở Simon Adams, giám đốc điều hành của Trung tâm toàn cầu về Trách nhiệm Bảo vệ , người làm việc để bảo vệ người dân, chống lại các hành động bạo loạn đám đông. Ông nhắc lại sự phân loại sai lệch các yếu tố cơ bản của "cuộc chiến cho trái tim và linh hồn của Công ước 1951 về người tị nạn ", trong đó xác định các quyền của người tị nạn và trách nhiệm pháp lý của các tiểu bang để bảo vệ các quyền đó. Adams, người có gia đình riêng đã thoát chạy khỏi Northern Ireland vì chiến tranh, phản đối việc phân loại 60 triệu người trên thế giới (một nửa số đó là trẻ em), những người không còn sự lựa chọn nào khác ngoại trừ rời bỏ quê hương của họ.

"Đây không chỉ là vấn đề về ngữ nghĩa,học " ông Adams phát biểu. "Những người Syria tuyệt vọng, Rohingya, hoặc người Libya đang bị xem như là những kẻ di cư tham lam sẵn sàng hy sinh mạng sống của con em họ trong việc đánh chìm tàu chỉ vì họ muốn iPhone và tiền trợ cấp."

Những ngôn ngữ như vậy cũng làm suy yếu công tác bảo vệ cho chuyến đi của người tị nạn, Jan Egeland, tổng thư ký Hội đồng tị nạn Na Uy đã nói. Khi kết thúc chuỗi hoạt động Mare Nostrum - hoạt động tìm kiếm và cứu hộ của hải quân Ý  kéo dài một năm và được cho là đã cứu hàng ngàn sinh mạng, Italy nhượng bộ và (tương đối) đảm bảo cho những người dân tị nạn mà được nhấn mạnh rằng sứ mạng của họ chỉ đơn thuần khuyến khích "người di cư" ồ ạt  đến như một dịch bệnh vì sự an toàn của họ.

Trong khi đó châu Âu đã cho ra đời Công ước tị nạn như là kết quả của việc tập trung di cư do chiến tranh thế giới thứ hai, lục địa này nhất thời gần như thoái bỏ chủ nghĩa dân tộc ích kỷ khi phải đối mặt với thảm họa loài người - và việc gây ra "cái chết từ từ" của Công ước về người tị nạn, như Egeland đưa ra. Rất ít người từng được nói - hoặc tiếp tục được nói - về thực tế là các nước kém phát triển hơn như Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ gánh tới chín phần mười các cuộc di cư toàn cầu. Phần còn lại tập trung chủ yếu vào các nước “bị quá tải”- ngay cả các nước giàu, theo tiêu chuẩn tương đối - châu Âu.

Với việc tăng cường bài ngoại, thời gian an toàn đi lại cho người tị nạn hoặc những người tìm kiếm nơi trú ẩn đến châu Âu dường như bị chấm dứt.

Trong một nỗ lực mới và sai lạc nhằm ngăn cản dòng người tị nạn, các nước thành viên EU đã đàn áp thẳng tay bọn buôn người và buôn lậu. Các nhà chỉ trích nói rằng chiến lược này sẽ phải trả giá bằng sự sống của những người tị nạn hơn là dừng lại ở việc trấn áp bọn buôn lậu.

Châu Âu dường như không thể trở nên "bị quá tải" bởi những người tị nạn. Với dân số 511 triệu người, việc tiếp nhận  200.000 người tị nạn mỗi năm sẽ không thể khiến châu Âu phải còng lưng gánh. Trên thực tế, những người tị nạn có chỗ nương náu và được ở lại hợp pháp có thể đem lại một lợi ích lớn cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn khi mà họ trở thành lực lượng lao động.

Những người như Julie đáng được nể phục và coi trọng trong cuộc đấu tranh giành sự sống của họ, cũng như được thấu hiểu nguyên cớ cô phải đến châu Âu đồng thời nhận ra mối đe dọa khi cô trở về nhà. Cô là một người dân tị nạn, không phải là một người nhập cư có thể chọn nơi cô sống. Và như 60 triệu người tị nạn khác trên thế giới hiện nay, cô ấy cần một ngôi nhà, một công việc, và nơi trú ẩn an toàn. Đây là một bài toán cấp thiết của nhân loại để có thể đáp ứng cho những người như Juliet.

Chủ đề chính: #khủng_hoảng_di_cư

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn