NgT Vui vẻ, hài hước, thích du lịch và đọc sách. Xem phim thì phải là phim hành động, phiêu lưu. Nói nhiều, nói nhanh

Thịt cóc ngon lắm nhưng khoan… Hãy cẩn thận

Đăng 7 năm trước

Nếu bạn bị hen suyễn nên kiếm thịt cóc ăn. Hoặc nếu bạn bị ung thư thì nên tìm cóc mà bắt về nấu cháo, hầm tiêu gì đó đi. Bạn đã nghe nó hoài phải không? Thịt cóc ngon đấy nhưng khoan, bạn chưa biết gì về nó cả!

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc

Thịt cóc có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với thịt gà, thịt bò, thịt heo. Trong 100g thịt cóc có khoảng 18,6 g protein. Hàm lượng kẽm gấp 4 lần so với các loại thịt khác, hàm lượng sắt cao gấp 11 lần so với thịt heo nạc, gấp 7 lần thịt gà và 25 lần thịt bò. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều acid amin có giá trị. 

Theo Đông y, thịt cóc có tính mát, bổ tỳ, kích thích tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, các thầy thuốc dùng để chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em và một số bệnh khác như hen suyễn,viêm đường ruột, viêm khí quản mãn tính. Thông thường người ta lấy thịt cóc chế biến thành các món ăn (làm chả, nấu cháo) hoặc làm chà bông để sử dụng lâu dài.

Thịt cóc có phải là thực phẩm?

BS Nguyễn Thị Kim Hưng – GĐ Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh (Theo ykhoa.net) cho rằng: Thịt cóc không phải là thực phẩm vì nó không đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Mặc dù thịt cóc có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chứa nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc,thậm chí tử vong. 

Chất độc bufalotoxin tập trung chủ yếu ở gan, trứng, da, mủ, mắt và các hạch thần kinh dọc theo hai bên sống lưng. Đây là một chất độc cực mạnh. Người ta ước tính lượng bufalotoxin trong một con cóc có thể khiến 4 – 5 người khỏe mạnh tử vong trong thời gian ngắn. Độc tố trong da cóc không bị phân hủy trong điều kiện nấu nướng. Chất độc từ mủ cóc dính vào tay nhiều lần sẽ làm rộp da, lở loét; nếu dây vào mắt sẽ làm sưng đau.

Có nên ăn thịt cóc?

Trẻ em là đối tượng chủ yếu của các vụ ngộ độc thịt cóc. Các bà mẹ với tâm lý chủ quan vẫn cho trẻ sử dụng các sản phẩm chà bông cóc, bột cóc. Những chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, mặc dù thịt cóc có tác dụng bổ sung dinh dưỡng (đặc biệt chữa bệnh còi xương) nhưng không nên cho trẻ ăn thịt cóc để tránh nguy cơ ngộ độc. 

Tuyến độc ở cóc tập trung ở mang tai và thông thương với da bằng nhiều lỗ. Những chất độc này không hề bị phân hủy ở nhiệt độ nấu nướng.Vì vậy, cách chế biến thịt cóc như chặt đầu, lột da, bỏ chân… chưa chắc đã loại bỏ được hết độc tố. Trên thực tế, năm nào cũng có người phải nhập viện do ngộ độc thịt cóc. Những triệu chứng thường thấy khi ngộ độc:

  • Choáng váng, đầu óc quay cuồng, nôn mửa. 
  • Đau bụng, tiêu chảy, lạnh người, đau nhức các đầu ngón tay, ngón chân. 
  • Huyết áp giảm, rối loạn nhịp tim. 

Tình trạng ngộ độc sẽ biến chuyển nặng hơn và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh: ảo giác, hoang tưởng… Với những trường hợp bị ngộ độc thịt cóc, trước hết phải kích thích nôn ói cho nạn nhân, sau đó đưa đến trung tâm y tế gần nhất. Cóc sống ở môi trường ẩm ướt trong hang hốc. Do đó, thịt của nó còn chứa nhiều ký sinh trùng, giun sán gây hại đến sức khỏe. 

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tính mạng, lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ các loại thịt khác (thịt heo, thịt bò, thịt gà…) sẽ tốt hơn.nhiều. Nếu sử dụng sản phẩm thịt cóc đóng gói, bạn hãy lựa chọn những sản phẩm đáng tin cậy, đã được Bộ Y tế cấp phép. 

 NhượcTích

Chủ đề chính: #thịt_cóc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn