Bảo Thanh Lương

Thần thoại Ấn Độ: Khởi nguyên của vũ trụ trong thánh ca 

Đăng 5 năm trước

Thuở hồng hoang ấy không có Hữu thể mà cũng không có Phi thể, chẳng có không gian chứa đầy khí trời mà cũng chẳng có tầng trời nào ở bên kia khoảng không ấy. Cái gì bao trùm hết thảy? Do ai bảo hộ? Phải chăng là trùng dương thăm thẳm khôn dò?

Thuở ấy không có chết mà cũng không bất tử, không có gì phân biệt ngày đêm.Đấng Một ấy hô hấp bằng nội lực, không hề tạo thành hơi thở. Tuyệt nhiên khôngcó cái gì hiện hữu ở ngoài Ấy và khác với Ấy (Có nghĩa là ngoài TựNgã ra không còn ẩn hiện cái gì khác).   

Lúc khởi thuỷ, chỉ có bóng tối mịt mù trong bóng tối, toàn thể vũ trụ là nước mênh mông. Khi ấy, do sức mạnh của nhiệt tính (tapas), Đấng Một phát sinhgiữa hư không. Trước tiên, tự nơi ấy phát hiện ra dục tính tức là mầm mống tối sơ của tinhthần. Các thi nhân, đạo sĩ quan sát nội tâm và dùng minh trí khám phá được mốiliên hệ của Hữu thể trong Phi thể.  

Các thần linh ra đời sau sự sáng tạo thế gian này, vậy ai biết do đâu mà cósáng tạo? Sự sáng tạo này do đâu mà có ? Có hay không có sáng tạo? Chỉ có Đấng Cai Quảnthế gian này ở trên tầng trời cao nhất là có thể biết được. Mà có khi chính Ngài cũng không biết nữa.  

Thực tại tuyệt đối là một cái gì ở ngoài mọi giới hạn của thời không, sinh tử và ý niệm.Tuyệt Đối tự ý thức lấy mình và cái động lực phát hiện ý thức đầu tiên ấy làTapas, bản tính nồng nhiệt của Tuyệt đối. Nhờ Tapas, ngôi thứ nhất là “Ta” phát hiện. Từ đó, bắt đầu có sự phân biệt giữa Hữu và Vô, giữa Ta và Không ta, giữa Tâm và Vật, giữa Thần ngã sáng tạo (Purusha) và vũ trụ hiện tượng (Prakriti) … Bản thánh ca kết luận là có một Đấng Cai Quản Tối Cao, nhưng không biết Ngài cóphải là Đấng Sáng Tạo hay không? Chỉ có một mình Ngài biết, mà có khi chính Ngài cũng không biết nữa. Ai biết? Đó là bí nhiệm của sự sáng tạo!

So sánh với Kinh Cựu ước, Sáng thế thư: Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Bóng tối bao trùm Vực thẳm, và Tinh thầnĐức Chúa Trời chuyển dịch trên mặt nước mênh mông. Ngày đầu tiên Đức Chúa Trời phán phải có sự sáng và do đó phân chia ra ngày đêm; ngày thứ hai Đức Chúa Trời phân cách ra khoảng không trên trời; ngày thứ ba Đức Chúa Trời phân ra miền đấtcao thảo mộc phồn thịnh và miền nước tụ là biển; ngày thứ tư Đức Chúa Trời làmra mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, vì vậy mà phân chia được ra ngày,tháng, năm và thời tiết; ngày thứ năm Đức Chúa Trời dựng nên các loại chimtrời, cá biển; ngày thứ sáu Đức Chúa Trời dựng nên các loài động vật; rồi loàingười một nam, một nữ để quản trị cá biển cùng là muông, thú. Sang ngày thứ bảy Đức Chúa Trời ban phép lành đặt tên là ngày thánh : ngày đó Ngài nghỉ vì đã làm xong mọi công việc. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn