Bảo Thanh Lương

Thần thoại Ấn Độ: Thiên anh hùng ca Mahâbhârata (phần 1)

Đăng 5 năm trước

Mahâbhârata là một tác phẩm vĩ đại, là một bộ toàn thư về đời sống văn hóa, chính trị và xã hội Ấn độ thời xưa. Tác phẩm kết hợp tất cả những tín ngưỡng, truyện tích và tập tục cổ truyền của toàn thể dân tộc Ấn độ suốt từ chân núi Hi-Mã cho tới vịnh Bengale. Nội dung phong phú ấy đã được xác nhận trong một câu tục ngữ Ấn: “Cái gì không thấy ở trong Mahâbhârata thì cũng không thể thấy ở Ấn độ”.

Chương I

Vua Dushyanta vào một hôm đi săn hươu, nai vô tình qua một thảo am và gặpmột thiếu nữ đẹp tuyệt vời, bận đồ vải thô của ẩn sĩ. Hỏi ra thì tên nàng làShakuntalâ, nàng hiện được hiền sĩ Kanwa nuôi nấng như con.   

Nguyên cha nàng trước đây là hiền sĩ Viswâmitra. Thấy hiền sĩ sống một cuộcđời quá ư cằn cỗi khắc khổ, thần sét Indra bèn cử tiên nữ Menakâ có sắc đẹp mêhồn xuống trần làm bạn với hiền sĩ. Tiên nữ đã thành công và có với hiền sĩ mộtđứa con gái, chính là nàng Shakuntalâ vậy. Từ lúc sơ sinh, Shankuntalâ chỉ đượccác loài chim trong rừng thay phiên nhau săn sóc cho đến khi Kanwa thấy vậy bènmang về nuôi như con.   

Ngay buổi đầu vua Dushyanta gặp nàng Shakuntalâ vừa tới tuổi xuân rờ rỡ, đã“đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa”, và đồng lòng ưng thuận kết ngãi nhânduyên ngoài mọi nghi lễ phiền phức triều đình. Nàng Shakuntalâ nũng nịu đòi nhàvua phải hứa là nếu nàng có con trai với nhà vua, thì đứa con trai đó phảiđương nhiên là đông cung thái tử. Cuộc tình duyên đẹp, nhưng phút giây xum họpngắn ngủi, vua Dushyanta phải trở về triều chính.   

Đủ ngày tháng, nàng Shakuntalâ sinh hạ được đứa con trai khôi ngô, tuấn vĩ.Sáu năm qua, nàng dắt con đến xin ra mắt vua cha. Nhà vua nghe vẳng có tiếngnói huyền bí, khuyên hãy niềm nở nhận con và định ngôi thái tử. Đứa bé đượcmang tên Bharata, mở đầu cho dòng họ lớn này. Bharata lên ngôi, tiếp tục mởmang bờ cõi. Đến đời cháu là vua Shantanu, một hôm nhà vua tản bộ bên bờ sôngHằng, bất chợt gặp một nàng con gái mặt hoa da phấn, tóc mây buông lơi ngồi sátbờ nước. Nhà vua hỏi chuyện, tiếng nàng đáp trong như ngọc và giọng cười củanàng vui như tiếng suối reo. Nhà vua cảm thấy say mê nàng tột, ngỏ ý muốn cướinàng làm vợ. Nàng ưng với điều kiện: thứ nhất là nhà vua phải hứa không baogiờ được nói nặng với nàng; thứ hai là không bao giờ tìm cách cản ngăn điềunàng muốn làm. Vua hứa. Nàng hẹn ngày giờ sẽ tới. 

Nàng đã từ phương Bắc – nơicó ngọn nguồn sông Hằng – tới với nhà vua trên một con đường lồng lộng ánhvàng; tháp tùng nàng là cả một đám rước tưng bừng; nào hồng hạc, nào bạch hạc,nào bạch nga. Đám cá chắm, cá chép, kéo một hình vỏ trai nạm sà cừ, với nhữngcánh chuồn chuồn óng ánh muôn màu bao quanh lấy cô dâu ngồi nghiêm trang ởgiữa. Một năm qua, thần dân hay tin hoàng hậu vừa sinh hoàng tử nhưng khi vuaShantanu tới vén màn mở nôi nhìn con thì chẳng thấy gì. Sáu lần hoàng hậu hạsinh, sáu lần đứa con mất tích một cách bí mật như vậy, mà nhà vua thì khôngdám hỏi duyên cớ vì đã chót hứa với nàng như vậy. Tới lần thứ bảy, nhà vua kínđáo quan sát thì thấy nàng bế đứa trẻ sơ sinh tới khoảng bao lơn nhô ra sôngHằng, dừng lại một chút rồi quẳng đứa trẻ qua bao lơn xuống sông. Tới lần thứtám, nhà vua càng theo rõi cẩn mật và tới khi nàng sắp bế con tới bao lơn thìbất thần nhà vua xuất hiện, giằng lấy con và nguyền rủa nàng thậm tệ. Nàng khóclóc thê thảm vì như vậy là nhà vua đã bội ước nặng lời với nàng. Do đó nàngkhông thể ở lại được nữa. Nàng nói cho vua hay nàng là nữ thần sông Hằng. Bảyđứa trẻ mà nàng quăng xuống sông chính là bảy thánh nhân, kiếp trước họ đã tugần tới mức hoàn bị để thoát vòng sinh tử, nàng đã tình nguyện hạ sinh họ vàolần chót này, giúp họ được tắm gội trong dòng sông linh thiêng mà đạt được niềmmong ước thoát vòng sinh tử, chứ đâu phải nàng là kẻ sát nhân! Còn đứa trẻ thứtám này, nàng đặt tên cho nó là Shântavana (có nghĩa là tặng vật của thầnlinh), nàng bảo nhà vua hãy để nàng mang con đi và nuôi dạy xứng đáng cho đếntuổi trưởng thành sẽ đem lại trả vua. Nàng đã giữ đúng lời hứa. 

 

Chương II

Ngày vua Shântanu nhận thái tử, cũng là ngày cuối cùng nhà vua chiêm ngưỡng dung nhan nữ thần sông Hằng. Vua cảm thấy cô đơn lạ lùng. Một hôm vua đi dọc theo bờ sông Yamunâ, gặp một thiếu nữ đẹp như tiên giáng trần, tự nàng tỏa ra một làn hương thanh quý. Vua hỏi tên, nàng xưng danh là Shatyavatĩ, con nuôi một người đánh cá, hiện là cô lái đò chở khách qua sông. Trước đây hình như ông lão đánh cá, cha nuôi nàng, có bắt được con cá đã nuốt vào bụng hai đứa trẻ sơ sinh của một ông hoàng Ấn độ, một trai, một gái. Ông lão gửi trả ông hoàng đứa trai, còn giữa lại đứa gái là nàng. Nàng lớn lên xinh đẹp, nhưng tự người vẫn toát ra mùi cá tanh tưởi.

Một hôm, nàng chở một vị bà la môn sang sông. Vị này ngỏ ý nếu nàng chịu hạsinh cho một đứa con trai thì sẽ làm phép rửa sạch giúp nàng mùi cá tanh tưởiđể có được mùi hương thanh quý mới. Nàng ưng thuận. Lập tức có đám mây hạ xuốngphủ kín con đò và nàng sinh hạ được đứa con trai. Đứa con trai lớn lên tức thì,cúi chào từ biệt nàng để vào thẳng trong rừng sâu tham thiền. Trước khi đi, cậunói sau này nàng cần điều gì, chỉ cần nghĩ đến cậu, là cậu sẽ trở về trợ giúptức thì. 

Vua Shantanu cảm thấy yêu thương nàng, bèn ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ. Ông lãođánh cá – cha nuôi nàng – ưng thuận với điều kiện nhà vua phải lập con trainàng làm thái tử. Điều này nhà vua không thể hứa được vì ngôi thái tử đã dànhcho Shântavana rồi.   

Thấy vua cha suốt ngày mặt ủ mày chau, Shântavana gắng tìm ra nguyên cớ, vàthưa lại với vua cha là mình tự ý từ khước địa vị đông cung thái tử, khôngnhững vậy còn nguyện suốt đời không lấy vợ để tránh mọi tranh giành ngôi báu vềsau. Đó là một hy sinh cực lớn. Lời phát thệ của Shântavana vừa thốt ra, cótiếng reo vui từ cõi trời vang xuống, và hoa rụng lả tả quanh chàng. Từ đấyShântavana được mệnh danh là Bhĩshma (người thực hiện một lời thề khó).   

Shatyavatĩ nhận lễ thành hôn với nhà vua, sau đó có được hai con trai;Chitrângada và Vichitra-vĩrya. Khi vua Shantanu băng hà, chính Bhĩshma trôngnom săn sóc hoàng hậu Shatyavatĩ và hai con của bà. Thoạt Chitrângada lên ngôibáu, đi chinh phạt một bộ lạc miền Tây Bắc Ấn độ, và tử trận ở đó.Vichitra-vĩrya, lúc đó còn nhỏ tuổi, vẫn lên ngôi thay anh, Bhĩshma làm nhiếpchính.  

Dưới quyền nhiếp chính của Bhĩshma, vương quốc thịnh vượng lắm. Chẳng baolâu thiếu quân đã đến tuổi trưởng thành, Bhĩshma, một hôm ruổi rong sang vươngquốc láng giềng, bắt gặp ba chị em gái vừa tới tuổi xuân hơ hớ, bèn bắt cócmang về cho em mình (Thuở đó lệ luật cho phép như vậy). Hoàng thái hậuShatyavatĩ vui mừng tiếp nhận ba cô dâu mới, nhưng ba cô cùng thất vọng, vìtruớc các cô tưởng sẽ được làm vợ Bhĩshma, ai ngờ lại chỉ bị bắt cóc để mang vềcho một cậu trẻ tuổi. Cô lớn tuổi nhất lúc đó mới nói thiệt cô đã hứa hôn vớiông hoàng Sâlwa. Bhĩshma bèn gửi trả nàng cho vị hôn phu, nhưng ông Hoàng từchối, cho rằng nàng đã phạm lỡi cư ngụ dưới mái nhà của một người đàn ông khácrồi. Nàng cầu khẩn Bhĩshma hãy lấy nàng. Bhĩshma đáp việc đó quyết không thểđược và khuyên nàng nên tới nói với ông hoàng Sâlwa một lần nữa. Nàng nghe theonhưng Sâlwa vẫn cương quyết từ hôn. Nàng mang nặng oan cừu với Bhĩshma từ đâyvà đi thẳng vào rừng tu luyện khổ hạnh. Nàng được thần chiến tranh Kârttikeya(con của thần Shiva) trao cho một vòng hoa kết bằng những bông sen không baogiờ tàn. Kẻ nào chịu choàng vòng hoa này sẽ thành địch thủ với Bhĩshma. Nàng đãnhọc công nói với hết chiến sĩ này tới chiến sĩ khác mà không ai muốn làm địchthủ với Bhĩshma cả. Sau cùng nàng quàng đại vòng hoa lên cửa ngọ môn ngay trướchoàng cung của vua Drupada rồi trở lại chốn rừng sâu tiếp tục tu luyện khổ hạnhthêm một thời gian nữa.   

Nơi đây, nàng gặp một người bạn đồng đạo khác. Người này khuyên nàng nêntới cầu cứu Parasu-râma (Râma cầm dìu, hóa thân thứ sáu của thần Vishnu). Nhưngchính Parasu-râma cũng khuyên nàng nên giảng hòa với Bhĩshma là hơn cả. Nàngkhông chịu, và lặn lội tới Hy mã lạp sơn cầu xin thần Shiva giúp nàng. Shivahứa kiếp sau nàng sẽ giết được Bhĩshma. Nàng sung sướng quá, lập ngay một dànhỏa để được chết tức khắc và đầu thai thành con gái của vua Drupada. Khi biếtchạy, biết nhảy, nàng tới cửa ngọ môn, gỡ vòng hoa của Kârttikeya xưa và quànglên cổ. Vua Drupada không muốn gây hấn với Bhĩshma bèn đuổi nàng vào rừng. Nơiđây nàng lại tu khổ hạnh và biến thành đàn ông lấy tên là Shikhandin. 

Chương III

Trở lại chuyện hai người em gái nàng, Ambikâ và Ambâlikâ. Hai nàng sống vớichồng (ông vua trẻ Vichitra-vĩrya), nhưng chẳng bao lâu thiếu quân băng hà,không con nối dõi.   

Hoàng thái hậu Shatyavatĩ khuyên Bhĩshma hãy quên lời nguyền cũ mà lấy hainàng để duy trì dòng họ. Bhĩshma cương quyết khước từ. Lúc đó Hoàng thái hậumới sực nhớ tới đứa con đầu – Vyâsa – mình sinh ra hồi còn là cô lái đò. Lậptức Vyâsa hiện tới như đã hứa. Hoàng thái hậu nói rõ đầu đuôi câu chuyện và nỗithắc mắc của bà. Vyâsa nhận lời giúp bà bằng cách sống vợ chồng với hai hoànghậu góa bụa. Nhưng chết nỗi sau một thời gian dài tu luyện khổ hạnh, hình thùVyâsa nay trở thành xấu xí quái đản đến nỗi khi nàng Ambikâ thoạt thấy chàngvội nhắm nghiền mắt lại và đứa con trai nàng sinh, Dhrita-râshtra, bị mù ngaytự thuở vừa lọt lòng. Còn nàng Ambâlikâ cũng kinh hồn, tảng đởm không kém khitrông thấy ông chồng mới, và đứa con trai nàng sinh da mặt lợt lạt đến nỗi nàngđặc cho cái tên là Pându. Hoàng thái hậu cũng không hài lòng về dung nhan haiđứa cháu đầu lòng, bèn ướm hỏi nàng Ambikâ có ưng thêm đứa con nữa không. Nàngđáp là ưng, nhưng trong lòng thì ngán ngẩm vô cùng, nên sau đổi ý, bắt một thịtì vào thay mình việc đó. Tới ngày tới tháng, người thị tì sinh ra một đứatrai, đặt tên là Vidura, đó chính là thần Chánh pháp Dharma giáng sinh.   

Vì sao thần Chánh pháp phải giáng sinh như vậy? Nguyên do có một đại hiềngiả nọ, vào lúc tham thiền nhập định thì một tên trộm bị lính nhà vua truy nãphải lẩn vào thảo am và cất dấu báu vật trong đó. Đại hiền giả đương lúc xuấtthần, nhập hóa đâu có hay biết điều đó. Khi quân lính vào thảo am, khám thấybáu vật, bèn ném ngọn dáo xuyên qua người hiền giả. Hiền giả vẫn ngồi nguyênthế tham thiền mà không chết. Việc đó đến tai vua. Vua bèn đến quỳ gối hôn chânhiền giả để xin lỗi và ra lệnh rút mũi dáo ra. Một ngày kia hiền giả tới gặpthần Chánh pháp Dharma hỏi vì sao mình phải thụ nạn đó thì Dharma trả lời rằnghồi hiền giả còn là đứa trẻ nhỏ hay hành hạ loài ong và loài chim. Vì nhân kiamà có quả này. Hiền giả cho đó là một điều bất công, vì không thể xử nghiêmkhắc như vậy đối với hành động của trẻ thơ, nên phát độc thệ đòi Dharma phảigiáng sinh làm kiếp người. Thần Dharma đã thể nhập vào thân xác Vidura là vìvậy!  

Bhĩshma trông nom cho ba đứa trẻ lớn lên. Dhrita-râshtra mù, Vidura là conmột thị tì, vì vậy cả hai không thể lên nối ngôi trời. Chỉ còn Pându. Pându làmột vị quân vương vừa anh minh, vừa dũng cảm. Ông có hai vợ, hoàng hậu là bàPrithâ, sủng phi là bà Mâdrĩ.   

Hoàng hậu Prithâ còn có tên Kuntĩ và là em gái Vashu-deva (cha của Krishna).Khi còn là một thiếu nữ mới lớn lên, nàng đã khéo léo cư xử đến nỗi hiền giảDurvâsa rất cảm mến và truyền cho một câu thần chú, nói rằng khi niệm câu đólên thì quyến rũ được thần linh. Lần đầu tiên nàng đã quyến rũ thần Mặt Trời vàcó với thần một đứa con trai. Nàng không dám để tiết lộ việc sinh nở này, bènđặt đứa con khôi ngô đó vào một cái rỏ rồi thả cho xuôi theo dòng sông Hằng,cầu nguyện thần linh hãy che chở cho hài nhi. Râdhâ, vợ người đánh xe của hoàngthân Dhrĩta-râshtra, vớt được đứa trẻ. Cặp vợ chồng người đánh xe này(Shântananda và Râdhâ) vì không con nên nuôi đứa trẻ như con đẻ và đặt tên làKarna. Kuntĩ không hề biết con mình trôi nổi về đâu, mà Karna cũng chỉ biết cónghĩa mẫu làRâdhâ mà thôi.   

Còn bà sủng phi Mâdrĩ cũng là do Bhĩshma đem đổi vàng bạc, châu báu và voimà mua về tự Madra (Kashmir bây giờ) cho Pându.   

Hoàng hậu Kuntĩ chính thức có với Pându ba con trai, sủng phi Mâdrĩ có hai.Sau đó Pându không thể có con được nữa, bèn cho phép hai bà sử dụng lời thầnchú mà có thêm con. Bà Kuntĩ đã lần lượt gặp thần Chánh pháp Dharma, thần GióVâyu và thần sét Indra mà có ba con trai : Yudhi-shthira, Bhĩma và Aruyna. BàMâdrĩ gặp cặp anh em sinh đôi Aswins (con của thần Mặt trời và là những thần ytrong thế giới thần linh), sinh hạ được cặp sinh đôi Nakula và Shahadeva.   

Năm người con trên đây vì có nguồn gốc thần linh nên đều có điểm khácngười. Yudhi-shthira vừa là một chiến sĩ cừ khôi, vừa có tinh thần công minhchính trực vì là con của thần Chánh pháp Dharma. Bhĩma cực kỳ dũng mãnh và dễnổi giận vì là con của thần Gió Vâyu. Aryuna là con thần Sét Indra đứng đầu chưthần, nên cũng nhiễm tinh thần dũng lược và thông minh thánh trí. Nakula vàShahadeva đều dũng lược nhưng không dự phần quan trọng cho lắm như các anh kháctrong cuộc chinh chiến sau đây. 

Chương IV

Về việc Pându tự nhiên không có con nữa, hình như có duyên do tự một cuộcsăn rủi ro nọ. Lần đó, Pându vào rừng, bắt gặp một đôi nai đương nhởn nhơ đùarỡn, bèn bắn chết con đực. Truớc khi tắt thở, con nai đực nói thực sự đây làmột đôi vợ chồng Bà la môn đương trá hình để đùa rỡn, và vì việc bắn lầm này,Pându rồi đây cũng chết trong tay vợ như nạn nhân của Pându vậy. Pându hối hận lắm, bèn tự nguyện diệt dục, nhường ngôi báu lại choDhrita-râshtra (vị hoàng thân mù) rồi mang hai vợ vào sống ẩn dật trong rừng.Ít năm sau, Pându chết trong tay Mâdrĩ. Chính Mâdrĩ tự nguyện lên dàn hỏa vớichồng. Bà Kuntĩ mang năm con trở về triều đình Hastinâ-pura của Dhrita-râshtra.Năm con bà (vẫn được gọi là anh em nhà Pândavas) sống xum họp trong nhiều nămvới trăm người con của Dhrita-râshtra (vẫn được gọi là anh em nhà Kauravas hayKurus).     

Nguyên do Dhrita-râshtra cưới con gái vua Gândhâra là công chúa Gândhârĩlàm vợ; công chúa Gândharĩ có lần đã tỏ ra rất tốt với Vyâsa nên được Vyâsa hứaban cho một phép lạ; Gândaharĩ bèn ước có trăm con trai. Sau khi lấyDhrita-râshtra, Gândharĩ mang thai hai năm rồi sinh ra một khối thịt. Vyâsa bèncắt khối thịt ấy thành một trăm lẻ một miếng nhỏ, bỏ vào từng chum cho lớn. Đủngày đủ tháng, Dur-yodhana ra khỏi chum trước tiên, đồng thời trong vương quốccó nhiều điềm xấu đến nỗi thần dân yêu cầu vua hãy bỏ thí cho Dur-yodhana chếtđi nhưng vua không nghe. Sau đó 99 người con trai khác và một cô gái duy nhấtlần lượt ra khỏi từng chum. Hai đám anh em Pândavas và anh em Kauravas tuy cùngmáu mủ thân thích, nhưng vì chung sống lúc còn trẻ người non dạ trong một bầyquá đông nên nhiều xích mích nảy mầm từ đó.   

Đám anh em Kauravas âm mưu hạ độc thủ Bhĩma trước, rồi sẽ giết cả năm mẹcon còn lại sau. Hôm đó, bầy trẻ lập tiệc vui bên bờ sông Hằng. Anh em Kauravasbiết Bhĩma háu ăn nên đã bày sẵn những món trân cam rất nhiều. Ăn no căng bụng,Bhĩma thấy buồn ngủ, bèn một mình vào nằm nghỉ tại căn buồng nhìn xuống sôngHằng. Đám anh em Kauravas lại khéo mời Bhĩma ăn thêm vào lúc đó một số kẹo cótẩm thuốc ngủ. Khi biết chắc Bhĩma đã ngủ say li bì rồi, họ quẳng Bhĩma xuốngsông. Mấy anh em Pândavas còn lại vẫn tiếp tục vui chơi vì yên chí là Bhĩmabuồn ngủ, đã về ngủ.   

Nói về Bhĩma khi bị quẳng chìm xuống sông, liền bị một đám rắn độc tới mổ,nọc rắng tác động vào thuốc mê làm Bhĩma vùng tỉnh và đánh rạt đám rắn. Bhĩmalúc đó thấy mình sống giữa triều đình rắn của vua Vâsuki, lại gặp cả vị tằng tổphụ của mình là Aryaka tại đó nữa. Vâsuki chào mừng Bhĩma và hứa tặng cho mộtphép lạ. Tằng tổ Aryoka đề nghị hãy tặng Bhĩma sức mạnh của

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn