Bảo Thanh Lương

Thần thoại Ấn Độ: Thiên anh hùng ca Mahâbhârata (phần 2)

Đăng 5 năm trước

Châm ngôn đạo đức của tác phẩm có thể tóm tắt trong câu “Cái gì mình không ưa thì chớ làm cho người khác”; đúng như lời đức Khổng Tử khuyên : “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Mahâbhârata cũng nhấn mạnh về sự xây dựng hạnh phúc trong xã hội, điều này chứng tỏ sự thỏa hiệp giữa hai thái độ xuất thế và nhập thế trong triết học nhân sinh truyền thống Ấn độ.

Chương V

Draupadĩ là một công chúa có vẻ đẹp chim sa cá lặn, rất sắc sảo. Nàng đượcsinh ra theo lề lối khác thường. Ngày đó, Drupada vừa bị Drona chinh phục, bènlàm lễ cầu nguyện lớn, xin thần linh ban cho một đứa con trai để tính chuyệnphục hận sau này. Lẽ ra hiện diện trong lễ cầu nguyện lớn này phải có hoànghậu, nhưng vì khi hay tin thì hoàng hậu lại vừa ăn mặn và xức dầu lên người nênkhông thể tham dự buổi lễ được. Tuy nhiên giữa đám lửa tế lễ bỗng xuất hiện mộtthiếu niên bận giáp trụ sáng ngời và tiếng thần linh từ trời vẳng xuống phánrằng đứa con này sẽ giúp Drupada diệt được Drona. Đó chính là Drishta-dyumna.Kế đó, Draupadĩ cũng xuất hiện tự đám lửa tế và tiếng thần linh phán rằng nàngsẽ là một phụ nữ độc đáo trong việc hạ thủ anh em nhà Kurus sau này.   

Draupadĩ nay đã tới tuổi reo cầu kén phò mã. Vua Drupada vẫn còn thán phụcdũng lược của Arjuna, thầm mong chàng sẽ đến, bèn cho làm một cái cung cực lớn.Muốn thắng cuộc, người dự thi phải đủ sức giương giây cung đó và phải nhắm bắnlàm sao cho mũi tên vừa xuyên qua một chiếc đĩa đương quay tròn, vừa trúng vàomắt của một con cá vàng làm đích. Trong số các hoàng tử và hào kiệt bốn phươngtới cầu hôn, có mặt Dur-yodhana và Karna. Khi Karna vừa giương cung ngắm bắn,dây cung sắp buông ra và có thể trúng đích thì Draupadĩ la lên nàng không baogiờ chịu kết hôn với con trai của một kẻ đánh xe tầm thường. Karna ngượng ngùngbỏ cuộc. Lần lượt tới những kẻ khác, đều thất bại. Sau cùng Arjuna, trong yphục của người Bà la môn, tiến lên giương cung và bắn trúng đích một cách dễdàng. Công chúa Draupadĩ trao cho chàng vòng hoa chiến thắng và bày tỏ lòng ưngthuận. Các ông hoàng thuộc đẳng cấp chiến sĩ tới cầu hôn đều bất mãn vì khôngmuốn để cho một người thuộc đẳng cấp Bà la môn làm nhục. Cũng may Krishna đãkịp thời tới dàn hòa ổn thỏa.   

Năm anh em Pândavas đưa nàng Draupadĩ về rừng để ra mắt bà Kuntĩ. Tới cửanhà, họ vui vẻ lên tiếng rối rít với bà: “Mẹ ơi, hãy quay lại nhìn xem hôm naychúng con khất thực được những gì này !”. Bà Kuntĩ không quay lại và trả lời:“Các con hãy chia nhau cho đồng đều!”. Dứt lời, bà mới nhìn thấy Draupadĩ. Tuy nhiên,bà không thể rút lời lại được nữa và do đó cả năm anh em Pândavas đều chungsống với nàng Draupadĩ.   

Không bao lâu, Dhrita-râshtra và lũ con của ông đều được biết rằng anh emPândavas không những sống sót mà còn trở nên đồng minh của một nước hùng mạnh.Karna muốn khiêu chiến tức khắc; Dur-yodhana còn muốn dùng mưu kế xảo quyệt.Nhưng Dhrita-râshtra đã nghe theo lời khuyên của trưởng lão Bhĩshma, Vidura vàDrona cho người đi mời anh em Pândavas trở về và chia cho họ nửa phần giangsơn. Yudhi-shthira với tư cách trưởng nam được tôn lên ngôi vua. Lãnh thổ của anh em Pândavas mặc dầu là phần đất rất xấu nhưng nhờ tài năng vàthiện chí của người cai trị đã mau chóng trở nên giàu mạnh. Kinh đô làIndra-prastha. Nàng Draupadĩ vẫn lần lượt sống chung với năm anh em, mỗi người hai hôm. Nămanh em có kỷ luật là trong thời gian Draupadĩ sống với ai thì bốn người kiakhông được phép vào lâu đài chính. Ai vi phạm sẽ phải tự ý lưu vong mười hainăm. Lần đó Draupadĩ đương sống với Yudhi-shthira, thì có mấy người bà la môntới cầu cứu Arjuna đánh đuổi giúp lũ cướp đương tước đoạt hàng của họ. Khí giớicủa Arjuna thì để trong lâu đài, mà chàng không thể không cứu những người bà lamôn lương thiện đó. Chàng đành vào lâu đài lấy khí giới. Sau khi giải cứu xong,Arjuna tự ý lưu vong mười hai năm, mặc dầu Yudhi-shthira đã nói việc vào lâuđài lấy khí giới để kịp đi cứu người đâu có kể là lỗi lời giao ước. 

Nhưng chũngvì cuộc tự ý lưu vong mười hai năm này mà Arjuna gặp được mấy mối tình. Một hômArjuna xuống tắm dưới sông Hằng, gặp nàng Ulũpĩ, con gái của Thần Rắn Vâsuki.Arjuna cầm lòng đậu trước nhan sắc đắm say của nàng. Chàng đã sống ân ái vớiUlũpĩ ngay tại lâu đài của cha nàng cho tới khi Ulũpĩ sinh hạ được đứa con traiIrâvat. Irâvat sinh ra được ít lâu thì Arjuna tiếp tục xuôi xuống miền Nam, tớiManipura. Tại đây Arjuna gặp công chúa Chitrângada. Vua xứ Manipur bằng lòngcho chàng được kết hôn với con gái mình với điều kiện nếu nàng sinh con trai,chàng phải để đứa con trai đó ở lại làm vua xứ này. Nguyên do là theo lờinguyền của thần Shiva, bất kỳ ai cai trị vương quốc Mainpur chỉ có thể có mộtcon thôi mà nhà vua đã có công chúa rồi. Arjuna ưng thuận. Chàng có vớiChitrângada đứa con trai tên là Babhrũ-vâhana.   

Sau đó ít lâu, Arjuna lại lên đường tới Dwârakâ. Nơi đây chàng được Krishnatiếp đón nồng nhiệt. Arjuna gặp Su-bhadrâ, em gái của Krishna, muốn kết duyêncùng nàng. Lẽ ra Su-bhadrâ sẽ được gả cho Dur-yodhana. Krishna khuyên Arjunanếu thật tâm muốn gá nghĩa cùng nàng thì cả hai nên mang nhau trốn khỏi Dwârakâ.Arjuna đã làm như lời. Bala-râma, anh của Krishna, muốn rượt theo đòi lại emgái, nhưng Krishna nói là dù có đòi lại được, bây giờ hỏi còn ai chịu cưới côem đó nữa. Thế là mọi việc ổn thỏa. Krishna cho tổ chức một lễ cưới linh đình,và hai vợ chồng Arjuna – Su-bhadrâ sống yên vui tại Dwârakâ cho tới ngày Arjunamãn hạn lưu vong trở về Indra-prastha. Thoạt Draupadĩ rất ác cảm với Su-bhadrâ,nhưng sau với đức tính thùy mị, đôn hậu, Su-bhadrâ đã khiến Draupadĩ đổi dần áccảm thành thiện cảm. Su-bhadrâ sinh hạ được một con trai tên là Abhimanyu. Draupadĩsinh được năm trai, mỗi con trai của một người chồng.   

Phải ghi nhận thêm, cũng trong chuyến lưu vong qua, Arjuna đã có được chiếccung thần Gândĩva. Trong thiên hạ lúc đó chỉ có ba người có ba chiếc cung thần:Krishna có cung thần Shrangâ; Rukmi, anh vợ Krishna, có cung thần Vijaya; vàArjuna có cung thần Gândĩva. Tục truyền cung Gândĩva nguyên là của thần Brahmâ,sau chuyển đến Thượng đế Prajâpati, rồi lần lượt đến tay thần Shakra (Indra),thần Mặt trăng Soma, thần Nước Varuna, thần Lửa Agni, sau cùng thần Agni traocung cho Arjuna. Cùng với cung thần, Arjuna còn được tặng hai ống đựng tên, dùbắn bao nhiêu đi nữa hai ống vẫn luôn luôn đầy tên. Arjuna rất hãnh diện vềcung tên thần này nên đã có lần định đem ra sử dụng để khoe với các anh emnhưng đạo sĩ thấu thị Nârada bỗng nhiên xuất hiện bảo cho hay là không bao giờđược lạm dụng cung tên thần mà chỉ có thể dùng trong những trường hợp tối khẩnthiết! 

Chương VI

Yudhi-shthira thấy đã đến lúc mình có thể đảm nhận việc mời các quốc vươngtới phó hội để choàng vòng hoa danh dự cho vị quốc vương nào thống minh, thánhtrí nhất. Krishna đã được đề cao trong cuộc phó hội. Chính trong dịp này,Dur-yodhana thực mục sở thị vẻ thịnh vượng huy hoàng của triều đình Indra-prastha.Có lần đương đi trong hoàng cung, Dur-yodhana vội vén áo lên, vì tưởng mình vừabước tới ven hồ nước trong, ai ngờ đó chỉ là một phiến pha lê cực đẹp và trongsuốt. Lần sau Dur-yodhana bị ngã xuống một hồ nước ướt như chuột lột vì tưởnglầm đó chỉ là một phiến pha lê khác. Các lâu đài trong hoàng cung thẩy đều nguynga tráng lệ, chỗ nào cũng thấy lấp lánh những vàng bạc, ngọc ngà, châu báu. Vìvậy, khi trở về kinh đô của mình, Dur-yodhana càng đem lòng ghen ghét và tìmcách đoạt lấy giang sơn của Yudhi-shthira. Y biết Yudhi-shthira có nhược điểmkhi đã vào cuộc đỏ đen thì say mê đến dứt không ra, bèn mời cả hoàng gia bênPândavas tới dự một tiệc vui rồi nhân dịp ấy thách Yudhi-shthira đánh xúc xắcvới Sakuni, em trai của hoàng hậu Gândharĩ. Sakuni là một tay cờ gian bạc bịp,và có con xúc xắc riêng để gian lận.   

Vì danh dự, Yudhi-shthira nhận lời. Sakuni dùng trá thuật lần lần chiếm hếttài sản, vương quốc, đến các anh em, rồi chính bản thân Yudhi-shthira, sau cùngcả nàng Draupadĩ kiều diễm nữa. Lúc đó Draupadĩ đương nằm nghỉ trong thâm cungnào có hay biết chi. Khi nàng bị dẫn tới trước Dur-yodhana như một nô lệ, nàngkịch liệt phản đối, viện lý khi Yudhi-shthira đã bị làm nô lệ rồi mới đặt nàngvào chiếu bạc; mà nô lệ thì làm gì còn quyền sở hữu nữa.   

Dur-yodhana thô bạo cương quyết làm nhục nàng và anh em nhà Pândavas bằngcách bắt nàng ngồi lên đùi mình và hạ lệnh cho lột trần truồng nàng, nhưngKrishna đã cứu nàng bằng cách hễ bị lột đến đâu thì quần áo mới lại hiện ra tớiđó. May thay Vidura kịp thời phi báo cho Dhrita-râshtra biết rõ sự tình. Vị quốcvương mù này không ngờ các con mình lại tệ hại đến thế, lập tức tới nơi, ralệnh để nàng Draupadĩ tự do. Ông còn xin lỗi nàng và hỏi nàng muốn gì để ôngđược tạ lỗi. Nàng xin để anh em Pândavas tự do. Ông hỏi nàng còn muốn gì thêm.Draupadĩ đáp như vậy là đủ vì nàng nghĩ một khi anh em Pandus được tự do rồi,họ có thể tự gây dựng lại cơ đồ.  

Dur-yodhana thất vọng vô cùng về việc cha làm nên cố nài xin cho đánh mộttiếng bạc cuối cùng, ai thua phải rút lui vào rừng sống mười hai năm, sau đóphải sống thêm một năm ở xứ khác mà không được lộ hình tích. Ván bài thực hiện,Yudhi-shthira lại thua. Anh em Pandus và nàng Draupadĩ đến bái biệt mẹ già đểvào rừng sống ẩn mười ba năm khắc khổ. Bà Prithâ (Kuntĩ) đã quá già nua khôngthể theo con trên con đường lưu vong lần nữa; Vidura mời bà lưu lại lâu đài tạiHastinâpura như một thượng khách. Nói sao hết nỗi lòng sầu não của bà, “tuổigià hạt lệ như sương”, mà còn phải khóc nhìn đàn con ra đi.   

Trong thời kỳ lưu đày trong rừng, anh em Pândavas gặp được nhiều đạo sĩ tớian ủi, khuyến khích (có cả Krishna và Vyâsa) và kể cho nghe nhiều truyện tíchhay. Đặc biệt Arjuna lặn lội tiến sâu vào dãy Hy mã lạp sơn, hàng ngày cầu khẩn thầnShiva và được thần ban cho vũ khí Pâsu-pata có thần lực vô song. Các thần linhkhác cũng tới thăm và ban cho chàng những vũ khí khác. Cha chàng, thần SétIndra, mang chàng về thiên đình, sống tại đó năm năm, nghe các nhạc công, cacông đàn hát, xem các tiên nữ nhảy múa, và ban cho chàng chiếc tù vàDeva-datta. Đó là chiếc tù và trận làm bằng vỏ một con ốc biển lớn, khi thổilên tiếng âm u làm rợn tóc gáy người nghe.  Yudhi-shthira cũng được một vị thần dạy cho cách gieo con xúc xắc một cáchthần diệu. Sau này, Yudhi-shthira sẽ có dịp sử dụng thuật này.   

Bhĩma cũng gặp dịp may riêng của chàng. Hôm đó chàng đương lướt nhanh nhưgió thì gặp Khỉ tướng quân Hanumân. Cả hai cùng là con của thần Gió Vâyu.Hanumân kể cho Bhĩma nghe truyện tích Râmâyana và đưa Bhĩma đến thăm núiKailâsa, hái tặng chàng một vài bông hoa đẹp, đồng thời cũng là linh dược giúpcon người cải lão hoàn đồng và nguôi ngoai hết mọi sầu muộn. Bhĩma đã mangnhững bông hoa đó về giúp Draupadĩ quên bao nỗi sầu cực nhọc trên con đường lưuvong.  

Jayada-ratha, vua xứ Sindhu, là con rể duy nhất của Dhrita-râshtra, một hômvào rừng săn gặp Draupadĩ ở nhà một mình. Thấy nàng xinh đẹp quá đỗi,Jayada-ratha dụ dỗ không được bèn bắt cóc. May thay anh em Pandus đi săn về kịpthời khám phá ra việc đó, đuổi kịp Jayada-ratha, cứu thoát Draupadĩ. Bhĩmakhông muốn giết Jayada-ratha vì dầu sao cũng còn dây mơ rễ má họ hàng với nhau.Chàng chỉ cạo nhẵn râu tóc hắn, bắt hắn quỳ lạy xin lỗi Yudhi-shthira, rồi thacho về. Một hôm Karna xúi anh em Kurus hãy vào rừng xem cách ăn ở của anh em Pandus rasao, nhân tiện tìm cách riễu chơi. Vào rừng, bọn họ gặp một đám ca công, nhạccông và tiên nữ của thần Sét Indra đương ca hát nhởn nhơ. Các thần linh nàyngăn cản không cho họ vào sâu trong rừng. Họ chống lại, bèn bị đánh tơi bời vàmột số bị bắt. Anh em Pandus hay tin vội đến giải cứu cho họ. Yudhi-shthira cònbày tiệc khoản đãi; nhưng Dur-yodhana càng tỏ lòng căm phẫn, tuyên bố thà chếtchứ không nhận lòng tốt của Yudhi-shthira. Khi trở về triều đình, Dur-yodhanalàm lễ tế thần và nham hiểm mời anh em Pandus về dự lễ. Anh em Pandus từ khướclời mời vì thời hạn lưu vong của họ chưa hết. Bhĩma thì cáu tiết nhắn rằng khimãn hạn lưu vong, họ sẽ về lập dàn tế thần và thiêu đốt cả đám anh em Kurus.   

Ngày mãn hạn lưu vong cũng sắp tới. Hôm đó anh em Pandus gặp một người Bàla môn đương sắp làm lễ tế thần thì một con nai rừng chạy qua, cúi xuống ngậmlấy những chiếc đũa thờ dùng để chà sát làm lửa rồi chạy sâu và rừng. Anh emPandus vùng đuổi theo, bị lạc lõng và khát nước. Một người trèo lên cây cao, nhìnthấy một hồ nước phía xa. Nakula, người em út, tới trước, cúi xuống giải khátnước hồ trong mát. Có giọng nói : “Khoan đã, hãy trả lời câu hỏi của ta rồi mớiđược uống”. Nakula khát quá cứ uống. Lập tức chàng lăn ra chết. Lần lượtShahadeva, Arjuna và Bhĩma, người nọ đi kiếm người kia, tới hồ nước, đều chếtnhư trường hợp của Nakula. Sau cùng Yudhi-shthira đến nơi, thấy xác của bốnngười em thì khóc than thảm thiết, không thiết gi` tới uống nước. Khi ấy, tiếngnói lại nổi lên bảo Yudhi-shthira hãy trả lời những câu hỏi trước khi muốn uốngnước. Yudhi-shthira quay lại, thấy một con cò.   

Con cò hỏi : Con đường lên trời là gì? Đáp : Lòng thành thật ! 

- Làm thế nào con người đạt được hạnh phúc?

- Nhờ ở hành động ngay thẳng ! 

- Con người phải làm chủ cái gì để thoát khỏi đau khổ? 

- Tâm hồn của mình. 

- Khi nào con người được thương yêu? 

- Khi hắn không kiêu căng.

- Cái gì kỳ diệu nhất trên thế gian? 

- Kẻ nào thấy mọi người xung quanh đều chết mà vẫn đi tìm sự bất tử. 

- Thế nào là chân tri? 

- Chân tri không phải học mà biết, không phải nhờ lý luận mà biết. Chân trichỉ đạt được nhờ đức tính ngay thẳng.   

Con cò hiện nguyên hình thành thần Dharma (thân phụ chàng) tỏ vẻ hài lòngvề những lời chàng đáp. Chàng xin cha cho các em sống lại. Được toại nguyện,chàng lại xin cha giúp cho không ai nhận ra được năm anh em trong năm tới. ThầnDharma nhận lời. Sau cùng, chàng cầu xin nữ thần Pârvati (vợ thần Shiva) luônluôn săn sóc phù trợ cho anh em chàng. 

Chương VII

Sau đó năm anh em Pandus tới triều đình vua Matsyas tại vương quốc Virâta,xin được giúp việc để sống ẩn náu cho qua năm thứ mười ba của cuộc lưu vong.Thoạt anh em bỏ các khí giới lại, cất dấu kỹ lên cây, hóa trang cho thật kháclạ để không ai có thể nhận diện ra mình, rồi tới xin yết kiến vua Matsyas.Yudhi-shthira nay là một tay gieo xúc xắc kỳ khôi, mà vua Matsyas thì dạo đóthua đậm về môn đó, nên chàng lập tức được nhà vua tiếp đón niềm nở. Đầu đi thìđuôi lọt, Nakula được chấp nhận làm anh coi chuồng bò; Saha-deva phụ trách chănbò; Bhĩma giữ chân làm bếp (chàng vốn ưa ăn ngon); Draupadĩ làm nữ tì cho côngchúa; Arjuna hóa trang thành quan thị xin được chân dạy ca, vũ, nhạc cho vươngphi trong triều. Vào cuối năm thứ mười ba của cuộc lưu vong thì xảy ra một tai nạn. Em traihoàng vì say mê nhan sắc của Draupadĩ, rắp tâm làm bậy, bị Bhĩma giết chết.Quân đội Virâta vì vậy mất viên thống soái cầm đầu. Lập tức kẻ thù bốn bề ùatới uy hiếp. Anh dem Pandus xuất đầu lộ diện, trổ tài thần vũ cứu nguy chovương quốc Virâta. Anh em Pandus đã gặp và đánh bại anh em Kurus vào dịp này(Dur-yodhana đem quân tràn vào nam phần Virâta). Tiếng tù và và những mũi tênthần của Arjuna đã làm tảng đởm ba quân của Dur-yodhana. Trưởng lão Bhĩshma vàDrona cũng tỏ lòng cảm mến tài dũng lược của Arjuna.   

Để đền ơn, vua Matsyas gả công chúa Uttarâ cho con Arjuna là chàng thiếuniên anh hùng Abhimanyu. Krishna và Bala-râma có thân hành đến dự lễ cưới longtrọng này. (Mẹ của Abhimanyu là nàng Su-bhadrâ, em gái của Krishna và Bala-râma).     

Đã hết niên hạn lưu vong của anh em Pandus. Drupada cử một sứ giả tới yêu cầuDhrita-râshtra trả lại vương quốc cho anh em Pandus. Bhĩshma khuyên nên giảnghòa, Dur-yodhana và Karna cương quyết giữ thái độ hiếu chiến.   

Tiếp đó chính Krishna thân chinh tới Hastinâ-pura làm sứ giả. Drona vàVidura tán thành ý kiến của Krishna là trả lại phần đất cũ cho anh em Pandus.Nhưng Dur-yodhana cương quyết giữ vững thái độ cứng rắn của mình : “Dù mộtmiếng đất nhỏ chỉ đủ cắm dùi cũng không nhường lại; muốn có hãy dùng khí giớimà chiếm lấy!”.   

Do đó chiến tranh không thể nào tránh được. Tất cả các vương quốc ở Ấn độđều lần lượt bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ấy, hoặc theo phe này, hoặc về phenọ. Sau cùng cả Arjuna và Dur-yodhana đều tới vương quốc Dwârakâ mời Krishna.Vì có liên hệ với cả đôi bên, nên Krishna bèn ra một điều kiện cho họ chọn lựa: “Hãy chọn toàn thể quân sĩ của ta hoặc chọn một mình ta, nhưng nên nhớ rằngdù ở phe nào, ta cũng sẽ không tham chiến!” Dur-yodhana lấy quân sĩ củaKrishna, còn Arjuna mời Krishna cầm cương chiến xa cho mình.   

Quy luật chiến tranh thật đặc biệt : không được dùng mưu kế, không đượcđánh lén, không được đánh nhau ban đêm, không được giết kẻ bỏ chạy, kỵ binhkhông được đánh bộ binh, khi hai người đang giao chiến thì kẻ thứ ba không đượcvào trợ lực v..v…   

Chiến trận xảy ra trên đồng bằng Kuru-kshetra, một miền đất thiêng vẫn đượcdùng làm chốn hành hương. Chính tại đây mà trước khi lâm trận đã có cuộc đốithoại lạ lùng giữa Krishna và Arjuna, được ghi chép trong 18 chương gồm 700câu, mệnh danh là Bhagavad-Gĩtâ (Chí tôn ca).   

Về phần Prithâ, bà cũng đã cố gắng một lần cuối cùng để kéo Karna về vớicác em. Bà nói thật cho Karna hay chàng chính là con trai đầu lòng bà có vớithần Mặt trời Sũrya. Nhưng Karna thưa lại với mẹ rằng nay thì đã quá muộn vìKarna không thể phụ bao ân nghĩa của anh em Kurus từ xưa tới giờ. Tuy nhiên,chàng cũng hứa với mẹ là khi đôi bên giáp chiến, chàng sẽ không giết chết đứaem nào trừ Arjuna. Karna với Arjuna phải một mất, một còn ! 

Chương VIII

Cuộc chiến ác liệt kéo dài mười tám ngày liền, trong mười ngày đầu Bhĩshmacầm quân và triệt hạ được nhiều lực lượng bên phe Pandus.   

Tất cả những kẻ thù nhau xưa đều thành từng cặp đối diện chiến đấu:Dur-yodhana và Bhĩma, Duh-sâsana và Nabula, Drona và Drupada, Abhimanyu vàJayada-ratha, Yudhi-shthira và Salya (vua xứ Madras, em bà sủng phi Mâdrĩ xưa).Không một miệng lưỡi thế nhân nào tả hết được sự tàn khốc của cuộc chiến này;máu chảy thành sông, thây chất thành núi.   

Một lần Abhimanyu đánh ngã cờ lệnh của Bhĩshma khiến vị lão soái nổi xunglên, và suốt ngày đó cụ đánh ngã biết bao nhiêu người bên Pandus.   

Kíp đếp ngày Iravât, con trai Arjuna có với công chúa rắn, bị tử thươngcũng đã khiến Arjuna lồng lộn suốt ngày giết chết bao nhiêu người bên Kurus. Dur-yodhana thấy trận chiến cứ kéo dài ngày qua ngày, bất phân thắng bại,thì cho rằng lão soái đã nương tay đối với bên Pandus, và Dur-yodhana yêu cầuBhĩshma hãy nhường quyền điều khiển ba quân cho Karna. Bhĩshma đã trả lời quảthực trong cuộc chiến này chính nghĩa về bên Pandus, nhưng lòng trung thành củacụ đứng bên phe Kurus vẫn không hề suy giảm.   

Bên Pandus cũng cảm thấy rằng nếu Bhĩshma còn cầm quân bên Kurus thì hyvọng thắng trận của họ thực mong manh. Buổi tối hôm đó, anh em đến xin yết kiếnBhĩshma để hỏi vị tổ phụ : họ phải hành động ra sao bây giờ. Bhĩshma tiếp đónhọ nồng hậu. Cụ nói cụ biết anh em Pandus vẫn có lòng kính yêu cụ, và chính cụ,cụ cũng luôn luôn quý mến họ, nhưng biết làm thế nào, nay ông, cháu ở hai phethù nghịch thì ai ở bên nào phải trung thành với bên ấy. Tuy nhiên, Bhĩshma cũngcho anh em Pandus hay là cụ đã có lời nguyền không bao giờ đánh nhau với nữ giớihay với người đã bị thương.  Trên đường cáo biệt trở về, Krishna ghé tai mách thầm với Arjuna làSikhandin, con của Drupada, hiện đương chiến đấu bên phe chàng, thuở sơ sinhchính là con gái. Vậy Arjuna hãy nên dùng Sikhandin ngồi trước chiến xa thìchắc chiếm được ưu thế để hạ Bhĩshma. Nhưng Arjuna không muốn chiến đấu vớingười đã trông nom, săn sóc mình từ nhỏ, cũng không muốn núp sau một người đànbà dùng làm cái mộc che thân.  

Cuộc chiến tái diễn cùng với ánh sáng ló rạng ban mai. Lần này quân sĩ củaArjuna chạy ồ ạt tới vây quanh Bhĩshma. Sikhandin xông xáo lên trước. Bhĩshmanhận ra Sikhandin chính là con gái Drupada xưa (hậu thân của nàng Ambâ thấttình với Bhĩshma). Vị lão soái vội ngừng tay kiếm. Trong chớp mắt, cây cờ lệnhcắm ở chiến xa bị đánh gãy và vị lão soái ngã nhào, nằm ngang chiến xa với mộtmũi tên xuyên qua người.  Đêm tới, anh em Pandus đau buồn tới thăm Bhĩshma, thấy vị tổ phụ nằm hấphối với mũi tên ác độc xuyên qua người, đầu dốc ngược rất là đau đớn. Tuân theolời tổ phụ, Arjuna bèn khéo léo bắn xuống một số mũi tên cắm chéo thành chiếcgối đỡ lấy đầu Bhĩshma nằm ngang thân người.   

Bhĩshma cảm thấy dễ chịu hơn nhiều ở tư thế đó. Cụ nằm hấp hối như vậytrong năm mươi tám ngày, đợi giờ thuận tiện mới hồn lìa khỏi xác.   

Trong thời gian đó, binh tướng đôi bên hàng ngày tới thăm cụ. Trong số đócó Dur-yodhana và Karna. Một lần nữa cụ gắng khuyên Dur-yodhana hãy giảng hòavới anh em Pandus. (Sau này, khi cuộc chiến kết thúc, Yudhi-shthira đã nghetheo lời Krishna tới yết kiến Bhĩshma một lần nữa; xin tổ phụ giải đáp cho mộtsố thắc mắc mà ngoài cụ ra không ai có thể giải đáp nổi). Bên phe Kurus, Drona lên thay quyền Bhĩshma thống lĩnh ba quân. Kế đó nămngày liền, đôi bên tàn sát nhau kinh khủng và tạm bế mạc giai đoạn này bằng cáichết của Abhimanyu và Drona.   

Ngày đó Abhimanyu, con của Arjuna và Su-bhadrâ (em gái Krishna), đã tunghoành anh dũng trên chiến trường, đúng tác phong một thiếu niên hổ tướng, tuầntự giết được Duh-sâsana (một anh em bên Kurus), giết được Lakshman (con traiDur-yodhana), nhưng sau cùng Jayada-ratha (vua xứ Sihdhu) với sáu chiến sĩ nữatới vây Abhimanyu. Đó là trái luật chiến trường. Cờ lệnh cắm lông công củaAbhimanyu bị đánh gẫy; cả kiếm lẫn cung của Abhimanyu cùng bị gẫy; người điềukhiển chiến xa bị chết. Abhimanyu vớ được chiếc chùy, một tay lau máu chan hòatrên trán, một tay múa chùy liều mạng xông thẳng vào đám địch thủ. Nhưng vì mấtquá nhiều máu, vị thiếu niên anh hùng không thể chuyển bại thành thắng được.Chàng chết gục giữa đám thù địch như một con lợn rừng dũng mãnh chết gục giữađám thợ săn.  Buổi chiều, khi đôi bên hạ lệnh thu quân, Arjuna mới hay tin đứa con traianh dũng vô song của mình đã hy sinh trong một trận đấu trái quy luật chiếntrường. Chàng gầm lên, nguyện hôm sau sẽ gặp Jayada-ratha trả thù cho bằngđược, nếu không, chàng thề trước Krishna, sẽ quăng khí giới và tự thiêu trêndàn hỏa. Lời thề đó đến tai anh em Kurus và họ quyết sẽ đem hết sức lực bình sinh để cầmcự, khiến Arjuna tới cuối ngày không hạ nổi Jayada-ratha, và như vậy Arjunaphải giữ đúng lời thề, lên dàn hỏa tự thiêu. Sớm hôm sau, Krishna đánh bầy ngựakéo chiến xa của Arjuna lướt như bay trên bãi chiến trường. Xe lướt qua đám anhem Kurus. Drona xông ra định chặn đánh, nhưng Arjuna né tránh, vì chàng chỉ cốtgặp và giết chàng Jayada-ratha và đồng bọn.   

Sau cùng, Krishna phải nói với Arjuna hãy cho lũ ngựa dừng lại nghỉ xả hơimột chút, vì nhớt giãi chúng phòi ra trắng xóa cả mép. Arjuna ưng. Trong khidừng lại như vậy, chàng quan sát kỹ chiến trường và sau đó chàng hướng chochiến xa xông thẳng tới giữa đám thủ lãnh hôm trước đã hạ Abhimanyu.   

Thoạt Arjuna vào đấu tay đôi với Karna. Mặt trời đã ngả về Tây, ngày tànlụi dần mà cuộc chiến đấu giữa Arjuna và Karna thì vẫn một bên tám lạng, mộtbên nửa cân, bất phân thắng bại. Krishna hóa phép một đám mây chợt tới chekhuất mặt trời. Anh em Kurus reo vui vì như vậy là một ngày vừa hết, và Arjunaphải giữ lời hứa lên dàn hỏa tự thiêu. Nhưng Arjuna đã nhân lúc đó lướt tớiphía trước giết được Jayada-ratha. Mây cũng vừa tan, mặt trời ló dạng, chứng tỏngày chưa hết hẳn. Một lần nữa Dur-yodhana phải cử người khác lên thayJayada-ratha thống lĩnh ba quân. Dur-yodhana hỏi liệu Drona có quyết liệt ratay với anh em Pandus là học trò cũ của ông không? Drona trả lời như Bhĩshmatrước đây là mặc dầu ông rất quý anh em Pandus, nhưng ông đã ở bên phe Kurusthì ông sẽ trung thành với phe Kurus cho tới cùng. Thế là hôm sau, Drona thốnglĩnh quân sĩ bên phe Kurus. Trong cuộc chiến đấu, Drona nghe tin Aswatthâmân(con ông) tử trận. Ông bèn hỏi Yudhi-shthira, vì ông biết Yudhi-shthira khôngbao giờ nói dối. Yudhi-shthira đáp là quả có một tên Aswatthâmân chết, đó làtên một con voi trận.   

Nhưng Drona không nghe trọn lời, tin là con mình đã chết, ông cúi đầu buồnbã. Một mũi tên của Dhrishta-dyumna (con Drupada) vút tới giết chết ông.Dhrishta-dyumna đã trả được thù cha, vì trước đây mấy hôm, Drona đã hạ Drupadatrong cuộc đấu.   

Như vậy Drona chết oan. Tương truyền chiến xa của Yudhi-shthira là mộtchiến xa thần, bánh xe luôn luôn lướt cao trên mặt đất mấy phân. Nhưng từ saukhi Drona bị chết oan vì lời đáp của Yudhi-shthira, chiến xa của chàng hạ xuốngmặt đất như các các chiến xa thường.   

Karna lên thay Drona thống lãnh ba quân được hai ngày. Ngày thứ hai tức làngày có cuộc giáp chiến định mệnh giữa Arjuna và Karna. Trước đó, Karna đã đấuvới Yudhi-shthira nhưng chỉ đánh ngã cờ lệnh và chiến xa của Yudhi-shthira màthôi, rồi nói rằng: “Hỡi Yudhi-shthira, ngươi chỉ là con người của đạo đức,không phải con người của chiến trận! Ngươi hãy tìm bảo Arjuna tới đây. Chỉ cóhắn mới đáng là địch thủ của ta tại bãi chiến trường này.”  Arjuna tới tức thì, và cuộc quần thảo một mất một còn bắt đầu. Một lần giữacuộc chiến đấu, dây cung của Arjuna đứt. Theo đúng luật chiến trường, Arjunabáo cho Karna hay để hãy tạm ngừng, đợi Arjuna sửa xong dây cung nhưng Karnavẫn bắn tới tấp, quyết tâm muốn thừa cơ hạ thủ cho bằng được Arjuna.   

Sau đó chiến xa của Karna bị lật nghiêng. Đến lượt Karna kêu Arjuna hãyngừng chiến nhưng Arjuna hỏi mỉa lại rằng khi tham dự canh bạc gieo xúc xắc,Karna có theo đúng con đường đức hạnh chăng; khi nguyền rủa nàng Draupadĩ, khicùng sáu chiến sĩ vây đánh một mình Abhimanyu, Karna có theo đúng con đườngdanh dự chăng? Tuy nhiên, cuộc chiến đấu ác liệt vẫn tiếp diễn. Arjuna mệt đếnté xỉu xuống đất nhưng rồi sực nhớ đến cái chết thê thảm của con, chàng bấtthần vùng dậy, với cây cung thần Gândiâvâ và bắn chết được địch thủ.   

Salya (em trai bà Mâdrĩ) lên thay Karna thống lĩnh quân đội. Đó là ngàycuối cùng của cuộc cốt nhục tương tàn. Hầu hết anh em Kurus đã bị hạ.Dur-yodhana chạy về phía bờ hồ và lẩn trốn dưới nước, rút cuộc cũng bị anh emPandus tìm ra. Dur-yodhana đấu tay đôi với Bhĩma. Nhớ lại trước đây Dur-yodhanađã sỉ nhục Draupadĩ bằng cách đặt nàng lên đùi hắn. Bhĩma bèn quật ngãDur-yodhana, đánh gãy xương đùi rồi bỏ cho nằm hấp hối một mình tại chỗ. Đócũng lại trái luật chiến trường. Khi Aswatthâmân (con của Drona) qua đấy,Dur-yodhana hạ lịnh cho Aswatthâmân hãy lập tức tới dinh trại giết chết anh emPandus. Aswatthâmân đâu có biết cuộc chiến tranh đã kết liễu, doanh trại vắngtanh, anh em Pandus đã sang cả bên doanh trại Kurus thị sát, ở nhà chỉ còn nămngười con của nàng Draupadĩ. Aswatthâmân giết hết, và giết luôn cả Sikhandin vàDhrishta-dyumna, khi đó đương ngủ. Khi Aswatthâmân quay về thuật lại choDur-yodhana nghe, Dur-yodhana nguyền rủa Aswatthâmân đã giết lầm năm đứa trẻ vôtội thay vì năm anh em Pandus và Dur-yodhana tắt thở! Chiến tranh thực kếtliễu, chỉ còn lại dư vị chua chát của … chiến thắng.   

Dhrita-râshtra, Gândharĩ, Prĩtha cùng những quả phụ khác ra thăm bãi chiếntrường một lần cuối, tiếng khóc thương nức nở. Hồn các tử sĩ như còn khuất lẩnđâu đây trong gió chiều vần vụ.   

Yudhi-shthira tiến tới cúi chào vị quốc vương già nua, và Dhrita-râshtratrìu mến ôm lấy cháu. Bhĩma cũng tiến lên chào Dhrita-râshtra nhưng Krishna đãsớm nhận thấy sắc diện phẫn nộ của Dhrita-râshtra, kịp thời chuyển tới trướcông một pho tượng kim khí mà ông tưởng là Bhĩma. Ông ghì pho tượng gẫy vụn thànhtừng mảnh. Bhĩma thoát nạn. Các xác chiến sĩ trên bãi chiến trường đều được hỏathiêu cùng với chiến xa, dáo, mác.   

Sau khi làm lễ giết ngựa tế thần (Ashvamedha) để tỏ lòng sám hối,Yudhi-shthira lên ngôi vua. Dhrita-râshtra và Gândhârĩ sống với anh em Pandus.Yudhi-shthira trong khi trị vì, luôn luôn hỏi ý kiến Dhrita-râshtra. Tất cả anhem Pandus – trừ Bhĩma – đều cố gắng sống hòa thuận để xoa dịu mọi sầu hận tronglòng vợ chồng Dhrita-râshtra. Họ cố gắng chìu chuộng vợ chồng cựu hoàng như thểhọ là con đẻ vậy. Sự thực Bhĩma cũng cố gắng theo gương các anh em khác, nhưngchàng vốn tính nóng, không chịu được những lời trách mắng của Dhrita-râshtramỗi khi ông tức giận thốt ra.   

Mười lăm năm qua, Dhrita-râshtra và Gândhârĩthấy đã đến lúc nên vào sống trong rừng sâu, sửa soạn ngày từ giã cõi đời.Yudhi-shthira buồn rầu vô hạn khi thấy mẹ mình – bà Kuntĩ – cũng cương quyếttheo gót Dhrita-râshtra vào rừng. Khi tất cả kẻ đi cũng như người tiễn đã tớirừng, đạo sĩ Vyâsa tới nói đêm nay ông sẽ giúp mọi người thấy được người thânyêu đã chết của mình. Ai nấy tới ngồi đợi bên bờ con sông Hằng linh thiêng. Khiánh chiều đã chìm sâu vào vũ trụ, màn đêm buông xuống, vẳng có tiếng nhã nhạcđâu đây, một vùng ánh sáng lung linh bốc lên tự lòng sông, rồi từ đó lần lầnxuất hiện một đám rước dài đủ cả người, xe, voi, ngựa. Tiếng kèn xuất quân vanglên huy hoàng, và sung sướng thay, người sống nhận diện ra kẻ chết thân yêu;chồng gặp vợ, cha gặp con, anh em gặp nhau trong một bầu không khí hòa thuậnthương yêu. Karna tiến tới chào mừng mẹ; Abhimanyu tới gặp cha Arjuna. Để cangợi cảnh hội ngộ trùng phùng tốt đẹp ngàn năm một thuở này, có hàng trăm tiênnga vừa múa, vừa hát theo tiếng nhạc thiên đình, ca ngợi lòng dũng cảm của mọingười đã làm đầy đủ phận sự trần gian. Bao nhiêu sầu hận u ẩn trong lòng ngườihầu như được dòng nước linh thiêng gột rửa cho sạch nhẹ lâng lâng. Cuộc gặp gỡhàn huyên keo dài suốt đêm trường. Khi vừng hồng sắp ló rạng, đám chiến sĩ, kẻ lênchiến xa, người lên voi hay ngựa giơ tay vẫy chào từ biệt các người thân. Cácbà sương phụ không ai bảo ai mà cùng lần lượt tới hôn chân Dhrita-râshtra vàhoàng hậu Gândhârĩ để rồi cùng theo gót chồng đi xuống dòng sông lunh linh. Vớiánh sáng ban mai, Dhrita-râshtra trở lại mù như xưa.

Chương IX

Ba năm sau, đạo sĩ thấu thị Nârada tới báo tin cho Yudhi-shthira hay là vừaxảy ra một vụ cháy rừng cực lớn và cả ba vị Dhrita-râshtra, Gândhârĩ và Prithâđều chết trong đó. Tương truyền đó là cái chết mang lại điềm lành cho con cháu.Một điều không may cuối cùng xảy đến cho Krishna với đám dân thuộc bộ lạcYâdavas tại Dwârakâ. Nơi đây có động đất, có nguyệt thực, và chuột ra đầyđường. Krishna báo cho dân chúng hay họ phải cữ rượu và tiến ra bờ biển để làm lễ cầukhẩn thần linh. Họ có đưa nhau ra tới bờ biển và dự một tiệc rượu. Tới lúc saysưa, họ gây lộn, rồi giết nhau bừa bãi và cả bộ lạc bị tận diệt.   

Thời gian lưu lại trần gian của Krishna cũng gần hết. Krishna cùng anh làBala-râma rút lui vào ở ẩn trong rừng sâu. Trong khi Krishna ngồi xếp bằng trònđể tham thiền, một người thợ săn nhìn thấy ánh sáng lấp lánh tỏa ra tự một viênngọc đeo chân của Krishna thì lại ngỡ là mắt nai, bèn giương cung bắn. Krishnatha lỗi cho người thợ săn và chết.   

Phải chết như vậy cũng là Krishna trả nợ nghiệp đã có một đứa con đàng điếmlà Sâmba hay riễu thần linh, ngạo người hiền. Về sau, Sâmba mắc bệnh hủi. Chàngtỏ lòng hối cải, thờ và cầu nguyện thần Mặt trời, vì vậy mà được khỏi bệnh.Arjuna kịp thời tới Dwârakâ để hỏa táng cho Krishna và mang một số người ở đómuốn theo chàng về Indra-prastha. Trên đường về, đoàn người bị một toán cướpngăn chặn. Arjuna rút cây cung thần ra sử dụng thì thấy rằng cung thần đã hếthiệu nghiệm. Arjuna phải dùng tự lực mà đánh lui tụi cướp.   

Bảy ngày sau khi Krishna chết, triều biển đã ào lên phủ ngập cả đô thịDwâraka. Người ta cho rằng rồi một ngày nào đó, Dwârakâ lại nổi lên khỏi mặtbiển như xưa. Parikshit, con Abhimanyu, chính ra đã bị Aswatthâmân giết từtrong thai, may nhờ được Krishna kịp thời cứu cho sống lại. Nay thấy Parikshitđã tới tuổi trưởng thành, Yudhi-shthira bèn theo lời khuyên của đạo sĩ Vyâsatruyền ngôi cho cháu, rồi cả năm anh em và Draupadĩ cùng lên đường hành hươngtới đỉnh núi Himalaya, tức là cõi Trời. Dọc đường, Draupadĩ và bốn người em củaYudhi-shthira lần lượt từ bỏ thân xác trần gian để về cõi bất diệt. 

RiêngYudhi-shthira cùng một con chó gặp ở giữa đường vẫn tiếp tục cuộc hành trình.Khi tới đỉnh ngọn Meru, thần Indra hiện ra nghênh tiếp, nhưng không cho con chóđi cùng. Yudhi-shthira phản đối và quyết định ở lại bên ngoài thiên đường vớicon chó trung thành. Indra nhượng bộ, nhưng cười bảo Yudhi-shthira hãy nhìn lạixem. Thần Chánh pháp Dharma đã hiện nguyên hình và tỏ lời ngợi khen những việcYudhi-shthira (con của thần) đã thực hiện trên cõi đời. Rồi hai cha con cùnglên xe bay vào cõi Trời. Nơi đây Yudhi-shthira có gặp Dur-yodhana và các anh emKurus khác, nhưng tuyệt nhiên không hề gặp Draupadĩ và các em mình. Khi chànghỏi: “Anh em và bạn bè của tôi đâu?” thì được đưa tới hỏa ngục và gặp họ đủmặt ở đó. Yudhi-shthira nói: “Tôi quyết định ở lại chốn này vì người thân của tôi ở đâuthì chốn đó là thiên đàng của tôi”.   

Sự thực đó chỉ là một thử thách cuối cùng mà Yudhi-shthira đã vượt đượcbằng lòng trung hậu của mình. Tất cả anh em Pândavas đều được vào cõi bất diệt,sống chung với Krishna và chư thần khác. Và cũng ở đấy, Yudhi-shthira nhận rarằng Krishna chính là thần Vishnu vậy. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn