Bảo Thanh Lương

Thần thoại Ấn Độ: Thượng đế - Ba ngôi - và các thần linh 

Đăng 5 năm trước

Thượng Đế duy nhất tự hữu hằng cửu là nguyên nhân và cứu cánh của toàn thể các thần linh và muôn loài trong vũ trụ. Theo quan niệm của Ấn Độ, con người không thể hình dung Thượng Đế bằng bất cứ một ý niệm hay hình ảnh cụ thể nào. Con người chỉ có thể nhận biết được.

Thượng Đế qua những vị thần linh biểu hiệncho quyền năng mầu nhiệm của Ngài.  Cõi Trời (Dyaus), Đất (Aditi), và Mười Hai Nguyên Lý Tối Cao (Âditya) tứcMười Hai Tháng: Hình ảnh tiếp cận nhất có thể biểu hiện cho Thượng Đế toàn diện là Cõi Trời(Dyaus) chứa đựng toàn thể vũ trụ.   

Cùng với Cõi Trời (Dyaus) là Cha tượng trưng cho Tinh thần, có Đất (Aditi)là Mẹ tượng trưng cho Vật chất. Do hai nguyên lý này mà sinh ra Mười Hai NguyênLý Tối Cao (Âditya) điều hành mọi sinh hoạt giữa Trời và Đất, cai quản chư thầnvà loài người. (Nói vậy vì mười hai tháng trong năm khi chuyển vận lôi cuốntheo tất cả thế gia) (Bộ baDyaus-Aditi-Âditya, Cha-Mẹ-Con, với tính cách nhất nguyên, có thể ví như quanniệm về Thiên Chúa Ba Ngôi Cha-Con-Thánh-thần trong Thiên Chúa Giáo). 

Lại cũngcó thể ví như quan niệm trong Kinh Dịch về Âm, Dương và các hình thái biểu hiệndo sự giao hoà của hai nguyên lý ấy. Các thần linh trong Veda ngụ khắp ba cõi : Thần cai quản Hạ giới là Lửa(Agni); thần cai quản Không trung la` Gió (Vâyu) và thần cai quản Thiên giới làMặt trời (Suârya). Đó là Ba ngôi tối linh Tri-murti trong Veda.  

Về nguyên lý ba ngôi là Dyaus-Aditi-Âditya; về thể hiện thì Tamlinh vị là Thần lửa Agni, Thần gió Vâyu và Thần mặt trời Suârya. Vì vậy, Đất vàLửa là một, Bầu Trời và Không Khí là một, Cõi Trời và Mặt Trời là một. Cả bavừa là Thể vừa là Dụng của cùng một bản chất và là ba yếu tố căn bản của đờisống. Sau đây Ba Ngôi tối linh còn là: Thần Sáng Tạo Brahmâ, Thần Bảo Tồn Vishnuvà Thần Huỷ Diệt Shiva.  Lại còn có nhiều quan niệm khác về Ba Ngôi, tỉ như quan niệm về ba phẩmtính trong thiên anh hùng ca Mahâbhârata (sẽ đọc sau đây) là : Thuần khiết hayTri thức (Sattva) có tác dụng Quy tâm, Tình cảm hay Hành Động (Rajas) có tácdụng điều hoà; và Ô trọc hay Ngu tối (Tamas) có tác dụng ly tán; hoặc quan niệmphái Vedânta về Thực hữu (Sat), Trí thức (Chit) và An lạc (Ananda). 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn