Phùng Gia Bách

Tào Tháo - Những bí ẩn chờ giải đáp

Đăng 8 năm trước

Tào Tháo, nhà chính trị - quân sự lừng danh sống ở thế kỉ III sau Công nguyên. Ông sinh năm 155, mất năm 220, là người lập ra vương quốc hùng mạnh nhất thời Tam quốc (220 - 280).

Tào Tháo, nhà chính trị - quân sự lừng danh sống ở thế kỉ III sau Công nguyên. Ông sinh năm 155, mất năm 220, là người lập ra vương quốc hùng mạnh nhất thời Tam quốc (220 - 280).

Lừng danh với tài năng quân sự, chính trị và cả thơ ca. Ông cũng nổi tiếng là một người đa nghi và quyền lực, đến nỗi câu nói "Đa nghi như Tào Tháo" đã trở nên quen thuộc với chúng ta.

Mô tả hình ảnh

Xung quanh cuộc đời của con người này có biết bao nhiêu câu truyện đã được truyền tụng, mà như các nhà sử học đã nhận xét là có 7 phần thực, 3 phần hư.

Tào Tháo khi còn sống là một trong những người có nhiều kẻ thù nhất. Tương truyền trước khi mất, Tào Tháo đã cho làm rất nhiều ngôi mộ giả của chính mình để qua mắt kẻ thù. Phải mất một thời gian dài, với nhiều công sức, nỗ lực và cả một chút may mắn, những nhà khảo cổ đã bước đầu xác định được lăng mộ nơi chôn cất Tào Tháo.

Nhưng vẫn còn rất nhiều những câu hỏi cần giải đáp. Liệu đây có chắc chắn là lăng mộ chôn cất Tào Tháo, hay đây chỉ là nơi được bố trí để che mắt người ngoài, điều gì đã xảy ra với những người thợ xây dựng lăng mộ này....

Các nhà chính trị quân sự thời cổ đại thường nói ngược lại những gì mình nghĩ để lấy lòng dân chúng. Chính vì thế, nếu người khác ở đại vị của Tào Tháo tất sẽ nói ngược lại câu nói nổi tiếng "Ta thà để thiên hạ phụ ta, ta quyết không phụ thiên hạ". Nhưng Tào Tháo thì không làm như thế.

Mô tả hình ảnh

Năm 220, Tào Tháo ốm rất nặng. Khi đó, ông ta đã 66 tuổi, cái tuổi "gần đất, xa trời". Trong khi soạn Di lệnh, Tào Tháo - một nhà chính trị quân sự kiệt xuất, lại không có màu sắc chính trị, lời lẽ thì không "đao to, búa lớn".

Nói về công tội của mình, ông ta chỉ viết 1 câu: " Ngô tại quân trung chấp phát thị dã", có nghĩa là "Ta cầm quân nói chung là biết sai lầm lớn".

Thế nhưng một danh nhân đời sau là Tô Đông Pha thì nói trắng ra rằng "Khi người ta không sợ, tươi cười trước cái chết thì mới là anh hùng. Người như Tào Tháo hoảng sợ trước cái chết, lưu luyến thê thiếp, căn dặn chia chác nhỏ nhặt thì chỉ là kẻ tầm thường".

Do vậy Tô Đông Pha đã có câu rằng "Cả đời gian trá, đến lúc chết mới lộ gian hùng", lý rằng Tào Tháo khi còn sống thì làm ra vẻ anh hùng, hào kiệt, đến lúc cận kề cái chết mới lộ ra chân tướng.

Tính cách "Ngụy quân tử", cách hành xử giả nhân giả nghĩa của một gian hùng dường như có liên quan đến hình ảnh của một quốc gia ngày nay, khiến chúng ta phải giật mình nhìn nhận lại những hành động của họ, vốn không theo một thông lệ quốc tế nào và cả thế giới phải công nhận.

Chủ đề chính: #tào_tháo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn