TranTuyetHan

Tết khỏe với những chú ý trong kết hợp giữa các món ăn

Đăng 9 năm trước

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết nguyên đán 2015 rồi. Mọi người hãy lưu ý những sự kết hợp không tốt giữa các món ăn dưới đây nhé.

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết nguyên đán 2015 rồi. Mọi người hãy lưu ý những sự kết hợp không tốt giữa các món ăn dưới đây nhé.

A. Thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng thịt bò:

Mô tả hình ảnh

1. Đậu đen: Thịt bò giàu chất sắt thường được dùng để bổ máu, nhưng khi ăn cùng đậu đen sắt sẽ bị giảm hấp thu một cách nghiêm trọng. Bởi lẽ trong đậu đen rất giàu chất xơ thô, to khiến giảm hấp thu sắt. Để tránh tình trạng này các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 loại thức phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ.

Mô tả hình ảnh

2. Đậu nành: Đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gout. Thịt bò cũng vậy chứa nhiều purin là một trong những loại thực phẩm tạo ra nhiều uric. Chính vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Và đối với bệnh nhân gout thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.

Mô tả hình ảnh

3. Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí. Nó thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa.

Còn thịt lợn tính hàn, nó không có tác dụng sinh nhiệt, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón. Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.

Mô tả hình ảnh

4. Hải sản: Thịt bò và hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau.Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương còn trong hải sản rất giàu calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.

Mô tả hình ảnh

5. Nước chè: Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt bò làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.

Mô tả hình ảnh

B. Thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng với trứng:

Mô tả hình ảnh

1. Không ăn đường: Ngoài việc không chế biến trứng cùng với bột ngọt, chị em cũng không nên nấu chín trứng cùng với đường và không nên dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

Mô tả hình ảnh

2. Không nên ăn hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. 

Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g  muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Mô tả hình ảnh

3. Không uống sữa đậu nành: Mỗi buổi sáng, đa số các bà mẹ đều chuẩn bị cẩn thận bữa ăn sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ sáng sớm, không ít bà mẹ có thói quen chuẩn bị trứng chiên và sữa đậu nành cho con. Trẻ con cũng thường có thói quen uống sữa ngay sau khi ăn trứng để đỡ khát.

Sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Nhưng sữa đậu nành cũng chứa trypsin, chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể. 

Khi ăn trứng với sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.

Mô tả hình ảnh

4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa: Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.

5. Không dùng các loại thuốc chống viêm: Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa. 

Mô tả hình ảnh

6. Không uống trà sau khi ăn trứng: Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.

Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.

Mô tả hình ảnh

C. Thực phẩm tuyệt đối không dùng cùng với sữa:

1. Socola: Bạn không được ăn socola cùng với sữa. Việc ăn socola với sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng bởi protein có trong sữa sẽ phản ứng lại với lượng oxalate có trong socola.

Mô tả hình ảnh

2. Đường: Sữa có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc tố fructose lysine gây hại cho cơ thể. Vì vậy, chỉ thêm đường vào sữa sau khi sữa đã được làm lạnh.

Mô tả hình ảnh

3Nước trái cây: Không được uống sữa cùng nước ép trái cây. Khi nước trái cây và sữa kết hợp với nhau sẽ tạo ra những chất cặn bã và gây ra hiện tượng khó tiêu hoá.

Mô tả hình ảnh

4. Cam: Sau khi uống sữa tuyệt đối không được ăn cam. Lượng axit trong trái cam sẽ kết hợp với lượng protein trong sữa gây ảnh hưởng cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Mô tả hình ảnh

5. Cháo: Đừng tưởng rằng cho sữa vào cháo là có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực ra, cách làm này không khoa học bởi sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A.

Mô tả hình ảnh

6. Thuốc: Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi dùng thuốc. Thực tế, sữa có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu của thuốc trong cơ thể con người. Sữa rất dễ dàng tạo ra một màng mỏng trên bề mặt của thuốc khiến canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, làm hạn chế hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa trước hoặc sau khi dùng thuốc 1 giờ.

Mô tả hình ảnh

D. Thực phẩm tuyệt đối không ăn với thịt gà:

Mô tả hình ảnh

1. Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

Mô tả hình ảnh

2. Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

Mô tả hình ảnh

3. Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Mô tả hình ảnh

4. Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Mô tả hình ảnh

5. Tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

E. Các thực phẩm không nên ăn cùng nhauMô tả hình ảnh

1. Gan heo + giá đỗ: Đây là món ăn vẫn được không ít người chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, gan heo và giá đỗ là hai thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau vì Nếu xào gan heo cùng giá đỗ, giá đỗ sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng.

Mô tả hình ảnh

2. Cam, quýt + sữa bò: Sữa bò có nhiều protein, trong đó cazein chiếm tới 80%. Khi pha sữa bò vào chung với nước cam, quýt, hoặc ăn cam, quýt ngay sau khi uống sữa bò, có thể làm cho cazein bị kết dính, lắng đọng  do nước cam, quýt có tính axit, làm biến đổi tính chất của sữa bò dẫn tới khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Mô tả hình ảnh

3. Dưa leo+cà chua: Cà chua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin A, C, các vitamin nhóm B cùng canxi, sắt, kali, lycopen. Trong dưa leo cũng có nhiều vitamin B, C, A, E, kali, canxi, natri, phot pho…Nhiều người vẫn dùng hai thực phẩm này cùng nhau nhưng không thấy tác hại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn chung dưa leo với cà chua, các vitamin C trong cà chua sẽ bị phá hủy nhiều bởi lưa leo có chứa chất dung môi hủy vitamin C. Điều này dẫn tới các chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ bị giảm rất nhiều.

Mô tả hình ảnh

4. Cà rốt + củ cải: Lý do là trong cà rốt có chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, trong khi củ cải lại rất giàu vitamin C. Nếu dùng chung, các thành phần dinh dưỡng trong món ăn sẽ bị phá hủy.

Mô tả hình ảnh

5. Khoai lang + trái hồng: Trong khoai lang có nhiều tinh bột, khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit trong dạ dày. Nếu cùng lúc đó lại ăn cùng với trái hồng, tinh bột sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi bị kết tủa, những kết tủa này lâu ngày sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hòa vừa khó đào thải ra ngoài. Rất dễ tạo thành sỏi dạ dày và gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.

Mô tả hình ảnh


Chủ đề chính: #ẩm_thực

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn