Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Thổ Nhĩ Kì tố cáo Trung Quốc âm mưu diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ

Đăng 5 năm trước

Mới đây nhất, Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối các chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighur). Họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần mà theo Tổ chức Nhân quyền Thế giới trong đó có cả phũ nữ mang thai, trẻ em, người già, người tàn tật.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Bảy 09/2/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ  Hami Aksoy nói:"Không còn là bí mật nữa mà hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ tùy tiện và phải chịu tra tấn, tẩy não chính trị trong các nhà tù, ngoài ra những người không bị giam giữ cũng phải chịu "những áp lực rất lớn".

Chiến dịch Hán Hóa hoàn toàn người Hồi Cương

Ông Aksoy tố cáo: “Việc quay trở lại của các trại tập trung trong thế kỷ 21 và chính sách đồng hóa có hệ thống của chính quyền Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ là một bối rối lớn đối với nhân loại" 

Trong hàng ngàn năm qua, người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương phải sống trong số phận trôi nổi có một dân tộc vong quốc dưới sự đô hộ của nhiều đế quốc và cuối cùng là bị thôn tính hoàn toàn dưới triều Thanh của Trung Quốc. Từ đó, vùng Tân Cương được sát nhập hoàn toàn vào lãnh thổ của Trung Quốc, họ được coi là 1 trong 4 ngoại tộc lớn của Trung Hoa Mãn-Hồi-Tạng-Mông.

Từ thế kỷ XX đến nay, nhiều phong trào đòi độc lập, tự do cho vùng đất này đều bị dậ tắt bằng những chiến dịch bạo lực của chính quyền Bắc Kinh dấy lên một mối lo ngại về các vấn đề nhân đạo và nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Có thể gọi vấn đề của người Duy Ngô Nhĩ là một thảm họa nhân quyền tại Trung Quốc đã bị thế giới lên án liên tục trong nhiều năm qua. Tuy gọi là khi tự trị nhưng người Duy Ngô Nhĩ bị tước nhiều quyền tự do, buộc phải dùng tiếng Trung Quốc và phải từ bỏ nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo của họ như một phương thức đồng hóa từng phần theo cái cách chính quyền Bắc Kinh đã làm với người Mãn Châu trước đây( tiếng Mãn Châu gần như mất hẳn khỏi Trung Quốc dù rằng trong quá khứ họ là một triều đại phong kiến Trung Hoa hùng mạnh.)

Chính quyền Bắc Kinh đã triển khai kế hoạch xây dựng các trại giam giữ tập trung quy mô lớn. Người ta ước tính có thể hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt giam khỏi cộng đồng. Họ bao gồm nhiều thành phần từ học sinh, sinh viên, giáo sư, nghệ sĩ, lãnh đạo tôn giáo, cầu thủ bóng đá đến cả các lãnh đạo khu tự trị người Hồi Cương đều bị bắt vào các trại tập trung. Họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần mà theo Tổ chức Nhân quyền Thế giới trong đó có cả phũ nữ mang thai, trẻ em, người già, người tàn tật.

Một chiến dịch tâm lý “tẩy não” được xây dựng trong các trại tập trung khi người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác tại Hồi Cương (Tân Cương) phải dành hàng giờ để học tiếng Phổ Thông Trung Quốc, hát các bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc và thậm chí là phê bình các giá trị văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, lăng mạ tín ngưỡng Hồi Giáo của họ. Song song đó, nhiều người Duy Ngô Nhĩ buộc phải tham gia các lớp học về tuyên truyền chính trị. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang muốn thực hiện một chiến dịch “đồng hóa cưỡng chế” và họ dường như  luôn phớt lờ các cảnh báo của thế giới cũng như Liên Hiệp Quốc.

Cuộc sống hằng ngày của người dân vùng Tân Cương bị chính quyền Trung Quốc giám sát chặt chẽ 24/, kéo theo gia tăng các vụ đàn áp bạo lực. Cũng có thể xem là một nghi vấn về sự mất tich của những người Hồi Cương trong kế hoạch lấy nội tạng của tù nhân trên lãnh thổ Trung Quốc. 

Vào ngày 30/7/2018, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về việc “một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị mất tích, và đã gia tăng cực nhanh trong năm 2017”. Vào ngày 30/8, Hội đồng LHQ về Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc đã bày tỏ “báo động” về việc “giam giữ một lượng lớn người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác… mà không thông qua xét xử, dưới chiêu bài chống khủng bố và chống tôn giáo cực đoan”; đồng thời cũng quan ngại đối với “các báo cáo về việc giám sát đặc biệt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, bao gồm việc cảnh sát thường xuyên dừng họ lại khám xét mà không có lý do, và kiểm tra điện thoại di động của họ tại các chốt cảnh sát.”

Vào tháng trước, Trung Quốc đã thông qua một đạo luật để Hán hóa (nguyên văn mà báo chí phương Tây dùng là "Sinicize") Hồi giáo và làm cho đạo này "tương thích" với xã hội Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.Ngày 06/11/2018 tại Genève, Trung Quốc bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về việc giam giữ gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, trong khuôn khổ cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) tổ chức bốn năm một lần đối với 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.

Với việc viện cớ là chống khủng bố, chính quyền Trung Quốc tùy tiện bắt giữ công dân ở mọi lứa tuổi và bắt ép họ học « tư tưởng Tập Cận Bình ». Mọi biểu hiện về niềm tin tôn giáo, tôn trọng truyền thống địa phương hoặc có liên hệ với người nước ngoài đều có thể bị coi là dấu hiệu « cực đoan hóa » và « có thiện cảm với khủng bố ». Chỉ cần có một hành động kiểu như đặt tên con là Medina, Mohammed, để râu dài, có nhiều dao, không chỉnh đồng hồ theo giờ Bắc Kinh, từ chối nghe đài phát thanh Nhà nước … là đủ để một người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam.

Các nhóm nhân quyền cũng nói những người bị bắt giam bị buộc phải nói tiếng Hoa, phải thề trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình, và phải chê bôi hoặc từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình.Trong khi đó, nhà nước Trung Quốc đã biện minh cho các hành động trong chiến dịch Hán Hóa các ngoại tộc đó là “nâng cao tình đoàn kết giữa các sắc tộc và sự hòa hợp tôn giáo” 

Trung Quốc sẽ đối mặt với các thế lực Hồi Giáo

Để tạo cơ sở pháp lý cho chiến dịch “làm hạn chế ảnh hưởng của Đạo Hồi ”, chính quyền Trung Quốc bắt đầu sửa đổi theo hướng xiết chặt bộ luật với đối tượng điều chỉnh là các hoạt động tôn giáo. Số lượng nhà thờ Hồi giáo tại Tân Cương (chiếm tới 1/3 tổng số nhà thờ Hồi giáo trên toàn Trung Quốc) chỉ trong vòng mấy năm đã bị chính quyền đóng cửa tới 20% .

 Bắc Kinh cũng đặc biệt chú ý kiểm soát các cơ sở giáo dục tôn giáo- chỉ trong năm 1997, tại Tân Cương đã có tới 105 nhà trường Hồi giáo bị đóng cửa .Trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, có hơn 20.000 đền thờ Hồi giáo ở Tân Cương. Con số này đã giảm xuống còn chưa đến 500 ngôi đền trong thời Cách mạng Văn hóa. 

Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, phải chăng Trung Quốc đang châm ngòi nổ cho một cuộc xung đột sắc tộc ? Hàng loạt các vụ tấn công nhắm vào người Hán đã được thực hiện bởi các phần tử cực đoan người Duy Ngô Nhĩ trong những nỗ lực đấu tranh. 

Chẳng những thế, đã có những người Duy Ngô Nhĩ đã từng sang Trung Đông để tham gia vào Thánh chiến do các tổ chức Hồi Giáo cực đoan tổ chức.Trung Quốc nói họ đang phải đối phó với mối đe dọa từ các nhóm Hồi giáo cực đoan. Tuy có một số người Uighur Hồi giáo đã gia nhập nhóm tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng các tổ chức nhân quyền nói tình trạng bạo lực ở Tân Cương bắt nguồn từ việc Trung Quốc đàn áp người dân nơi này. 

Trong 2009, các cuộc bạo lực ở thủ phủ Urumqi đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng, hầu hết là người Hán. Kể từ đó, đã xảy ra nhiều vụ tấn công, trong đó có vụ nhắm vào một đồn cảnh sát và các văn phòng chính quyền hồi 7/2014, khiến ít nhất 96 người thiệt mạng.Các vụ tấn công bị quy là do phe ly khai Tân Cương thực hiện cũng đã diễn ra ở bên ngoài khu vực - hồi 10/2013, một chiếc xe hơi đã lao vào đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Không khéo, Trung Quốc đang đê cho vùng Tân Cương có thể biến thành một Libya hay Syria thứ hai.

Phản ứng của thế giới

Các nước phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Đức và Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại tạm giam ở Tân Cương, nơi các nhà hoạt động cho biết có tới 1 triệu thành viên của nhóm sắc tộc thiểu số và những người Hồi giáo đang bị giam giữ. 

 Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi nhân quyền, có trụ sở tại Mỹ, đã ca ngợi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trên Twitter. "Đây là một vấn đề lớn: Là quốc gia đa số theo Hồi giáo đầu tiên (Thổ Nhĩ Kỳ) chỉ trích Trung Quốc trực tiếp vì cách đối xử khủng khiếp với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và là một trong những quốc gia đa số Hồi giáo quyền lực nhất vào thời điểm này. Giờ là thời điểm để các chính phủ khác hưởng ứng Thổ Nhĩ Kỳ", , ông viết vào Chủ nhật, 10.2.

 Bắc Kinh đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ các nhà hoạt động, học giả, chính phủ nước ngoài cũng như các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc với cáo buộc bắt và giám sát hầu hết người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác sống tại Tân Cương. 

Mỹ thậm chí còn xem xét trừng phạt các quan chức cấp cao và công ty Trung Quốc liên quan tới vấn đề này, khiến quan hệ hai nước lạnh nhạt hơn trong bối cảnh xung đột thương mại ngày càng leo thang. Một ủy ban của quốc hội chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc thúc giục chính quyền ông Trump hãy áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức và công ty có liên quan tới "cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn ra" tại Tân Cương. 

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #diệt_chủng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn