Bảo Thanh Lương

Thần thoại Việt Nam: Thần mưa

Đăng 5 năm trước

Thần mưa là thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cầy cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi.

Thần Mưa thường theolệnh Trời đi phân phác nước cho các nơi. Thần Mưa có tính hay quên nên có vùngcả năm không đến, sinh ra hạn hán; có vùng lại đến luôn làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới cóc phải lên kiện Trời vì thần Mưa vắng mặt lâu ngày quá. 

Công việc một mình phân phối nước khắp mặt đất rất là nặng nề. Thần Mưa có khi không làm hết nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở nên thành rồng hút nước phun mưa, giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó, Trời chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá chép hóa rồng: 

Mồng ba cá đi ăn thề, 

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ môn. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn