Claudio Su

Thập đại cấm khúc (10 ca khúc bị cấm lưu truyền) phần 2

Đăng 4 năm trước

'Mẹ em xem trọng chiếc áo cưới lắm, Nên đừng khiến em phải chết quá sớm.

GIÁ Y (VÁY CƯỚI)

Năm 2005 một ca khúc đau thương được tung lên mạng và nhanh chóng trở thành hiện tượng. 

Bài hát với điệu nhạc ai oán, giọng ca thê lương, ca từ lạnh lẽo, mỗi một câu được cất lên là lại khiến người nghe nổi da gà. Song chẳng bao lâu sau, bài hát đó bỗng được liệt vào danh sách "thập đại cấm khúc" tức mười ca khúc không được nghe bởi không những bài hát quá u ám mà còn có tin đồn rằng nghe xong... sẽ có người chết... 

Ca khúc ấy có tên là Áo Cưới (Giá Y) do tác giả kiêm ca sĩ Ngô Hồng Phi thể hiện. 

 "Mẹ em xem trọng chiếc áo cưới lắm, nên đừng khiến em phải chết quá sớm...", đây là một đoạn ca từ trong bài Áo Cưới. 

Thực ra không cần nghe, chỉ đọc thôi cũng đã khiến người ta có cảm giác không thoải mái. Từng lời ca đều ngập tràn sự tuyệt vọng, những từ như "thuốc độc", "chảy máu không ngừng", "đêm xuân",... tạo cảm giác bí bức và ám ảnh khó tả.Về việc tại sao Ngô Hồng Phi (lúc này đương là thành viên của ban nhạc Con Đường Hạnh Phúc, nghệ danh A Phi) lại viết một ca khúc tanh máu như Áo Cưới, chúng ta không phải cô ấy nên không cách nào phỏng đoán được. Song trên mạng có lưu truyền một lời đồn rằng, bài hát được cải biên từ một bức di thư có thật. Đằng sau bức di thư đó là một câu chuyện thương tâm. 

Nữ chính trong ca khúc này từng yêu sâu đậm một chàng trai, hai người yêu nhau thắm thiết, song trước khi kết hôn, cô gái đã trao thân cho chàng trai. Thế nhưng thật không ngờ, chàng trai ấy lại phản bội cô, sau đó bỏ rơi cô khiến cô đau khổ. Mẹ của cô gái sau khi biết chuyện, không những không an ủi con gái mình mà còn chỉ trích cô không biết tự trọng, vẫn chưa xuất giá mà đã quan hệ với đàn ông, sau này làm sao lấy được chồng. Đối mặt với sự chì chiết của mẹ và sự phản bội của người yêu, cô gái ngày càng u buồn và tuyệt vọng, cuối cùng để lại một phong thư rồi tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nghe nói, lúc chết, cô gái đã mặc bộ đồ cưới đỏ truyền thống, còn bức di thư đó chính là bài hát Áo Cưới mà chúng ta được nghe. 

Hai chữ "áo cưới" chứng tỏ màng trinh bị rách, còn "thuốc độc" ám chỉ tinh dịch của đàn ông.

Còn một phiên bản khác nữa, cũng kể về một đôi trai gái yêu nhau, hồi còn học đại học, chàng trai từng hứa với cô gái rằng sẽ mang giá y đỏ thẫm đến cưới cô về nhà. Thế nên vào đêm tốt nghiệp, cô gái đã trao thân cho chàng trai. Song không ngờ rằng ngay hôm sau anh ta đòi chia tay, cô gái đau lòng tột độ, không cách nào chấp nhận được sự thật này nên đã viết một bức di thư rồi tự sát.Dẫu câu chuyện có như thế nào thì bài hát này quả được sáng tác dựa trên cảm hứng từ nỗi đau của cô gái tự tử vì tình đó. Chính Ngô Hồng Phi cũng đã từng tỏ bày rằng bài hát chỉ là một bản tình ca bình thường theo cảm hứng. 

Năm 2012, Ngô Hồng Phi viết một cuốn tiểu thuyết cũng với tựa đề là Áo Cưới, câu chuyện thanh xuân đầy đớn đau ấy lại được lần nữa tái hiện với sự tuyệt vọng và quỷ dị hơn. 

 "Mẹ em xem trọng chiếc áo cưới lắm,  

Nên đừng khiến em phải chết quá sớm. 

Đêm khuya tóc anh bay bay 

Đêm khuya mắt anh nhắm nghiền. 

Đây là một lời hẹn ước bí mật. 

Áo cưới của em, của anh. 

Áo cưới màu đỏ. 

Thuốc độc màu trắng. 

Mẹ em xem trọng chiếc áo cưới lắm,  

Nên đừng khiến em phải chết quá sớm. 

Chỉ mong người phụ nữ anh vuốt ve chảy máu không ngừng. 

Liệu đêm xuân đó có phải là sai lầm của em không? 

Chỉ mong người phụ nữ anh vuốt ve đang thối rữa. 

Liệu đêm xuân đó có phải là sai lầm của em không?...

Link bài hát:

https://youtu.be/hvB76VN5owY

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn