Hoa Vien Yêu màu mây, màu violet. Thích mùa thu dịu ngọt. Ghét mùa hè nóng bỏng.

Tại sao nước Đức đáng để các quốc gia khác học tập?

Đăng 5 năm trước

Bộ máy chính quyền vững mạnh, nền kinh tế Đức được xem là một trong những nền kinh tế bền vững nhất trên thế giới, chế độ an sinh xã hội ở Đức tốt hơn hẳn so với các quốc gia khác. Đó chinh là lý do mà nước Đức khiến nhiều quốc gia khác ngưỡng mộ và học hỏi.

1. Nền kinh tế Đức được đánh giá là một trong những nền kinh tế bền vững nhất trên thế giới, chế độ an sinh xã hội ở Đức tốt hơn hẳn so với các quốc gia khác. Chỉ với 83 triệu dân, làm thế nào có thể sản sinh ra 2.300 thương hiệu nổi tiếng thế giới? Một chiếc nồi sản xuất tại Đức có thể sử dụng hơn 100 năm, do đó rất nhiều các gia đình ở Đức đều sử dụng nồi từ thời ông, bà để lại.

2. Vài năm trước, một phóng viên của tạp chí Bild đã phỏng vấn một gia đình được nhận trợ cấp, gia đình họ có một đứa con chào đời cách đó không lâu, gần như tất cả các đồ dùng, giày dép, quần áo, nôi em bé, ngay cả máy giặt, bếp, tivi đều do các cơ quan phúc lợi xã hội trả tiền.

Ngoài ra, mỗi tháng họ còn nhận trợ cấp 350 Euro (tương đương với 9,5 triệu đồng) tiền thuê nhà, và 385 Euro (tương đương với 10,5 triệu đồng) tiền sinh hoạt phí. Đương nhiên trợ cấp này là dành cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngày nay, phúc lợi xã hội của Đức đã tăng lên khá nhiều, chính phủ đặc biệt quan tâm tới những người khó khăn, yếu đuối, đây là dấu hiệu của một xã hội văn minh.

3. Thu nhập của những người dân bình thường ở Đức tương đối cao, tuy nhiên một năm họ chỉ làm việc 187 ngày, mỗi tuần làm việc 4 ngày, trung bình một ngày làm việc 7 tiếng.

4. Loại bánh mì có 10 lát thường có giá khoảng 0,35 Euro (xấp xỉ 9.500 đồng), loại tốt hơn từ 1 tới 2 Euro. Loại sữa bò rẻ nhất là 0,18 Euro/lít (xấp xỉ 5.000 đồng), loại phổ biến nhất là khoảng 0,5 Euro/lít (xấp xỉ 13.600 đồng).

Hầu hết các thực phẩm bán trong siêu thị đều được tính bằng cent, chỉ có các loại thịt được tính bằng đồng. Thường thì 10-20 Euro có thể mua được một lượng thức ăn lớn, đủ ăn cho một tuần. Nếu tiết kiệm một chút, mỗi tháng dùng 100 Euro (~ 2,7 triệu đồng) mua thực phẩm là đủ.

Giá cà phê trong các nhà hàng cao cấp như sau: cà phê thường 1,7 Euro, cà phê đen 1,8 Euro, cappuccino 2,5 Euro, cà phê latte 2,8 Euro, cà phê sữa 2,8 Euro. Trong những tiệm cà phê thông thường, giá dao động từ khoảng 1 tới 2 Euro.

Giá các loại thực phẩm cơ bản ở Đức khá rẻ, nguyên nhân chính là do chính phủ hỗ trợ giá, nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống cho người dân, giúp người dân không phải lo nghĩ về những chi phí cơ bản. Họ thu thuế của dân và thực sự cũng sử dụng cho dân, không sử dụng lãng phí, càng sẽ không bỏ túi riêng.

Ngoài ra còn nhiều lý do khác khiến cho các mặt hàng có giá rẻ. Đầu tiên là do chỉ có chính phủ đánh thuế và không bị đánh thuế qua nhiều lần. Thứ hai, không có chi phí vô hình, không có phí quản lý đô thị, thương mại, an ninh, vì vậy giá cả các mặt hàng về cơ bản đó chính là giá trị thực sự của hàng hóa cùng với lợi nhuận.

Thứ ba, Đức là một nền kinh tế thị trường tương đối bền vững, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong một môi trường minh bạch và có trật tự. Nếu có doanh nghiệp nào tự ý nâng giá, hậu quả chính là sẽ bị mất đi khách hàng.

5. Phương tiện du lịch chủ yếu chính là lái xe. Xe hơi rất rẻ. Hầu hết các loại xe Volkswagen, một chiếc xe Nhật trung bình, hay Citroen của Pháp chỉ có vài nghìn Euro, và loại cao cấp là hàng chục ngàn Euro. Tuy nhiên trên đường đi không có trạm thu phí, không cần phải nộp bất cứ loại phí nào, như vậy có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.

6. Về vấn đề y tế và giáo dục, nước Đức đều miễn phí, mỗi người đều có bảo hiểm y tế. Bổ sung một điểm, cho dù là người nước ngoài, chỉ cần đưa ra bảo hiểm y tế, cũng sẽ được hưởng dịch vụ miễn phí. Từ tiểu học tới đại học, người nước ngoài và người Đức đều được đối xử bình đẳng, không có bất cứ sự phân biệt nào.

7. Điều đáng ngạc nhiên chính là hàng hóa Trung Quốc ở Đức, giá của nó thực sự bất ngờ. Mua 3 chiếc áo thun với giá 10 Euro, mở bao bì ra liền thấy chữ “made in China”, chất lượng rất tốt.

Rượu Mao Đài do Trung Quốc sản xuất lại càng rẻ, lúc rượu Mao Đài bán hơn 1.000 tệ tại Trung Quốc, thì các cửa hàng ở Đức mới chỉ bán với giá vài chục Euro, hơn nữa tuyệt đối không phải hàng giả, bởi đơn giản hàng giả không thể nhập khẩu vào. Còn về lý do tại sao các sản phẩm của Trung Quốc bán tại Đức lại có giá rẻ như vậy, không có cách nào có thể tìm hiểu sâu hơn.

8. Có một hiện tượng rất thú vị đó là nơi bán đồ đắt nhất và hỗn loạn nhất ở Việt Nam chính là nhà ga và sân bay, có thể người bán cho rằng, đó chỉ là những khách hàng qua đường, lừa được người nào hay người đó. Trong khi ở Đức, giá các mặt hàng bán ở nhà ga là thấp nhất và ổn định nhất, hoàn toàn không vì khách hàng là người từ nơi khác tới mà tùy tiện hét giá (các cửa hàng ở Đức hầu như không mặc cả).

Điều kỳ  lạ là, một quốc gia vốn không có sự kiểm tra của Bộ Công thương, tại sao lại có thể làm được như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản: một hệ thống dân chủ hoàn hảo, một nền kinh tế mạnh mẽ, dường như có một bàn tay vô hình khống chế các doanh nghiệp muốn “làm giàu sau một đêm”.

* Những phúc lợi mà công nhân viên được hưởng khi làm việc tại Đức

1. Cấm đi làm vào những ngày nghỉ lễ

Về chính sách bảo hộ lao động, luật pháp quốc gia Đức quy định rất nghiêm ngặt, cấm tuyển dụng lao động vị thành niên, cấm lao động dưới 18 tuổi làm việc ca đêm, cấm đi làm vào các ngày nghỉ lễ, cấm phụ nữ có thai đi làm 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh. Ngoài việc mỗi tuần được nghỉ 3 ngày, mỗi một công nhân viên được hưởng 6 tuần nghỉ phép có lương mỗi năm.

Tới chủ nhật, người Đức và thậm chí là các cửa hàng đều sẽ đóng cửa, nhân viên phục vụ trong các cửa hàng cũng sẽ thể hiện rằng họ là người nên cũng cần phải nghỉ ngơi, phải tôn trọng nhân quyền của họ.

2. Một năm làm việc 187 ngày, nghỉ ngơi 178 ngày

Điều mà người Đức muốn bây giờ là có nhiều thời gian được tự do hơn nữa. Tình trạng hiện nay: 102 ngày nghỉ vào cuối tuần, thêm hơn 40 ngày nghỉ có lương, thậm chí còn có hơn 20 ngày nghỉ các dịp lễ như giáng sinh, Halloween và lễ phục sinh.

3. Doanh nghiệp nợ lương, chính phủ sẽ trả

Một khi doanh nghiệp không có khả năng trả lương, nợ lương nhân viên, những khoản nợ đó trước tiên sẽ do chính phủ trả cho công nhân. Sau đó sẽ là vấn đề giữa chính phủ và các doanh nghiệp, chính phủ sẽ phái cục cảnh sát và viện kiểm sát can thiệp vào tiền lương còn nợ.

4. Cục Lao động sẽ cung cấp những dịch vụ đào tạo tốt nhất cho công nhân

Ở Đức, các công đoàn, hiệp hội sử dụng lao động, cùng với đại biểu công chức quốc gia chiếm 1/3 cục lao động các cấp, có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho công nhân, tư vấn nghề nghiệp, tổ chức giáo dục, thúc đẩy giáo dục và bồi dưỡng cho công nhân viên. Trong thời gian tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, Cục Lao động sẽ cung cấp sự giúp đỡ, thẻ tín dụng, sinh hoạt phí. Vì vậy cục lao động không phải một tổ chức chỉ thu tiền mà không làm việc, mà là một tổ chức thực sự làm việc vì công nhân viên.

5. Vợ chồng sống riêng cũng có trợ cấp

Ví dụ: nếu vợ chồng sống ở 2 thành phố khác nhau, người chồng phải đi tới một thành phố khác để học tập và không thể sống cùng một nơi với người vợ, như vậy sẽ nhận được tiền trợ cấp của chính phủ. Ngoài ra, công nhân viên nếu muốn về nhà thăm người thân, mọi khoản phí đi lại sẽ do Cục Lao động chi trả. Nếu như công nhân viên không muốn phải sống ở hai nơi như vậy, muốn vợ hoặc cả gia đình cùng chuyển tới, vậy phí vận chuyển hành lý cũng do Cục Lao động chi trả.

6. Công nhân viên sẽ nhận được bồi thường nếu bị thương do tai nạn lao động

Trong trường hợp bảo hiểm tai nạn lao động, công nhân viên không cần phải nộp phí bảo hiểm, một khi xảy ra sự cố, sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả toàn bộ tiền bồi thường. Ngoài ra, một khi xảy ra thương tích do công việc tạo nên, người chủ sẽ phải bồi thường tiền. Vì vậy, hầu hết các loại máy móc ở Đức đều khá an toàn. Nếu như thường xuyên có sự cố xảy ra, ông chủ đền không nổi, thì thà rằng bỏ thêm tiền cải tiến máy móc, đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm, tính toán như vậy sẽ có lợi hơn nhiều.

7. Sinh nhiều con sẽ nhận được nhiều trợ cấp

Bất kể tình hình thu nhập như thế nào, với những đứa con đầu tiên, mỗi tháng người Đức nhận được 50 Euro, với đứa con thứ hai là 100 Euro, đứa con thứ 3 là 250 Euro, đứa thứ 4 là 500 Euro, thứ 5 là 1.000 Euro, thứ 6 là 2.500 Euro, tới đứa con thứ 7 sẽ nhận được 5.000 Euro. Số tiền này các gia đình sẽ nhận được cho tới khi đứa bé được 27 tuần tuổi. Cho dù như vậy thì người Đức vẫn không muốn sinh con, bởi vì điều họ mong muốn hơn hết là một cuộc sống thoải mái.

* Người Đức tại sao lại nhận được phúc lợi hoàn thiện tới vậy?

Bởi vì sự phát triển của Đức là một sự phát triển có hệ thống. Thứ nhất, không dựa vào du lịch. Thứ 2, không chú trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách mù quáng. Thứ ba, không chơi các sản phẩm xa xỉ. Thứ 4, không dựa vào bất động sản. Vậy dựa vào điều gì? Dựa vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp cao cấp. Vì vậy, nền kinh tế của Đức được coi là một trong những nền kinh tế bền vững nhất trên thế giới chứ không phải một nền kinh tế ảo.

Đương nhiên, để có được các điều kiện trên, điều quan trọng nhất là phải có một bộ máy chính quyền trong sạch, trung thực. Hầu hết các dịch vụ chăm sóc người già đều do chính phủ chịu trách nhiệm, vì vậy người dân hoàn toàn không cần lo lắng về cuộc sống thường ngày, cũng không cần phải gửi tiết kiệm. Thực ra chế độ phúc lợi của nhiều quốc gia cũng rất tốt, điều này không liên quan nhiều tới sự giàu nghèo của đất nước, quan trọng chính là muốn làm hay không!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn