John Tran ''Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp''. - Hellen Keller

Thương nhớ Long Xuyên qua 64 bức ảnh xưa

Đăng 4 năm trước

Long Xuyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (sau thành phố Cần Thơ). Long Xuyên cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Xuyên cũ trước năm 1956.

Năm 1999, Long Xuyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Định hướng đến năm 2020, Long Xuyên sẽ trở thành đô thị loại Itrực thuộc tỉnh An Giang.

Cổng Trường Thoại Ngọc Hầu khoảng năm 1956

Trường Bác Ái trước năm 1975, sau đổi thành trường Hoa Liên, hiện nay là Trường Lê Quý Đôn

Một góc phố Long Xuyên xưa

Năm 1876, hạt Long Xuyên được thành lập (chủ hạt là Briere), bắt đầu hình thành khu vực chợ Đông Xuyên tại thôn Mỹ Phước, trung tâm hành chính thuộc thôn Bình Đức.

Biểu tượng bông lúa ngày xưa ở Long Xuyên

Đài Tự Cường năm 1973

Cầu sắt Henry cũ, nay là cầu Hoàng Diệu

Một góc nhìn khác về phía cầu Henry xưa tại Long Xuyên, nay là cầu Hoàng Diệu

Khu vực chợ ở bến tàu cầu Duy Tân

Hồ Nguyễn Du xưa

Sân quần vợt bên hồ Nguyễn Du

Đường Hai Ba Trưng, trước Thư viện tỉnh (cũ)

Phi trường Long Xuyên trước đây

Phi trường Long Xuyên

Phi trường Long Xuyên hay Sân bay Long Xuyên - Sân bay Vàm Cống nằm ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sân bay có một đường băng dài 700m, dùng để phục vụ trong chiến tranh.

Phủ thờ họ Liêu

Phủ thờ họ Liêu, Sau lưng quán Cafe Bo. Hiện vẫn còn nhưng xuống cấp nghiêm trong do chưa có người cai quản.

Một góc phố Long Xuyên xưa

Trong ảnh là dãy Tân Hiệp Phố cũ. Hướng ra ngoài là xóm bán chài lưới, lưỡi câu.

Một góc đường Quang Trung ngày ấy

Nhà lồng chợ Long Xuyên, hướng nhìn ra chợ cá cũ

Một góc phố Long Xuyên trong trận lụt

Chợ Long Xuyên xưa (Đình Mỹ Phước)

Khu phố Long Xuyên xưa

Trung tâm thương mại Long Xuyên xưa, hiện nay là nơi siêu thị CO.OP Mart tọa lạc.

Một góc nhìn về Trung tâm thương mại Long Xuyên

Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu xưa

Lễ dựng tượng Thoại Ngọc Hầu - năm 1973

Trường Thoại Ngọc Hầu năm 1954 - Long Xuyên

Rạp chiếu phim Tân Đô

Rạp hát Minh Hiển

Cầu quay xưa

Góc đường Hai Bà Trưng - Phan Thanh Giản bị lụt.

Bệnh viện Long Xuyên xưa

Công viên Hai Bà Trưng ở Long Xuyên xưa

Tượng đài với biểu tượng bông lúa ở Long Xuyên

Tiểu Chủng Viện Têrêxa - Long Xuyên (1964).

Lụt ở Long Xuyên năm 1923

Toàn cảnh Long Xuyên năm 1999

Bến tàu Cầu Duy Tân chụp lúc chưa có cầu

Khu phố đầu cầu Duy Tân thuộc phường Mỹ Long ngày nay, xưa là khu bến tàu khách. Ảnh có trước khi xây cầu(trước 1965)

Đúng toà hành chính chế độ cũ, nay là UBND Tỉnh.

Cảnh 1 bến đò cồn Phó Ba nay đã san lắp phía dưới chợ cá bây giờ. Cảnh 2 và 3 là bến phà An Hòa và bến đò qua cồn Phó Huế ngày xưa đường xuống phà là con đường nối dài từ đình Mỹ Phước xuống mé sông, bên ngoài là khu chợ nổi Long Xuyên

Kỷ niệm ngày Hiến chương nhà giáo 20-11-1972 tại trường Thoại Ngọc Hầu

Thầy Hiệu trưởng Võ Vĩnh Khiêm và thầy Lê Tấn Kiệt cùng lớp Đệ nhị A 1967-1968

Học sinh trường Trung học Thoại Ngọc Hầu xưa

Niệm Sư Từ trường Thoại Ngọc Hầu trước đây ( Ảnh được chụp vào năm 1951)

Niệm Sư Từ trường Thoại Ngọc Hầu năm 1954

Niệm Sư Từ trường Thoại Ngọc Hầu năm 1956

Niệm Sư Từ trường Thoại Ngọc Hầu năm 1956

Một trận bóng rổ ở trường Thoại Ngọc Hầu

Long Xuyên trong ký ức: TRƯỜNG NAM, NỮ TIỂU HỌC

Tặng những bạn đã từng học ở ngôi trường này. Thập niên 50 của thế kỷ XX, học sinh lứa tuổi tiểu học ở Long Xuyên, hầu hết đều gặp nhau ở trường Nam, trường Nữ. Cổng trường mở ra đường Đinh Tiên Hoàng, chung với Ty Tiểu học An Giang ở một dãy lầu chính diện. Bên trái là văn phòng trường Nam, phải là Nữ. Mỗi trường đều có một Hiệu trưởng riêng, thường là những thầy cô giáo có kinh nghiệm, uy tín ở trong ngành. Thập niên 6o khi chúng tôi học, Hiệu trưởng trường Nam là thầy Lý Đức (mất năm 2000), trường Nữ là cô Nguyễn Thị Liệp (vợ của học giả Nguyễn Hiến Lê).

Trường chia làm hai khu riêng biệt, có sân trường chung, còn lớp học thì nam bên trái, nữ bên phải. Đồng phục nam áo trắng ngắn tay, quần xanh ngắn; nữ áo trắng, quần dài đen, khi nào có lễ lớn thì phải đi diễn hành, mang giày bố trắng, nữ mặc váy ngắn (gọi là củng).Những dãy lớp học được xây rất khoa học, buổi sáng hầu hết các cửa ra vào và mắt cáo đều nhận ánh sáng bình minh, chiều chỉ có cửa sổ phía sau nhận một ít nắng chiếu chếch đi.

Toàn bộ trường đều lợp fibro cement, có plafont bằng lưới sắt trát xi măng, nền lót gạch bông. Hiệu lệnh ra vào lớp được báo bằng chuông, cái chuông đồng treo trên xà nhà ở dãy lớp 5 (bây giờ là lớp 1), cho học trò nhỏ nghe dễ hơn, Bàn ghế đa phần bằng gỗ dầu, bàn liền ghế, đầu năm học mới thầy trò lại cạo bằng mảnh chai hoặc giấy nhám cho sạch, xong đánh bóng lại bằng sáp đèn cầy. 

Sân trường trồng toàn mã tiền, tàng râm mát, hàng ngày đều có lao công quét dọn lá sạch sẽ. Đặc biệt có một sân tennis và hai sân vũ cầu, mỗi chiều người đến chơi cũng rất đông. Ở một gọc trường Nam, có nhà để xe cho học trò; nhà làm nơi ăn trưa (gọi là Ngọ phạn điếm) dành cho học trò ở nhà xa, thức ăn rất rẻ và đầy đủ; vườn trường (gọi là Học đường viên), trồng một số cây thông thường để học về Thường thức (bây giờ là môn Tự nhiên và xã hội).

Nhà vệ sinh nằm ở sau các dãy lớp học, cũng chia làm hai riêng biệt, có một hồ chứa nước rất lớn ở trên nóc, hàng ngày đều có lao công làm vệ sinh rất sạch sẽ.Thấy cô giáo phấn lớn rất kỳ cựu, chuyên dạy ở một khối lớp nhất định nhiều năm không thay đổi.

Lớp năm (lớp 1 bây giờ) đều do thầy cô lớn tuổi phụ trách, trường Nam có thầy Phạm Thành Giáo (5A), thầy Hy (5B) . . . trường Nữ có cô Ên (5A). Lớp nhứt (lớp 5 bây giờ) do những thầy cô giỏi dạy, vì đây là năm học trò phải thi đệ thất (lớp 6); ngoài ra còn có một lớp Tiếp liên, dành cho học trò thi rớt đệ thất ở lại học luyện thi. Học ngày hai buổi, nhân dịp Tết hoặc lễ lớn thường tổ chức cắm trại trong sân trường, có lửa trại rất vui và sôi nổi, mỗi lớp tranh đua với nhau về thể thao, văn nghệ, sinh hoạt trại.

Cuối năm học, khi những cây phượng ở phía trước đường Đinh Tiên Hoàng nở rộ, trường tổ chức lễ phát thưởng tại sân tennis, dành cho học sinh giỏi của mỗi lớp, từ hạng nhất đến hạng ba; ngoài ra học trò lãnh phần thưởng ưu hạng, được tổ chức rất long trọng tại dãy khánh tiết (thuộc trường nam, là dãy lớp 3 được ngăn cách tạm bằng carton), có Tỉnh trưởng An Giang đến dự.Nay trên diện tích cũ, trường tiểu học Nguyễn Du đã được xây dựng mới, to đẹp hơn. Biết bao thế hệ đã được đào luyện từ mái trường này, nay không còn hình ảnh cũ, nhưng vẫn sáng lên nét đẹp của ngôi trường mới và lớp trẻ ngày hôm nay.

Bài & ảnh: Lâm Viên Ngô​

Chợ Long Xuyên xưa

Trường Nam, Nữ Tiểu Học

Nguồn: Lang Thang An Giang

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn