Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc?

Đăng 4 năm trước

Giới nghiên cứu ngôn ngữ thế giới lại có dịp xôn xao khi một học giả Trung Quốc đã đưa ra một học thuyết khẳng định rằng văn minh châu Âu bắt nguồn từ Trung Hoa và tiếng Anh cũng chỉ là một nhánh của tiếng Hán mà thôi. Không những vậy, nhiều học giả Trung Quốc còn đi xa hơn khi cho rằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn đều có nguồn gốc từ phương ngữ Trung Hoa.

1. Râu ông nọ cắm cằm bà kia

Tại một diễn đàn giáo dục quốc tế Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 22 và 23 tháng 7, nhiều học giả Trung Quốc đã đưa ra 2 giả thuyết gây không ít tranh cãi gồm: "nền văn minh phương Tây khởi nguồn từ Trung Quốc" và "Anh ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán".

Trả lời giới truyền thông, giáo sư Địch Quế Lâm - Chủ tịch Hội nghiên cứu Văn minh Thế giới ở Trung Quốc đã khẳng định về kết quả trong 20 năm nghiên cứu của phó Giáo sư Lý Quốc Phòng chỉ ra sự tương đồng giữa tính chất "ý nghĩa" và "hội ý" của tiếng Anh và tiếng Trung.

Ông Địch còn đưa ra một số ví dụ:

Màu vàng (yellow) có gốc từ Hán là "yeluo" tức Diệp Lạc nghĩa là "lá vàng rơi"

Heart có gốc từ "hede" tức Hạch Đích nghĩa là "cốt lõi"

Shop có gốc từ "Shangpu" tức Thương Phổ nghĩa là "cửa hiệu buôn bán"

Nghe ra có vẻ cũng không mấy thuyết phục như cái kiểu từ "Ciao" của tiếng Ý cũng có nghĩa là Chào trong tiếng Việt mà phát âm tương tự, thế ra tiếng Ý có gốc từ tiếng Việt hay sao ? Quả thật, các học giả xứ Trung rất có khiếu hài hước.

Chưa dừng lại ở đó, ông Địch còn cho rằng các tiếng Nga, Đức, Pháp... đều từng trải qua quá trình Hán hóa để như ngày hôm nay. Một bị giáo sư khác là Chu Huyền Thức cũng chắc chắn rằng nền văn minh châu Âu cũng là một nhánh của văn minh Trung Hoa.

Và ông Chu đưa ra một luận điệu khá táo bạo rằng vào thế kỷ 15, người phương Tây vì xấu hổ do thua kém văn minh Trung Hoa nên đã bịa đặt lên các chuyện về văn minh Ai Cập, Hy Lạp-La Mã hoàn toàn dựa trên các câu chuyện trong lịch sử Trung Hoa.Giáo sư Học viện Pháp luật của Đại Học Hồ Nam Đỗ Cương Kiến còn cho rằng "Tất cả dân tộc Hy Lạp hay La Mã cổ đều di dân từ lãnh thổ Trung Hoa đến châu Âu và người Anh hay tiếng Anh cũng vậy".

Câu chuyện hài này tiếp diễn khi khi một thành viên khác của hiệp hội này là ông Mạnh Tịch Tư phát biểu như đinh đóng cột rằng "Trung Quốc thổi bùng ngọn lửa văn hóa Phục Hưng Italia".

Đến giới nghiên cứu toàn cầu tưởng chừng như Trung Hoa là cái nôi của lịch sử văn minh thế giới và hiệp hội này còn có cả ý tưởng lập các chi nhánh ở Mỹ, Canada, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc, Madagascar để chứng minh sự thật về nguồn gốc văn minh nhân loại và chống lại những kiến thức bịa đặt của người châu Âu.

2. Chủ nghĩa dân tộc thái quá

Không ai có thể phủ nhận về Trung Hoa là một nền văn hóa lâu đời và có nhiều đóng góp cho lịch sử văn minh thế giới. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây khi Trung Quóc giành độc lập vào những năm 50, họ mới chính là những người cảm thấy mặc cảm của một nước lạc hậu so với các cường quốc phát triển vượt bậc thần kì của châu Á sau chiến tranh như Nhật, Hàn.

Các lãnh đạo Trung Quốc luôn gieo một tư tưởng về một con rồng Trung Hoa mạnh mẽ cả về văn hóa lẫn kinh tế trong các thế hệ quần chúng. Từ đó, niềm tự hào dân tộc của người Trung Quốc bị khuếch trương một cách thái quá và không ít sai lêch được chấp nhận tại đất nước này. Phải chăng nó phảng phất cái tư tưởng Đẳng Tộc của Đức Quốc Xã ngày trước.

Trở lại với những công trình nghiên cứu gây không ít tranh cãi của các học giả Trung Quốc thì các đề tài này thường ít được giới chuyên môn thế giới chú ý. Vì đây không phải là lần đầu nước này đưa ra những luận điểm lấy văn hóa Trung Hoa làm cốt lõi để so sánh tương đồng với văn hóa thế giới. Nhiều lần họ đã đưa ra mối liên hệ rất mật thiết giữa Anh ngữ và Hán ngữ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu nà được bên ngoài cho là vô căn cứ, thiếu tính khoa học và chính xác. Ngay trong bộ phận Trung Hoa Đại Lục chỉ riêng người Hán cũng tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau với cách phát âm khác nhau như hai ngôn ngữ lớn là tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại.

Ngoài ra, Trung Quốc các nhóm ngoại tộc khác có lịch sử và văn hóa riêng biệt là Tây Tạng, Hồi Cương, Mãn Châu, Mông Cổ cũng có ngôn ngữ dị biệt hoàn toàn với Hán ngữ.Tiếng Quan Thoại tức tiếng Bắc Kinh được nước này chọn làm ngôn ngữ chính thức thuộc nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng(Sino-Tibetan) ở Đông Á. Ban đầu chỉ tập trung ở Tây Bắc Đại Lục, không có liên hệ gì với các nhóm ngôn ngữ như Mãn Châu và các Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc. Hán ngữ sơ khai được hình thành vào khoảng 6000 năm trước.

Trong khi đó, ngôn ngữ châu Âu hiện đại có nguồn gốc từ nhánh ngôn ngữ Ấn - Âu(Indo-European). Đồng thời, cũng tồn tại một nhánh khác từ vùng Anatolia (Thổ Nhĩ Kì) và một nhánh được hình thành ở khu vực Ấn Độ _ Iran. Còn có các nhánh nhỏ hình thành nên tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Celtic, tiếng Đức cổ, Amernian, Tocharian, tiếng Balto-Slavic và Albanian.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hệ ngôn ngữ Ấn - Âu đã hình thành 9500 trước. Như vậy, việc xem xét mối liên hệ giữa tiếng Hán cổ có mối liên hệ mật thiết với các hệ ngôn ngữ châu Âu xem ra bất khả thi.

Xa hơn về phương diện văn hóa thì tư thời La Mã cổ đại, giữa phương Tây và Trung Hoa cũng có những nét khác biệt rõ rệt dựa trên những di chỉ khảo cổ học cũng như về thơ văn, âm nhạc cùng các hệ tư tưởng triết học đều có sư dị biệt giữa Đông - Tây. 

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #tiếng_trung_quốc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn