Bảo Thanh Lương

Thần thoại Ấn Độ: Thiên anh hùng ca Râmâyana (phần 1)

Đăng 5 năm trước

Anh hùng ca Râmâyana thể hiện đời sống tôn giáo và những tình tự đạo đức của Ấn Độ cổ thời, làm sống dậy tất cả những đức tính quý nhất của con người trên cả hai phương diện thế gian và siêu thoát. Đối với nhân dân Ấn Độ, ông hoàng Râma hóa thân thứ bảy của thần Vishnu, là hiện thân của đạo đức, của tình thương yêu vô vàn.

Chương I

Vua Dasha-ratha đóng đô tại Ayodhyâ, ngự trị cả vương quốc Koshala. Nhà vuacó ba vợ mà không có con trai mặc dầu đã nhiều lần cầu nguyện thần linh, vàcách ăn ở của nhà vua thì rất mực nhân đức. Sau cùng nhà vua định làm lễ cầu tựthật lớn: hy sinh một con ngựa tế trước đàn tràng.   

Vào thời này, trên thiên giới, các thần linh cũng đương gặp khó khăn. BịQuỷ vương Râvana quấy phá, các thần linh tới cầu cứu thần sáng tạo Brahmâ. ThầnBrahmâ cho hay Quỷ vương đã được ân sửng của mình nên không một vị thần linhnào có thể giết được nó (Phải chăng đó cũng là ý nghĩa tượng trưng của cái nhìn đối đãi, có tốt thì tất có xấu, hiểu cái này bằng chính cái kia, nếu bỏ xấu đi thì tốt cũng không còn). Tuy nhiên, Quỷ vương đã quá kiêu ngạo không thèm hạmình xin ân sủng của người thế gian nên nó có thể bị người thế gian giết chết.     

Vừa lúc đó thần Vishnu cưỡi thần điểu Gurada tới. Các thần linh yêu cầuVishnu hãy giáng sinh làm người lần nữa để trừ khử Quỷ vương giúp. Vishnu nhận lời. Vào lúc nhà vua Dasha-ratha đương làm lễ cầu tự thì Vishnu hiện thành hình mãnhhổ giữa đám lửa khói và bảo nhà vua hãy lấy một số gạo và sữa trong buổi lễ mà chia thành ba phần cho ba người vợ ăn. Nhà vua tuân lệnh: hoàng hậu Kaushalyâđược một phần, bà phi Kaikeyĩ một phần và bà phi thứ ba trẻ đẹp nhất, được ânsủng nhất, bà Sumitrâ, được những hai phần. Đúng kỳ hạn, hoàng hậu Kaushalyâsinh hạ Râma; bà phi Kaikeyĩ sinh ra Bharata, và bà phi trẻ đẹp Sumitrâ là mẹcủa cặp sinh đôi Lakshmana và Shatrughna.  Cũng vào lúc đó trên thiên giới các thần linh cũng hoạt động dữ lắm. Các ngài tạo ra một đám khỉ rất đông để chúng sẽ trợ lực Vishnu trong việc diệt trừQuỷ vương sau này. 

Chương II

Rồi suốt mười sáu năm trường thần dân của vua Dasha-ratha sống an bình hạnhphúc, con cái có hiếu với cha mẹ, anh em trong một gia đình biết nhường nhịnlẫn nhau, mọi người cư xử với nhau luôn luôn giữ được tín nghĩa. Bốn hoàng tửlớn lên khôi ngô tuấn tú, tính tình khảng khái hào hùng, cả bốn đều được thầndân mến phục. Trong bốn vị hoàng tử thì Râma trội hơn cả về vẻ dĩnh ngộ cũngnhư về mọi đức tính can trường dũng cảm.   

Khi hoàng tử Râma vừa mười sáu tuổi, đạo sĩ Viswâmitra tự chốn thảo lưtrong rừng thẳm tới kinh đô, xin hoàng tử tới tiêu diệt giúp một bầy quỷ vẫnthường đến quấy phá vào lúc đạo sĩ toạ thiền. Sau khi đã xin phép vua cha và anủi vua cha đừng lo ngại gì cả, Râma theo đạo sĩ vào rừng. Hoàng tử Lakshmanavốn rất quý mến và trung thành với anh cũng xin được tháp tùng. 

Hai anh em đãgiúp đạo sĩ diệt được hàng trăm quỷ và đánh đuổi được hai con quỷ chúa làMaricha và Shu-vahu. Công việc xong xuôi, Râma hỏi đạo sĩ Viswâmitra còn cần gì đến mình nữa không.Đạo sĩ cho chàng hay hiện nay tại vương quốc Videha, vua Janaka đương làm lễtuyên phu cho công chúa Sĩtâ. Nhà vua có cây cung nặng và cứng đến thần linhcũng khó mà giương nổi. Tương truyền thần Bão Rudra đã trao cây cung đó cho mộtđạo sĩ thấu thị trong vương triều. Vị đạo sĩ này dâng lên đức vua. Ngày nay nhàvua công bố bất kỳ vị vương tôn nào giương nổi cây cung thần sẽ được tuyển làmphò mã. Đạo sĩ khuyên Râma nên tới đó. 

Còn về công chúa Sĩtâ, đạo sĩ nói rõthật ra nàng không phải là con đẻ của vua Janaka. Xưa vào ngày lễ hạ điền,Janaka xuống đồng cầy ruộng, nhà vua thấy một hài nhi gái hiện ra ở luống càybèn đem về nuôi và đặt tên là Sĩtâ (nghĩa là Luống Cày). Sĩtâ lớn lên vừa hiềnthục, vừa xinh đẹp lạ lùng.  Hai anh em ông hoàng (Râma và Lakshmana) nghe chuyện lấy làm thích thú lắmbèn yêu cầu đạo sĩ Viswâmitra đưa đi. Thế là cả ba cùng lên đường tới kinh đôvương quốc Videha là Mithilâ. Vua Janaka tiếp đón họ nồng hậu. 

Đạo sĩViswâmitra ngỏ ý xin nhà vua hãy cho mang chiếc cung thần ra để hàng tử Râmaướm sức. Lập tức nhà vua hạ lệnh đoàn binh tướng coi kho, và năm ngàn người đẩytới một chiếc xe sắt đúc, tám bánh đồ sộ, bên trên có cây cung.   

Râma cúi đầu lễ phép xin nhà vua cho mình thử, rồi nhẹ nhàng nâng nắp xe,nhấc cung lên, thẳng tay giương cung theo thế bắn. Cánh cung cong chĩu dưới sứcmạnh của cánh tay thần. Chợt như có tiếng sét cực lớn làm đất trời rung chuyểnmuốn sụp đổ: cây cung bị gãy làm đôi.   

Giây phút kinh hoàng qua mau, ai nấy hân hoan kính phục sức mạnh thần dũngcủa Râma và lễ cưới bắt đầu sửa soạn. Một đoàn sứ giả được cử đi gấp trong vòngba ngày tới Ayodhyâ báo tin mừng và mời Vua Dasha-ratha tới dự lễ cưới. VuaDasha-ratha lập tức cho họp đội trào, thông báo cùng các quan trong triều tinmừng về hoàng tử Râma, đồng thời hạ lệnh quan coi kho thu thập một số vàng bạcchâu báu, chuẩn bị voi ngựa, rồi ngay hôm sau hoàng gia cùng một số quan đạithần và một đội quân tinh nhuệ thẳng đường ngày đi đêm nghỉ tới vương quốcVideha. Hai đấng phụ vương gặp nhau tay bắt mặt mừng; hai vương quốc trở thànhđồng minh do duyên trời đôi trẻ. Không những vậy, vua Janaka còn gả một côngchúa khác cho Lakshaman và gả hai ái nữ của một vị hoàng đế cho Bhrata vàSatru-ghna. 

Sau khi lễ thành đôi của những cặp “người quốc sắc, kẻ thiên tài” đó hoàn tất,hai cặp vợ chồng Bharata và Satru-ghna còn tiếp tục những cuộc thăm viếng khác;hai cặp Râma và Lakshamana và vợ thì theo vua cha trở về Ayodhyâ. Thần dântrong khắp vương quốc tưng bừng treo đèn kết hoa ăn mừng tiệc hỉ.   

Tuy ân ái tình nồng nhưng anh hùng không hề khíđoản, nhất là với hoàng tử Râma. Đã tới lúc vua Dasha-ratha cảm thấy mệt mỏi vàmuốn rút lui, nhường ngôi báu cho Râma trị vì. Ngài cho họp các triều thần bàytỏ ý mình. Tuy nhiên, ngài cũng nói quyết định tối hậu vẫn là ý của các quanđại thần, nếu các vị thấy trong các vị hoàng tử còn người tài đức hơn Râma. Cácquan đại thần đều đồng thanh công nhận không ai văn võ song toàn, tài đức songtoàn hơn hoàng tử Râma. Tin đó được loan truyền. Thần dân từ chốn kinh thànhtới khắp hang cùng ngõ hẻm vương quốc Koshala lại một phen tưng bừng chuẩn bịngày đăng quang của Râma, vị hoàng tử muôn phần kính mến của họ. Vẻ náo nhiệtcủa toàn thể vương quốc chẳng khác gì tiếng sóng chập chùng của đại dương trongnhững đêm trăng sáng triều dâng. 

Chương III

Râma và Sĩtâ cùng ăn chay và tụng niệm thần linh để chuẩn bị ngày đăngquang. Bà phi Kaikeyĩ thoạt cũng hoan hỉ vì từ xưa bà vẫn quý Râma như chínhcon bà là hoàng tử Bharata. Bà tin rằng con người đức hạnh như Râma khi lênngôi thiên tử thì phú quý cùng hưởng với các em, và vẫn quý trọng bà ngang vớihoàng hậu thân mẫu như xưa.   

Nhưng một áng mây đen đã kéo tới che rợp bầu trời hạnh phúc của hoàng gia.Đó là mụ vú nuôi bà phi Kaikeyĩ. Xưa mụ có công nuôi bà như con. Mụ có cái bướulớn sau lưng, tính tình xảo quyệt. Mụ tới tỉ tê với bà là nếu Râma lên ngôitrời, thì không những con bà là hoàng tử Bharata phải lép vế, mà chính bà vôhình chung cũng phải nép dưới uy quyền của hoàng hậu Kausalyâ. Thoạt bà phi gạtlời mụ đi, nói là không bao giờ có chuyện xấu xa đó với Râma, nhưng rồi lời nóitỉ tê tiêm dần nọc độc nghi kỵ vào lòng Kaikeyĩ. Sau cùng bà phi này hoàn toànsiêu lòng. Bà trút bỏ lại y phục lụa là cùng các nữ trang quý giá mà tự ý lánhvào lãnh cung trong rừng sâu. Vua Dasha-ratha hay tin vội tới thì thấy bà sủngphi của mình đầu bù, tóc rối, quần áo lem luốc, nằm khóc lóc thảm thiết trênsàn gỗ dơ dáy. Vua bảo bà có điều chi bất mãn hãy nói cho vua hay, vua sẽ giảiquyết mau lẹ để mối sầu của bà sẽ như tuyết tan dưới ánh dương quang.   

Bà nói mối bất mãn của bà chính là ở việc nhà vua đã chọn Râma lên ngôitrời. Bà yêu cầu vua hủy lệnh đó đi, truyền ngôi cho Bharata và lưu đầy thái tửRâma vào rừng trong thời gian mười bốn năm.   

Vua kinh ngạc tưởng có thể chết giấc và khuyên bà phi đừng yêu cầu mình làmcông việc thất nhân tâm đó. Bà Kaikeyĩ nhắc lại chuyện xưa bà từng săn sóc nhàvua bị thương tại chiến trường. Ngày đó vua có hứa sẽ thực thi hai điều thỉnhnguyện của bà. Từ đó đến nay bà chưa hề cầu xin điều gì! Vua Dasha-ratha hiểuluật danh dự của đẳng cấp chiến sĩ, đã hứa thì không thể nuốt lời.  Râma với tư cách thái tử có thể chống lại quyết định độc đoán và phi lý ấy,nhưng Râma không hề tỏ ý oán hờn. Trái lại chàng vui lòng nhận lấy cuộc lưuđầy, giúp cha thực hiện lời đã hứa xưa kia.   

Râma muốn vợ mình, công chúa Sĩta, ở lại vương quốc để khỏi phải chịu đựngnhững nỗi gian khổ của cuộc đày ải trong rừng. Nhưng Sĩta cương quyết theochồng. Nàng bác bỏ tất cả những lý lẽ của Râma và trả lời bằng những luận điệuvô cùng cảm khái.     

Thiếp không thể tuân lời đấng phu quân đã thốt lên trong giây phút nôngnổi. Vì lời khuyên của chàng không thích hợp với một chiến sĩ và với danh phận mộthoàng tử. Vì một thiếu phụtrung trinh bao giờ cũng theo chồng đi bất cứ nơi nào. Khi Râma bị lưu đầy thì Sĩta cũng tự đầy theo. Một thiếu phụ không thể bỏ chồngđể ở lại, dù vương quốc do con hay em thân mến của mình cai trị. Cùng với chồng, nàng sẽ đồng cam cộng khổ, số phận nàng ràng buộc với số phậnchồng. Nếu người con chính trực của Raghu (Râma) tiến bước vào rừng sâu tốn tăm và ảmđạm, Sĩta sẽ tiến lên trước chồng nàng để dọn dẹp những quãng đường gai góchoang vu. Lakshmana, em trai của Râma, cũng không chịu tuân theo lời thái tử mà ở nhà. Chàng đòi theo để giúpanh phá rừng, đốn cây, và trông nom chị dâu. 

Buổi tiễn đưa vang tiếng khóc than của thân quyến và thần dân. Đặc biệt đámthần dân còn lẽo đẽo theo tiễn sau xe thái tử suốt ngày hôm đó. Họ dừng lại ngủqua đêm trên bờ sông dưới ánh sao tò mò thầm lặng. Hôm sau thái tử Râma lẳnglặng cùng vợ, em và người đánh xe ra đi thật sớm, trong khi đám thần dân cònthiêm thiếp giấc nồng bên bờ sông. Hôm ấy họ đi lạc đường, tối đến phải dừnglại ngủ qua đêm bên bờ sông Hằng hà. Hôm sau, thái tử Râma cho người đánh xetrở lại kinh đô, còn ba người vượt sông Hằng, tiến về núi Chitra-Kuâta, rồixuyên qua rừng tới sông Yamuâna. Ba người tự làm lấy bè gỗ để qua sông rồi tiếptục đi bộ tới thảo lư, vị ẩn sĩ nổi danh đương thời là Bharadwâya. Ông tiếp đónhọ nồng hậu vì cũng đã biết nỗi oan khiên họ đương phải chịu đựng và giúp đỡ họdựng lều cư ngụ. Giữa chốn rừng sâu này, cỏ cây muông thú phồn tạp, suốt ngàyđêm suối tuôn róc rách, chim kêu, vượn hót, ve ngâm …

chương IV

Trong khi đó tại kinh đô Ayodhyâ, vua Dasha-ratha hoàn toàn xa lánh bà phiKaikeyĩ, chỉ để riêng hoàng hậu Kausalyâ được săn sóc mình vào lúc nhà vua cảmthấy gần đất xa trời. Tuy nhiên, khi hoàng hậu tỏ lời ai oán thái quá, nhà vualại khuyên nhủ không nên phiền trách hờn giận Kaikeyĩ hơn nữa. Điều bất hạnh mànhà vua đương gánh chịu là hậu quả một hành vi thất đức trước đây. Hồi đó ngườilà một hoàng tử nổi danh về tài thiện xạ. Người có thể ngắm bắn hoặc nghe bắnbách phát bách trúng. Một hôm vào rừng người nghe có tiếng gì như tiếng một convoi đương lấy vòi hút nước sau một lùm cây, liền lắp tên vào cung bắn. Ngờ đâucó tiếng người kêu thương. Người chạy vội tới, thì ra đã bắn lầm phải một ẩn sĩtrẻ tuổi đương vục bình xuống suối lấy nước. Chàng ẩn sĩ cho hay chàng về thămcha mẹ mù cũng sống mai danh ẩn tích gần đây. Chàng yêu cầu hoàng tử hãy tớigặp cha mẹ, nói rõ sự tình. Hoàng tử tới, xin lỗi hai ông bà già mù. Hoàng tửđưa họ tới bờ suối. Họ ôm lấy xác con, rồi lập dàn hỏa cùng tự thiêu với xáccon. Trước khi chết, người cha già nói : “Nhân nào, quả ấy. Hoàng tử giết chếtcon ta, sau này người cũng mất con, và chết trong sầu muộn!”. Lời đó đã mờ phaivới thời gian nhưng đến nay vang lên rõ hơn bao giờ hết. Kể xong chuyện, vuaDasha-ratha băng hà.  

Hoàng tử Bharata, trong thời gian qua, tới thăm vương quốc của người cậu,cũng vừa được triệu gấp về nhà. Bà phi Kaikeyĩ hoan hỉ báo tin mừng cho Bharatahay là chàng sẽ được nối ngôi báu. Ngờ đâu Bharata kịch liệt phản đối mẹ, tráchmẹ đã làm vua cha chết trong sầu hận. Riêng chàng, không bao giờ chàng ngồi vàongai vàng thuộc quyền chính thống của thái tử Râma. Đoạn chàng tới an ủi hoànghậu Kausalyâ. Lễ an táng vua Dasha-ratha cử hành. Vào dịp này, hiền giả Vasishtha nhắc nhủmọi người rằng ai rồi cũng đến ngày, đến số phải từ bỏ cõi đời, nhưng bổn phậnngười sống là phải làm đầy đủ trách vụ của mình. Sau đó Bharata cùng các bà hoàng hậu với một số hiền giả thân hành tớikhoảng rừng sâu, khẩn khoản mời Râma trở về ngôi báu, nhưng Râma vẫn một mựcchối từ. Chàng chỉ thấy cần phải thi hành bổn phận làm con và bảo toàn lời hứadanh dự của vua cha.   

Trước tinh thần dũng cảm và ý chí sắt đá của Râma, Bharata đành phải nhượngbộ. Tuy nhiên, chàng chỉ nhận giữ quyền nhiếp chính trong thời gian Râma vắngmặt. Chàng xin Râma cho chàng đôi dép để mang về đặt lên ngai vàng. Tuy trịquốc thay anh nhưng Bharata không sống cuộc đời vương giả ở hoàng cung mà sốngmột đời khổ hạnh của ẩn sĩ. Chàng nói nếu trong mười bốn năm nữa, Râma khôngvề, chàng sẽ lên dàn hỏa. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn