Nguyễn Giang "SỐNG"

Tại sao thường xuyên nói chuyện với chính mình là dấu hiệu đầu tiên của ... thành công?

Đăng 4 năm trước

Một nha sĩ tại Luân Đôn đã ngừng công việc phải làm việc với răng miệng của người khác, và bắt đầu một công việc mới việc sử dụng chính ngôn từ (miệng lưỡi) của mình. Kết quả đạt được đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Eugene Gamble đã dành hầu hết quãng đời của mình cho công việc nha sĩ tại Luân Đôn, một công việc âm thầm và đòi hỏi sự chuyên cần với những chiếc răng của người khác. Nhưng cách đây 5 năm, Gamble đã quyết định từ bỏ công việc cả đời của mình để trở thành một doanh nhân. Nhưng có một vấn đề ở đây là: ông ấy hoàn toàn không có kinh nghiệm về kinh doanh. Sự tự tin của ông ấy bắt đầu suy sụp khi ý tưởng bị cho là thất bại.

Gamble hoàn toàn có thể lựa chọn quay lại với nghề nha sĩ, nhưng không, ông ấy quyết tâm phải trở thành một người thành công trong giới kinh doanh. Vì thế, ông ấy đã thuê một người chuyên đào tạo về kinh doanh và người này đã cho Gamble một lời khuyên kỳ lạ. Vị chuyên gia chuyên giúp đỡ những người giàu có đầu tư vào bất động sản này đã nói với Gamble rằng ông ấy phải tập tự nói với chính mình. Gamble nói: “Đó là một điều kỳ lạ, nó hoàn toàn mới mẻ với tôi. Tôi đã từng tin rằng nó không thể có hiệu quả, nhưng khi đã thử, tôi nhận thấy nó hoàn toàn có ý nghĩa”.

Việc tự nói với chính mình nghe có vẻ kỳ lạ vì dường như những gì chúng ta nói chẳng hướng đến ai cả, mà còn là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Tuy nhiên, có một cơ quan nghiên cứu đang phát triển đã chỉ ra rằng tự nói chuyện có thể giúp hồi tưởng trí nhớ, làm tăng sự tự tin, sự tập trung và nhiều thứ hơn thế nữa.

Gary Lupyan – Phó Giáo sư tâm lý học tại Đại học Wiscosin, người đang tiến hành nghiên cứu về việc nghe chính mình nói ảnh hưởng như thế nào trí nhớ của chúng ta cho rằng: “Việc tự nói với chính mình chẳng có gì vô lý cả. Chúng ta không biết những gì mình sắp nói ra, thậm chí đôi lúc chúng ta còn ngạc nhiên với chính mình”. 

Công trình nghiên cứu của Lupyan là một trong những nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực của ông. Thí nghiệm này cần người tham gia nhìn vào một vật thể trên màn hình máy tính. Một vài người trong số họ được yêu cầu nói lớn tên của vật thể, nhóm còn lại thì được hướng dẫn phải im lặng và chỉ giữ tên vật thể trong đầu. Và kết quả là những người được yêu cầu nói lớn tên của vật thể có khả năng định vị vị trí của vật đó trên màn hình nhanh hơn nhóm còn lại. 

Một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện với việc yêu cầu người tham gia nói lớn tên của những hàng hóa thông dụng trong cửa hàng tạp hóa. Sau đó, họ phải tìm những hàng hóa đó thông qua những bức ảnh. Kết quả là những người nói lớn tên hàng hóa thì tìm được chúng nhanh hơn. Lupyan cho rằng mặc dù tất cả chúng ta đều biết một quả chuối trông như thế nào, nhưng việc nói lớn tên của nó giúp não kích hoạt thông tin bổ sung về vật phẩm đó, bao gồm cả việc vật phẩm đó hình dạng ra sao. 

Dĩ nhiên chúng ta sẽ tìm thấy chuối ở bất kỳ của hàng nào, nhưng việc nói lớn sẽ giúp việc tìm kiếm diễn ra nhanh hơn. “Việc nói lên thành tiếng là một phương thức phục hồi cực kỳ hiệu quả. Việc nghĩ về một điều gì đó giống như một mũi tên hướng đến một mảng thông tin trong trí óc của bạn. Khi nghe đến tên của một thứ nào đó sẽ giúp mang lại thông tin cho não của bạn. Chính ngôn ngữ thúc đẩy quá trình này.".

Việc tự nói chuyện sẽ giúp bản thân cảm thấy tốt hơn

Anne Wilson Schaef, trước đây là một nhà tâm lý học và hiện giờ là tác giả và diễn giả, thường khuyên các khách hàng của bà tự nói chuyện với chính mình. Việc này không chỉ giúp cải thiện trí nhớ, mà còn thay đổi cách mà họ cảm nhận. Ví dụ như khi một bệnh nhân cảm thấy tức giận, nếu cô ấy nói cho họ biết điều gì khiến cô ấy buồn,cơn giận sẽ biến mất. Kross cho biết: “Tất cả những gì chúng ta cần là nói chuyện với một người thú vị, thông minh, hiểu rõ chúng ta, và đứng về phía chúng ta. Người đó không ai khác chính là chúng ta. Chúng ta có thể là người thú vị nhất mà chúng ta biết. Biết rõ chính mình và cách chính mình cảm nhận sẽ giúp cải thiện bản thân.”

Các nghiên cứu cũng chứng minh điều mà Schaef nói. Năm 2014, tại Đại học Michigan,Ethan Kross đã công bố một bài báo cho rằng việc tự nói sẽ giúp chúng ta cảm thấy hài lòng hơn với chính mình và truyền tải sự tự tin giúp vượt qua những thách thức khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải dùng những từ ngữ đúng cho từng trường hợp. 

Kross và các cộng sự đã thực hiện hàng loạt các thí nghiệm mà người tham gia sẽ mô tả những trải nghiệm cảm xúc của họ khi họ nói chuyện và sử dụng chính tên của họ và khi sử dụng các đại từ như “anh ấy”, “cô ấy”. Kross đã phát hiện ra rằng việc sử dụng ngôi thứ hai (you) hay ngôi thứ ba (he, she) trong khi nói chuyện sẽ giúp kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc tốt hơn khi sử dụng ngôi thứ nhất (I/We).

Trong một nghiên cứu khác được phác thảo trên Tạp chí Harvard Business Review, Kross yêu cầu người tham gia âm thầm giới thiệu bản thân ở ngôi thứ hai hoặc thứ ba trong khi chuẩn bị cho bài phát biểu. Kross nhận thấy những người sử dụng ngôi thứ hai hay thứ ba bình tĩnh hơn, tự tin hơn và thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ so với những người chỉ sử dụng ngôi thứ nhất. Kross cho biết kết quả này thực sự rất sâu sắc và giờ đây anh ấy đã tập được cô con gái nhỏ của mình tự nói chuyện với chính mình ở ngôi thứ ba mỗi khi cô ấy cảm thấy không vui. “Phát hiện của chúng tôi chỉ là một phần nhỏ trong dòng chảy nghiên cứu đang diễn ra ngày càng lớn hơn về vấn đề tự nói chuyện, điều này chứng tỏ vấn đề này mang một ý nghĩa sâu rộng. Việc tự nói chuyện ở ngôi thứ hai hay thứ ba giúp mọi người hoạt động tốt hơn khi bị căng thẳng và giúp họ kiểm soát cảm xúc và có suy luận sáng suốt hơn”, Kross nói thêm.

Cải thiện khả năng của trí nhớ

Trong khi Gamble chưa nói chuyện với chính mình ở ngôi thứ ba lần nào vì anh ta thấy điều đó còn khá lạ lẫm, huấn luyện viên đã khuyên anh ta lặp lại những lời bình luận thành tiếng, chẳng hạn như, “Đừng cố làm hết sức mình, nhưng hãy làm mọi thứ một cách tự nhiên”. Gamble đã luôn ghi nhớ điều đó và nhận thấy nó thực sự có hiệu quả.

Việc tự nói chuyện cũng đã giúp anh ấy hoàn thành những bài thuyết trình một cách xuất sắc. Trước khi gặp một nhà đầu tư giàu có, Gamble ôn lại bài thuyết trình bằng cách nói to. Đầu tiên Gamble viết ra và sau đó đọc đi đọc lại, sửa những chỗ mà anh ta bị vấp. Bằng cách nghe chính mình nói, anh ấy có thể tổ chức tốt hơn những suy nghĩ của mình, và nhớ bài thuyết trình hiệu quả hơn. Gamble nói: “Đây chính là sức mạnh của trí nhớ. Giống như cách tôi được dạy chơi piano, tôi cứ chơi đi chơi lại toàn bộ bài cho đến khi tôi có thể khắc phục chỗ sai”.

Nói chuyện với chính mình đôi khi cũng rất khó chịu, vì chúng ta có thể không muốn cứ liên tục trò chuyện chính mình ở nơi công cộng - đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta không làm điều đó. Tuy nhiên, trẻ em lại luôn làm điều này, và có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc tự nói chuyện là một phần quan trọng trong sự phát triển của những đứa trẻ. Chẳng hạn, một nghiên cứu năm 2008 đã phát hiện ra rằng khi những đứa trẻ năm tuổi tự nói chuyện với bản thân thành tiếng sẽ thực hiện các nhiệm vụ vận động tốt hơn so với khi chúng im lặng.

Gamble tin rằng bây giờ anh ta có sự tự tin hơn bao giờ hết. Trong nhiều yếu tố góp phần vào sự chuyển đổi thành công của anh ấy từ nha sĩ sang doanh nhân bất động sản,việc tự nói to với chính mình chắc chắn là một trong những yếu tố đó. Gamble chia sẻ: “Đôi khi tôi phải chậm lại một bước và xem xét điều này có thực sự xảy ra không? Nó có thực sự hiệu quả không? Và giờ đây tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã ở một vị trí tốt hơn nhiều so với năm năm trước đây. Điều đó đã thực sự tạo nên kết quả tốt”. 

Chủ đề chính: #tâm_lý_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn