Vũ Thị Thanh Loan

Thảm hoạ Đèo Dyatlov

Đăng 8 năm trước

Tai nạn ở con đèo Dyatlov, Nga là một sự kiện liên quan đến cái chết của 9 trong 10 người leo núi ở phía Bắc dãy núi Ural vào đêm ngày 2 tháng 2 năm 1959

Bí ẩn con đèo Dyatlov

(nằm trong loạt bài Những Điều Bí Ẩn chưa lý giải được đã đăng, bạn có thể xem thêm ‘Những người nhớ được kiếp trước’)

Tai nạn ở con đèo Dyatlov, Nga là một sự kiện liên quan đến cái chết của 9 trong 10 người leo núi ở phía Bắc dãy núi Ural vào đêm ngày 2 tháng 2 năm 1959. Vụ tai nạn xảy ra ở bờ phía Tây Kholat Syakhl – ngọn núi chết chóc trong tiếng dân tộc Minsi, Nga.

Kể từ đó con đèo được gọi là Đèo Dyatlov vì người dẫn đầu đoàn leo núi gặp nạn đó tên là Igor Dyatlov.

Mô tả hình ảnh

Bài báo về những người leo núi Nga mất tích

Những nhà khám nghiệm hiện trường xác định rằng những người leo núi đã phá huỷ những ngôi lều của họ từ bên trong để thoát ra ngoài khi mối đe doạ xuất hiện.

Họ đã bỏ chạy thật nhanh khỏi khu vực cắm trại, họ đã đi chân trần dưới trời tuyết khắc nghiệt.

Mặc dù các thi thể không có bất kỳ dấu hiệu xô xát nào, hai nạn nhân đã bị vỡ xương sọ và gãy xương sườn, các viết bầm không nhìn rõ.

Chính quyền Xô Viết xác định rằng ‘lực nào đó (không xác định được)’ đã gây ra những cái chết;

Đường tiếp cận với khu vực đã bị chặn khoảng 3 năm sau vụ tai nạn. Do không có người sống sót, các sự việc xảy ra vẫn không thể biết được chắc chắn.

Mặc dù có một vài giả thuyết tồn tại, một vài điều liên quan đến khả năng do các cơn lở tuyết hay một cuộc chạm trán với sinh vật kỳ lạ.

Một nhóm leo núi dài ngày xuyên qua phía Bắc dãy núi Urals ở Sverdlovsk Oblast- một tỉnh thuộc Nga. Nhóm ban đầu được dẫn dắt bởi Igor Dyatlov 10 người gồm 8 người đàn ông và 2 người phụ nữ. Phần lớn họ đều là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp trường Đại học Polytechnical nay là trường Đại học Ural Federal.

Mục tiêu của cuộc thám hiểm là chinh phục đỉnh Otorten, một ngọn núi cao 10 km ở phía Bắc nơi xảy ra tai nạn. Con đường này vào tháng 2 được dự đoán ở mức độ 3 là mức rất khó. Tất cả các thành viên đều đã có kinh nghiệm đi tour leo núi dài ngày và chinh phục các ngọn núi.

Nhóm leo núi đã đến bằng tàu hoả ở Ivdel, thành phố trung tâm thuộc tỉnh phía Bắc ở Sverdlovsk Oblast ngày 25 tháng 1. Sau đó họ bắt chuyến xe đến Vizhai – vùng xa xôi không có người ở phía Bắc. Họ bắt đầu đi bộ hướng về núi Otorten từ Vizhai ngày 27 tháng 1.

Ngày hôm sau, Yuri Yudin buộc phải quay trở lại do anh bị bệnh. Nhóm còn lại gồm 9 người tiếp tục chinh phục ngọn núi mà không biết đây là chuyến đi định mệnh của đời mình.

Mô tả hình ảnh

Mô tả hình ảnh

9 người leo núi gặp nạn

Những quyển nhật ký và các máy camera ở cuối khu vực cắm trại có khả năng là dấu vết trên đường đi của nhóm người trước vụ tai nạn. Vào ngày 31 tháng 1, nhóm đã đến rìa của Cao nguyên và bắt đầu leo núi. Ở thung lũng, họ đã chuẩn bị dư thức ăn và thiết bị để sử dụng cho chuyến đi về.

Ngày hôm sau, mùng 1 tháng 2, những người leo núi bắt đầu hướng về con đường đèo. Hình như họ đã lập kế hoạch vượt qua con đường đèo và cắm trại đêm tiếp theo ở phí đối diện, nhưng do điều kiện thời tiết trở nên xấu đi –bão tuyết và tầm nhìn bị hạn chế- họ đã mất phương hướng và đi chệch sang hướng Tây, hướng về đỉnh Kholat Syakhl – tên ngọn núi này trong tiếng của người Mansi ở Nga có nghĩa là ‘ngọn núi chết chóc’.

Khi nhận ra sai lầm họ đã quyết định dừng lại và dựng lều ở dưới chân núi xa hơn 1.5 km đường dốc. Yudin người duy nhất sống sót cho rằng ‘Có lẽ Dyatlov không muốn mất công quãng đường mà họ đã đạt được nên anh ta đã quyết định thực hiện cắm trại ở dốc núi.

Trước khi khởi hành, Dyatlov đã đồng ý rằng anh ta sẽ gửi một điện tín cho câu lạc bộ thể thao của họ ngày sớm nhất mà nhóm quay trở lại Vizhal. Nó được dự kiến ngày quay về là ngày 12 tháng 2 hoặc lâu hơn, nhưng Dyatlov đã nói với Yudin trước khi nhóm khởi hành là anh ta dự kiến lâu hơn.

Khi ngày 12 đi qua, không nhận được tin nhắn nào, cũng không có phản ứng nào ngay lập tức. Việc trì hoãn một vài ngày là chuyện bình thường đối với những chuyến đi. Nó không kéo dài cho đến khi người thân của những người du lịch yêu cầu hoạt động giải cứu ngày 20 tháng 2.

Hiện Trường Tai nạn

Người đứng đầu trường đại học gửi nhóm giải cứu đầu tiên bao gồm các sinh viên tình nguyện và các giáo viên. Sau đó quân đội và cảnh sát địa phương với máy bay và trực thăng được yêu cầu để tham gia cuộc giải cứu.

Ngày 26 tháng 2, nhóm tìm kiếm đã tìm thấy ngôi lều bị bỏ rơi và phá huỷ nghiêm trọng ở Kholat Syakhl .

Bức hình về ngôi lều bị phá huỷ

Mô tả hình ảnh

Những thành viên của đoàn leo núi. Họ đã rất hào hứng với chuyến đi.

Mikhail Sharavin, một sinh viên người đã tìm thấy lều nói rằng “Cái lều đã bị phá huỷ một nữa còn một nữa thì bị ngập trong tuyết. Nó trống trơn. Tất cả đồ đạc và những đôi giày đã bị bỏ lại ở phía sau”. Những nhà khám nghiệm nói rằng cái lều đã bị cắt từ bên trong.

Có những dấu chân, có người chỉ đi tất, một chiếc giày hay thậm chí là chân trần, nối nhau dẫn xuống rìa gần một rừng cây ở phía đối diện của con đèo, 1.5 km về đướng Đông Bắc. Tuy nhiên sau 500 m các dấu vết đã bị phủ bởi tuyết.

Ở bìa rừng, dưới một cây bách to, những người tìm kiếm còn tìm thấy phần còn lại của tàn lửa cùng với 2 thi thể đó là Krivonischenko và Doroshenko, không mang giày và chỉ mặc đồ lót. Những nhánh cây đã bị gãy cao 5m, giả thuyết là một người leo núi đã leo lên trên cao để tìm kiếm thứ gì đó, có lẽ là khu cắm trại.

Giữa cây bách và nơi cắm trại, đội tìm kiếm tìm thấy ba thi thể là Dyatlov, Kolmogorova và slobodin, những người dường như đã chết khi cố gắng quay trở lại lều. Họ được tìm thấy ở khoảng cách 300, 480 và 630m cách cái cây.

Cuộc tìm kiếm bốn người còn lại kéo dài hơn 2 tháng. Cuối cùng họ cũng được tìm thấy vào ngày 4 tháng 5 bị vùi lấp 4m dưới tuyết ở một cái khe nhỏ cách 75m trong khu rừng đến chỗ cây bách.

Bốn người này mặc đầy đủ hơn những người khác, và có những dấu hiệu cho thấy rằng những người đã chết trước rõ ràng đã nhường quần áo của họ cho những người khác. Zolotaryov đang mặc áo và mũ lông của Dubinina, trong khi chân của Dubinina mặc quần len của Krivonishenko.

Khám Phá

Một cuộc điều tra pháp lý bắt đầu ngay lập tức sau khi tìm được 5 thi thể đầu tiên. Cuộc kiểm tra y tế không tìm thấy bất kỳ vết thương nào dẫn tới cái chết của họ và kết luận là tất cả họ chết do quá lạnh.

Slobodin có một vết nứt nhỏ trên hộp sọ, những nó không được cho là vết thương gây ra cái chết.



Một cuộc kiểm tra thi thể 4 người tiếp theo được tìm thấy vào tháng 5 đã chuyển hướng câu chuyện ‘cái gì đã xảy ra trong vụ tai nạn.’

Ba người leo núi có các vết thương chết người . Đầu tiên Nicolai Vladimirovich Thibeaux-Brignolles.

Xương sọ của anh ta bị vỡ. Cô Dubinina và anh Zolotarev bị gãy xương ở phần ngực. Theo bác sĩ Boris Vozrozhdenny, lực mà có thể gây ra những vết thương như thế rất lớn có thể so sánh với lực gây ra bởi vụ đâm xe hơi.

Đáng chú ý, thi thể không có vết thương bên ngoài nào liên quan đến việc gãy xương. Tuy nhiên, những vết thương chính bên ngoài của Dubinina, người bị mất lưỡi, mắt và một phần môi, mặt và mảnh xương sọ. Cô ấy còn bị bong tróc da khá nhiều ở tay. Dubinina được tìm thấy nằm úp mặt xuống một dòng suối nhỏ chảy dưới tuyết. Những vết thương bên ngoài của cô ấy giống như là bị phân huỷ do môi trường ẩm ướt, và nó rõ ràng không liên quan đến cái chết của cô ấy.

Điều đầu tiên suy đoán về vụ tai nạn là do người Mansi bản địa có thể đã tấn công và giết chết nhóm do xâm lấn vào vùng đất của họ, nhưng những nhà khám nghiệm cho rằng bản chất cái chết của họ không ủng hộ giả thuyết này, chỉ nhìn thấy dấu chân của những người leo núi, không có dấu hiệu nào là đã xảy ra trận chiến.

Mặc dù nhiệt độ rất thấp chỉ khoảng -25 đến -30 độ với những cơn gió tuyết, một vài người trong số họ chỉ có một chiếc giày, trong khi những người khác thì không có giày hay chỉ có đôi tất. Một vài người được tìm thấy quần áo bị cắt rách dường như là nó được lấy từ những vừa mới chết.

Giả thuyết

Nhiều giả thuyết ra đời, nhưng những cơn lở tuyết được xem là một trong số những lời giải thích hợp lý cho vụ tai nạn. Giả thuyết là một cơn lở tuyết rơi xuống lều, đã phá huỷ khu vực cắm trại trong đêm, cả nhóm tản ra và sau đó chạy trốn. Họ có thể đã tiếp xúc với tuyết, và tuyết có thể huỷ hoại đôi bốt và quần áo ngoài. Trong điều kiện tuyết ẩm ở nhiệt độ thấp đã tạo ra chất phá huỷ nghiêm trọng, với tình trạng mệt mỏi do nhiệt độ xuống thấp họ có khả năng bất tỉnh trong 15 phút.

Theo dự đoán này thì Thibeaux-Brignoless, Dubinina, Zolotariov và Kolevatove đã ở xa vị trí lều có lẽ đang tìm kiếm sự giúp đỡ mặc dù vị trí gặp nạn khá xa. Ba trong số thi thể bị gãy xương, những vết thương là kết quả của việc ngã xuống khe suối.

Một yếu tố nữa ủng hộ cho giả thuyết này là những cơn lở tuyết thì không phải là hiếm ở bất kỳ dốc núi nào đã được tích tụ tuyết. Mặc dù khu vực này không có khả năng lở tuyết, vụ lở tuyết dày thông thường chỉ xảy ra ở vùng tuyết mới, và ở nơi mà các hoạt động của con người làm ảnh hưởng.

Trong đêm xảy ra tai nạn tuyết đã rơi, khu cắm trại lại nằm ở dốc núi, và những người cắm trại có khả năng đã làm ảnh hưởng đến lớp tuyết phía trên. Cái lều một nửa bị phá huỷ một nửa bị phủ bởi tuyết, tất cả đều ủng hộ cho giả thuyết đã có một cơn lở tuyết rơi xuống lều.

Có thể phủ nhận về khả năng lở tuyết vì các nhà khám nghiệm đã nhìn thấy dấu chân dẫn đến khu vực cắm trại

(trong tấm bản đồ này là 3 khu vực, khu vực thứ nhất là nơi 9 người thiểu số Mansi chết ở núi Kholat Syakhyl hay còn gọi là ngọn núi chết chóc, khư vực thứ hai là nơi 9 người đoàn leo núi Dyatlov chết, khu vực thứ ba là vụ rơi máy bay cũng 9 người chết năm 1991)

Mô tả hình ảnhvà rõ ràng là không có một vụ lở tuyết nào được ghi nhận. Tuy nhiên những dấu chân có thể được bảo quản nếu không có mưa hay tuyết trong vòng 25 ngày nếu như nó được tạo ra trước khi họ chết, và trận lở tuyết đã xảy ra sau khi rất nhiều tuyết đã rơi.

Mô tả hình ảnh

Những thi thể được tìm thấy

Một giả thuyết là gió thổi ở đỉnh núi Holatchahl đã đạo ra một dạng đường sóng tryền trong không khí, là kết quả do hoạt động của con người có khả năng gây tuyết lở.

Một số người cho rằng do quân đội gây ra. Nhiều ghi chép ghi lại các vụ thử bom bởi quân đội Nga ở khu vực những người leo núi. Những quả bom dù gắn trên động vật đã phát nổ một hoặc hai mét trước khi chúng đập xuống đất.

Những phóng viên đã báo cáo về vụ tai nạn:

Sáu trong số những người chết cóng còn ba người chết cho bị những vết thương chí mạng.

Không có dấu vết của người nào khác ở gần Kholat Syakhl cũng như ở chỗ 9 người leo núi.

Cái lều bị cắt từ bên trong.

Những nạn nhân chết từ khoảng 6 đến 8 giờ sau bữa ăn cuối của họ.

Những dầu hiệu từ trại cho thấy tất cả các thành viên đều tự nguyện bỏ chạy khỏi khu cắm trại.

Xoá tan giả thuyết bị tấn công bởi người bản địa Mansi, Bác sĩ Boris Vozrozhdenny nhấn mạnh đến những vết thương chí mạng ở 3 thi thể không thể gây ra bởi con người.

Kiểm tra bức xạ khoa học cho thấy liều cao chất phóng xạ dính trên quần áo một số nạn nhân.

Các báo cáo đưa ra không bao gồm thông tin về điều kiện nội tạng bên trong của những người leo núi.

Không có người nào sống sót trong vụ tai nạn.

Kết luận cuối cùng là nhóm người đã chết do một lực tự nhiên.

Cuộc điều tra chính thức bị dừng vào tháng 5 năm 1959 là thiếu chứng cứ. Các tài liệu đã được gửi vào kho dữ liệu bí mật.

Những tranh cãi xung quanh vụ việc:

Những người tìm kiếm tin rằng một vài yếu tố đã bị bỏ sót, có lẽ bị lờ đi.

Yury Kuntsevich 12 tuổi, người sau này trở thành người lãnh đạo của Yekaterinburg- trên nền tảng tổ chức Dyatlov đã dự đám tang cuả những người leo núi, và nhớ trên da của họ có một vết rám nâu rất sâu.

Một vài quần áo của những người leo núi được tìm thấy có chất phóng xạ cao.

Một nhóm leo núi khác (khoảng 50km phía Nam vụ tai nạn) nói rằng họ đã nhìn thấy những vòng tròn lạ màu cam trên bầu trời vào đêm xảy ra vụ việc ở phía Bắc. Những vòng tròn tương tự vẫn còn được thấy ở Ivdel và những khu vực kế đó tiếp diễn trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1959, bởi rất nhiều nhân chứng (bao gồm cả những nhà thiên văn và quân đội).

Một vài báo cáo cho rằng có một cuộc giao dịch lớn kim loại phế liệu ở trong và quanh khu vực, dẫn đến những giả thuyết rằng quân đội đã sử dụng khu vực bí mật.

Lần cắm trại cuối cùng của nhóm Dyalov ở con đường chính giữa Baikonur Cosmofrome (nơi cuộc kiểm tra R-7s được thực hiện) và Chyornaya Guba, quần đảo Novaya Zemlya (Nơi thử các vũ khí hạt nhân quan trọng của chính quyền Xô Viết)

Hậu quả

Năm 1967, nhà văn và nhà báo Yuri Yarovoi xuất bản cuốn tiểu thuyết ‘Of the highest Degree of Complexity’ – tạm dịch Mức cao nhất của sự Phức tạp, ngầm nói về vụ tai nạn. Yarovoi đã từng tham gia đội tìm kiếm nhóm Dyatlov và được yêu cầu là người chụp ành chính thức trong suốt quá trình tìm kiếm và giai đoạn ban đầu của cuộc khám nghiệm. Ông có cái nhìn về toàn bộ sự việc. Quyển sách viết trong thời kỳ Xô Viết khi chi tiết của vụ tai nạn vẫn được giữ bí mật và Yarovoi tránh tiết lột bất cứ điều gì đằng sau chính quyền và những sự thật đã được biết. Quyển sách tiểu thuyết hoá vụ tai nạn và có cái kết lạc quan hơn nhiều so với thực tế -chỉ có người lãnh đạo nhóm bị chết. Đồng nghiệp của Yarovoi nói rằng anh ta có những phiên bản khác của cuốn tiểu thuyết nhưng đều bị không được bởi sự kiểm duyệt. Kề từ cái chết của Yarovoi năm 1980, tất cả lưu trữ của anh ấy bao gồm các bức hình, những quyển nhật ký và các bản phác thảo đều đã mất.

Anatoly Gushchin tóm tắt cuộc tìm kiếm trong quyển sách ‘Cái giá của bí mật quốc gia là 9 mạng sống’. Một số người tìm kiếm chỉ trích cuốn tiểu thuyết bởi vì nó tập trung vào các giả thuyết về thí nghiệm vũ khí bí mật của Xô Viết, nhưng công bố của nó dẫn đến các cuộc tranh cãi, thúc đẩy bởi sự hấp dẫn về những thứ thần bí.

Bên cạnh đó, rất nhiều người vẫn im lặng trong suốt 30 năm khi bản báo cáo về vụ tai nạn. Một trong số họ là cựu cảnh sát Lev Ivanov, người đã dẫn đầu cuộc điều tra chính thức năm 1959. Năm 1990, ông ấy xuất bản một bài viết gồm lời thú nhận rằng đội khám nghiệm không có lời giải thích hợp lý cho tai nạn này. Ông ấy nhấn mạnh rằng sau khi nhóm của ông báo rằng họ nhìn thấy những vòng tròn bay, sau đó ông ấy nhận được những yêu cầu trực tiếp từ những quan chức khu vực cấp cao là từ bỏ cuộc điều tra.

Năm 2000, công ty chương trình truyền hình khu  vực sản xuất bộ phim tài liệu ‘The Mystery of Dyatlov Pass’- ‘Bí ẩn đèo Dyatlov’- với sự giúp đỡ của đoàn làm phim, nhà văn Anna Matveyeva đã xuất bản một cuốn tiểu thuyết ngắn cùng tên. Phần lớn quyển sách bao gồm các trích dẫn từ nhật ký của các nạn nhân, các cuộc phỏng vấn với những người tìm kiếm và những bộ phim tài liệu khác được thu thập bởi những người làm phim.

Mô tả hình ảnh

Dyatlov Foundation được bắt đầu ở Yekaterinburg với sự giúp đỡ của trướng Đại học Ural State Technical, dẫn dắt bởi Yuri Kuntsevitch. Mục đích của tổ chức là kêu gọi nhà chức trách Nga hiện thời mở lại cuộc điều tra và duy trì Bảo tàng Dyatlov để nhớ về những người leo núi đã chết.

Tổng hợp

Chủ đề chính: #Dyatlov

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn