Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Thành công với chủ nghĩa Khắc Kỷ

Đăng 4 năm trước

Bạn đang đối mặt với vô vàn nan đề hoặc đang hoàn toàn bế tắc trước những nghịch cảnh trong cuộc sống. Và bạn đang bắt đầu than khóc cho số phận của mình. Tuy nhiên, có thể những thử thách đó đang giúp bạn trui rèn như lưỡi gươm trong lò lửa, bắt đầu những bước tiến vững chãi cho sự nghiệp thành công của bạn như triết gia Zeno của thành Cyprus.

Là một thương nhân giàu có nhưng lại bị trắng tau sau khithuyền bị đắm ở Athens vào khoảng 300 năm trước Công nguyên. Ông có gì khác để làm, ông ta lang thang vào một tiệm sách và trở nên hứng thú khi đọc về triết gia Socrates và bắt đầu một chặng đường tìm hiểu và lĩnh giáo những triết gia trong các thành bang. 

Khi Zeno bắt đầu dạy các học trò của mình, ông đã sáng lậpra một triết lý được biết đến với cái tên Stoicism (Chủ nghĩa Khắc Kỷ). Đó lànhững lời giáo huấn về bao dung, đức hạnh và sự tự chủ. Và từ đó, ông đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ nhà tư tưởng và các nhà lãnh đạo.

Cái tên Stoicism bắt nguồn từ Stoa Poikile là tên của một quảngtrường công cộng nơi Zeno và các môn đệ ông tụ họp để thảo luận. Chúng ta thườngsử dụng từ Stoic tức người Khắc Kỷ để chỉ với những người có khả năng giữ được sự bình tĩnh trước mọi áp lực và không bộc lộ những cảm xúc cực đoan.

Người Khắc Kỷ tin rằng mọi thứ xung quanh ta hoạt động theo một mạng lưới của nguyên nhân và kết quả dẫn đến một cấu trúc hợp lý của vũ trụ cái mà họ gọi là Logos. Và dù không phải lúc nào ta cũng kiểm soát được những sự kiện ảnh hưởng đến mình, ta vẫn kiểm soát được cách ta tiếp cận mọi thứ.

Thay vì hình dung đến một xã hội lý tưởng, người stoic cố gắngứng phó với thế giới theo đúng bản chất của nó. Đồng thời, họ theo đuổi sự phát triển bản thân thông qua những phẩm chất:

  • Trí tuệ thực tiễn: khả năng định hướng những tình huống phức tạp một cách hợplý, am hiểu và điềm tĩnh. 
  • Sự điều độ: việc rèn luyện của sự tự chủ và tiết độ trong mọi khía cạnh của cuộc sống 
  • Sự công bình: đối xử với người khác một cách công bằng, công tâm; ngay cả khi họ sai phạm.
  • Bác ái: hãy đối xử với tấm lòng nhân ái, yêu thương; ngay cả với kẻ thù.
  • Can đảm: không chỉ trong nghịch cảnh, mà trong những công việc thường ngày, với sự rõ ràng và liêm chính.

Theo Seneca, một trong những stoic La Mã nổi tiếng nhất đã từng viết:

“Đôi khi chỉ sống thôi cũng là một cử chỉ của lòng can đảm.”

Chủ nghĩa khắc kỷ cũng không khuyến khích tính thụ động.Quan niệm đó nằm ở việc chỉ những ai đã tu dưỡng đức hạnh và sự tự chủ mới có thể mang đến sự thay đổi tích cực cho người khác.

Những bài học sau đây có thể giúp bạn vực dậy chính bản thân,tìm lại chính năng lực tuyệt diệu và xoay chuyện cục diện hiện tại trước những tồi tệ đang bủa vây lấy bạn.

1. Sức mạnh của sự tĩnh lặng

Bạn đang phải đối diện với một núi những rắc rối trong cuộc sống, bạn như rơi vào trạng thái lực bất tòng tâm, bị cuốn theo chúng khiến bạn dễ trở nên bối rối và hoảng loạn. Lúc này, sự tĩnh lặng để giúp bạn bình tâm là điều cần thiết vì bạn như đang trong một vũng lầy, bạn càng cố ra sức vẫy vùng để thoát khỏi thì càng lún sâu hơn. Cuối cùng, có thể mọi việc sẽ tồi tệ hơn và bế tắc.

Tất cả như cả bầu trời đổ sập trước mặt chẳng khác một đạo quân thiên binh vạn mã đang bao vây bạn, sẵn sàng đồng loạt tấn công. Hãy nhắm mắt, hít một hơi thật sâu và tự nhủ mọi thứ thật đơn giản và nằm trong lòng bàn tay của bạn mà thôi. Hãy chậm rãi suy nghĩ về từng vấn đề một và chia nhỏ chúng ra để giải quyết.

Sự tĩnh lặng không phải là một trạng thái thụ động, nó giúp bạn kiểm soát được hành vi của mình mà không bị chi phối bởi những yếu tố cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, hoảng loạn. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định thông suốt, không vội vã để hối tiếc khi sự việc đã rồi. Như binh pháp có một chiến thuật là “Dĩ tĩnh chế động” hay “Bất biến ứng vạn biến”

Trong Tam Quốc, có một câu chuyện như thế này:

Tư Mã Ý đưa quân vây thành. Gia Cát Lượng vì bất đắc dĩ đã cho lui toàn quân chỉ còn mình ông giữ thành cùng vài người lính già. Thấy địch quân tới, ông bèn cho mở toang cổng thành, bảo những người lính già ra trước thành quét lá, không chỉnh đốn quân ngũ nghênh chiến. Riêng ông thì cao tọa trên thành, thản nhiên như không, ung dung ngồi đánh đàn, thần thái không chút sợ hãi. Tư Mã Ý thấy cảnh tượng này vô cùng bối rối, không dám đưa quân công thành vì cớ cái sự bình tâm lợi hại của Gia Cát khiến y tưởng như mình đang bị dẫn dụ vào một cái bẫy. Sợ mai phục, Tư Mã Ý lui binh. Gia Cát như nhờ cái thần khí tĩnh lặng của mình không hề náo động mà đẩy lui vạn quân. Giả sử, chỉ cần một sự hốt hoảng tức thời của Gia Cát Lượng bộc phát ra bên ngoài chắc hẳn ông đã không toàn mạng.

Nhưng trên hết thảy, sự tĩnh lặng giúp bạn giữ được lời nói của mình. Cổ nhân nói “Họa từ miệng mà ra” ấy thôi. Chủ nghĩa Khắc Kỷ đề cao sự lắng nghe và tiết chế những lời nói không cần thiết hay những cách phát ngôn có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Sự điềm tĩnh không hấp tấp sẽ giúp bạn nhìn những nan đề kia một cách thấu đáo nhằm tìm ra cách gỡ từng nút thắt một thay vì vội vã làm sợ day ngày càng siết chặt hơn. Lối thoát chính từ sự tĩnh lặng.

2. Sức chịu đựng của bạn nhiều hơn bạn có thể tưởng

Trong mỗi kì Đại hội Thể thao, con người lại cô gắng phá vỡ những thành tích kỉ lục trước đây. Qua việc này nhiều người tưởng chừng như khả năng của con người là vô hạn. Ngưỡng chịu đựng của con người cũng như vậy và bạn đừng cố gằng đặt ra những giới hạn cho khả năng của chính mình. Hãy đương đầu với những nan đề của bạn bằng câu nói “Tôi Có Thể! ” và bạn không hề Sợ Hãi.

Có một câu châm ngôn thế này:“Sự sợ hãi giết chết người chiến binh trước khi kẻ thù giết chết anh ta”Bạn cảm thấy mọi thứ đang đối nghịch với bạn và khiến bạn chỉ muốn lẩn khuất đâu đó để trốn chạy thực tại, nhưng đó là do bạn chưa thấy hết sức mạnh bên trong bạn đó thôi.

Có một thí nghiệm tuyệt vời của triết gia Secena:Bạn hãy tự đưa mình vào một cảnh túng thiếu. Bạn phải sống với một số ít thực phẩm rẻ tiền, quần áo tồi tàn, ngủ dưới đất, cố gắng nhịn ăn trong một ngày. Bạn vẫn sẽ tồn tại nhưng bạn lại sợ hãi. Hoàn cảnh không hạ gục bạn nhưng thái độ của khiến bạn sụp đổ. Bạn sợ hãi sợ bản thân mình không chịu nổi chỉ là một phần nhỏ nhưng bạn sợ hãi về cách mà xã hội loài người nhìn bạn.

Ấy chính là người ta chết bởi cái Tôi của chính mình.Mọi việc được mất trong cõi đời là lẽ hiển nhiên. Hãy tìm cách thích nghi và sinh tồn trước khi bạn bước đi những bước kế tiếp, và đừng oán trách như câu cụ Nguyễn Du từng viết:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”

Có bao giờ bạn nghĩ mình không có gì để mất sẽ khiến bạn tự do hơn không ? Những tiện nghi là điều cần cho cuộc sống nhưng không phải là điều kiện đủ để con người ta tồn tại, phát triển. Và việc huấn luyện cho bản thân quen với những tình cảnh khắc khổ sẽ giúp bạn bình thản hơn khi nó xảy ra với bản thân mình. 

Phải chăng trong những nghịch cảnh thì những tên tuổi vĩ đại đã cống hiến không biết bao nhiêu công trình lẫy lừng cho lịch sử nhân loại. Trong bóng tối thì con người ta sẽ đi kiếm ánh sáng của tri thức và sự sáng tạo.

3. Con người cũ đã chết

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao Thượng Đế cho con người một cái đầu luôn hướng về phía trước mà khó có thể xoay ngược để ngoái nhìn phía sau. Ấy bởi vì muốn con người hãy luôn hướng nhìn về tương lai chứ không phải để chúng ta gặm nhấm những nỗi đau thương trong quá khứ hay sống với những sự huy hoàng của kí ức. Như cách mà Marcus Aurelius đã nói: “Hãy nghĩ về bản thân như một người đã chết. Bạn phải sống cuộc sống của mình. '

Bây giờ, phải lấy nốt những gì còn sót lại và sống một cách thích đáng”Bạn hãy sống hết mình và trân trọng ngày HÔM NAY của mình vì bạn thể quay về quá khứ hoặc tìm cách thay đổi nó và bạn chỉ có thể biết được bạn của HÔM NAY là kết quả của bạn trong QUÁ KHỨ, TƯƠNG LAI của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào ngày hôm nay.

Hãy đứng lên và nghĩ rằng bạn hoàn toàn là con người mới, bạn của ngày HÔM QUA đã chết. Bắt đầu lại tất cả từ nơi bạn đứng với những gì bạn đang có, đồng thời, tận dụng nó một cách tối đa. Hãy thiết lập những mục tiêu mới cho cuộc đời và tối ưu hóa những hành động của bạn một cách hiệu quả, “ngay và luôn”, đừng chần chờ vì trái ngọt của TƯƠNG LAI đang chờ bạn hái khi bạn cố gắng chăm bón cho nông trại Hiện Tại.

4. Vạn vật đều vô thường

“Khi bạn hôn con hay vợ bạn, hãy nhắc nhở bản thân: ”Tôi đang hôn một người trần tục sắp chết.” _ Epictetus                                                                                                                                                                          

Và đây có lẽ là tiết lý được nhắc đi nhắc lại nhiều lần của nhiều Tôn giáo. Vĩ lẽ, vũ trụ luôn luôn biến chuyển theo tuần hoàn vốn có, có lại mất, mất lại có nên lẽ thịnh suy được mất coi là lẽ thường phải đến. Nhưng khổ nỗi! Mấy ai thấu hiểu được điều này. Bạn nghĩ mà xem, có triều đại vĩ đại nào trên thế giới có thể trường tồn đến nay mà không bị hủy diệt. Có sinh ra chắc hẳn sẽ có diệt vong là điều cốt yếu không sao tránh khỏi.

Cả thành phố phồn hoa cũng sẽ bị biến mất sau một trận sóng thần hay động đất. Những dinh thự xa hoa cũng có thể tàn lụi sau một cơn hỏa hoạn. Và đôi khi bạn có biết trong vũ trụ xa thẳm kia có một vì sao nào đã biến mất ? Một điều thật nghiệt ngã! Và đời cứ thế lặng lẽ trôi! Cứ thế, bạn có thể đánh mất cuộc sống của mình bởi những ràng buộc vốn dĩ không bền vững, có khi là của bạn, cũng có khi là của người khác, cũng có khi không thuộc về ai.

Như vậy, bạn thấy rằng quỹ thời gian của mỗi người trên đất này là có giới hạn. Hãy tự ngẫm xem bạn đã dùng quỹ thời gian hữu hạn mà Thượng Đế ban tặng cho bạn cho những giá trị thực sự hữu ích trong cuộc đời bạn hay chưa ? Lúc trước khi học về mệnh đề Toán học tôi rất thích câu của thầy tôi : “Quang Trung cũng là người nên Quang Trung cũng phải chết”. Đó là sự thật hiển nhiên mà khôn ai chối cãi được.

Vấn đề được đặt ra là bạn chứng tỏ rằng mình được sinh ra cho đời với những cống hiến thực sực, chứ không phải bạn xuất hiện trên thế gian này với sự ưu tư, chán chường. Nên chăng, ta hãy tận hương khoảng thời gian quý báu này để tạo một cuộc đời mà người ta sẽ còn nhắc đến mãi khi bạn đã ra đi vĩnh viễn.

Có thể lập luận câu nói bên trên như thế này: “Quang Trung là người nên Quang Trung cũng phải chết nhưng tên tuổi của ông thì không bao giờ chết!”. Hãy xem xét điều gì là quan trọng nhất với cuộc sống của chính mình và thực tế bạn đã lám gì !

5. Nhìn vấn đề bằng đôi mắt người khác

“Sự đau khổ nảy sinh không phải từ những sự kiện trong cuộc đời ta nhưng từ cách ta phán xét nó.”                                                                                                                                      Epictetus

Khi một người gặp cảnh bất hạnh nào đó, bạn sẽ tự nhủ: “Đây chính là một phần của cuộc sống, nó vốn dĩ như vậy mà. Và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn.” . Nhưng nếu điều này xảy ra với chính bạn, chắc hẳn bạn sẽ thốt lên: “Thật là thảm họa! Sao điều này lại xảy đến với tôi ?”Mọi việc sẽ dễ dàng hơn với chúng ta khi chúng ta nhìn nhận nan đề dưới một góc nhìn khách qua, bình thản nhằm cân bằng tâm lý trước khi chúng ta giải quyết nó. Điều này giúp bạn bình tâm trước khi tìm ra phương án để đưa mình thoát ra khỏi sự khủng hoảng.

Bạn hãy nghĩ rằng mọi việc xảy ra với chúng ta cũng đã từng xảy ra với nhiều người trước đó và chắc chắn cũng sẽ đến với nhiều người trong tương lai như một điều thường tình của cuộc sống. Bạn không phải la trường hợp ngoại lệ. Hoặc đây là một bài kiểm tra của cuộc đời giành cho bạn. Bạn vượt qua bài kiêm tra càng khó chứng tỏ năng lực bạn càng cao.

6. Hãy bay lên trên cao

 Nhắm mắt lại và thử tưởng tượng! Bạn có thể bay ra khỏi cơ thể hữu hạn của chính mình, vút lên trời cao rồi nhìn xuống bản thân cùng những thứ xung quanh bạn. Cứ thế bạn bay cao và bay xa hơn nữa, rồi ngằm nhìn thanh phố bên dưới của bạn, đất nước, lục địa và cuối cùng là hành tinh chúng ta. Va luôn nhớ rằng cơ thể bạn vẫn đang ở dưới đó.

Thật ra có những rắc rối trong cuộc sống đến phần lớn là do trí tưởng tượng của chúng ta đẩy nó đi quá xa. Hoặc trong những phút mất bình tĩnh chúng ta đã làm quan trọng hóa vấn đề hơn mức cần thiết. Chúng ta làm cho mọi thứ rối tin rối mù lên và tự đưa mình mắc kẹt trong đám hỗn độn đó. Bạn cho rằng một điều đó rất ư là quan trọng nhưng thực ra nó không quan trọng như bạn nghĩ.

Chính cuộc đời bạn mới là điều quan trọng nhất. Đó là vì bạn đang nhìn sự việc từ một góc nhìn rất nhỏ hẹp.Từ trên cao bạn thấy mình chỉ là một chấm đen và toàn bộ hành tinh này chẳng là gì trong một vũ trụ bao la tưởng chừng như vô hạn kia. Mọi thứ không có gì là to tát.Trong khi bạn đang loay hoay với những rắc rối bạn cho là lớn lao thì nạn đói vẫn diễn ra ở châu Phi hoặc các cuộc đánh bom liều chết vẫn thường xuyên nổ ra đâu đó. Thế mới hay chuyện rắc rối của bạn chẳng thấm thía vào đâu.

7. Số phận của ta thật tuyệt vời

Bạn có tin vào có số phận ? Điều này vẫn còn là một vấn đềbàn cãi trong nhiều thế kỷ qua của nhiều trường phái triết học Đông – Tây. Nếungười Á Đông tin rằng con người sinh ra vốn dĩ đã được đặt định sẵn bởi thiên mệnh như câu cửa miệng của nhà Nho: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ấy cũnglà một cách hiểu có vẻ thụ động hay cam tâm chấp nhận về thực tại của con ngườilà do Thiên Mệnh không cách chi thay đổi được cả.

Nhưng nếu nhìn nhận một cách lạc quan hơn, khôn ngoan hơn người ta lại phải nhận định về giá trị nỗ lực của con người rằng “Tận sở năng, tri thiên mệnh” hay “Tận nhân lực, tri thiên mệnh”.Tức là, cái người ta gọi là Thiên Mệnh kia muốn hiểu được phải cố gắng hết sức có thể của con người thì mới gọi là số phận. Vì cái tư tưởng Số phận kia mấy ai biết được nó ra sao ? Nên chăng chúng ta hãy bỏ sự lệ thuộc mù quán ấy, vì rằng số phận của chúng ta là do sự tích cực vận động của mỗi con người mà tạo nên như vậy.

Một cách khoa học hơn, vũ trụ vốn tuân theo nguyên tắc bảo toàn, bạn tác động vào thế giới này bao nhiêu thế giới sẽ trả lại cho bạn bấy nhiêu, cả tốt lẫn xấu. Thế mới nói rằng “Đức năng thắng số”. Số chỉ là một định nghĩa mơ hồ về tương lai của con người do con người muốn khám phá, và tự diễn đạt nó theo cách của họ.

Như một nguyên nhân tất yếu của hệ Nhân Quả thì yếu tố ĐứcHạnh cần được xem trọng hơn cả.Chủ nghĩa khắc kỷ không đề cao việc đi tìm hiểu số phận của mình và chủ trương một tư tưởng lạc quan trong mọi hoàn cảnh sống. Thay vì tìm cách thay đổi số phận của mình trong tương lai thì những người Khắc Kỷ tập trung cho những việc kiểm soát hành vi trong hiện tại, họ kiểm soát tính Nguyên Nhân thay vì thay đổi Kết Quả. Và hiển nhiên, mọi thứ tạo ra hoàn cảnh trong tương lai đều phụ thuộc hoàn toàn vào những hành động cụ thể trong hiện tại. Bây giờ, thay vì oán trách cái số phận của mình bạn hãy yêu lấy nó, hãy nhủ rằng mình có một số mệnh thật tuyệt vời.

8. Hãy nghĩ đến hậu quả thảm hại

Một bài tập kinh điển của chủ nghĩa Khắc Kỷ là trước khi bạn tiến hành hành bất cứ việc gì hãy suy xét đến rủi ro và những hậu quả có thể xảy ra nhiều nhất có thể. Điều đó không phải để bạn chùn bước mà nó giúp cho bạn xây đựng được đức tính cẩn trọng trong hành động của mình.Có những lúc bạn tưởng chừng như đã chạm tay vào trái ngọt của sự thành công thì bồng một sự cố nào đó xuất hiện làm mọi thứ trở nên như “Dã Tràng se cát biển Đông”. Trong bóng đá, cái chết phút 90 chẳng phải là điều hiếm gặp.

Cái câu ngạn ngữ “Dưới ánh mặt trời mọi thứ đều có thể xảy ra” xem ra cũng thật chí lý. Vốn dĩ mọi thứ trên đời không có gì là chắc chắn tuyệt đối. Chúng ta không ai muốn sự rủi ro xuẩ hiện nhưng cần phải chuẩn bị để tránh hoặc đối diện với nó. Nếu bạn không tưởng tượng được hậu quả tệ hại của quss trình, có thể bạn sẽ bị sock khi nó diễn ra.

Việc chuẩn bị này như việc tiếp đón kẻ thù từ xa không mời mà đến, chúng ta luôn có nhưng phương án dự phòng để giải quyết nó bằng sự bình thản và khôn ngoan.

Hy vọng với 8 bài học trên của chủ nghĩa Khắc Kỷ sẽ giúp bạn tìm ra lối thoát trước những bế tắc của cuộc sống, mởi lối đi mới cho chính cuộc đời. Hãy đứng lên và bắt đầu ngay đi bạn của tôi ơi! Thành công và vinh quang đang chờ bạn.

Hồ Hoàng Anh

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn