Phạm Minh thư

Tôn giáo không có Chúa!

Đăng 9 năm trước

Bạn đã bao giờ tưởng tượng được về một tôn giáo không có Chúa hay chưa. Hay đọc bài chia sẻ của báo Lurham T.M đến từ Mỹ để hiểu thêm về điều này!

Bạn đã bao giờ tưởng tượng được về một tôn giáo không có Chúa hay chưa. Hay đọc bài chia sẻ của báo Lurham T.M đến từ Mỹ để hiểu thêm về điều này!

Mô tả hình ảnh


Giáng Sinh này chúng tôi sẽ đi đến nhà thờ. Buổi lễ sẽ được tổ chức tại một nhà thờ cổ kinh nhưng rất đẹp đặt tại thị trấn yên bình Walpole, N.H gần với Vermont. Bức kinh thánh được treo tại nơi tôn nghiêm nhất của nhà thờ. Bục giảng được để cả hơn đường đi vào giảng đường để tiện cho việc đi lại của vị mục sư. Các vật dụng trong nhà thờ đều mang vẻ trang nghiêm một lòng với Chúa

Tuy nhiên đây là một nhà thờ theo đạo Unita. Đây là một đạo xuất hiện ở châu Âu từ rất sớm là phái đối nghịch với Trinita trong việc Chúa có một hay không. Mặc dù vậy, vào thế kỉ 19, những nhà thờ như thế này đã trở thành nơi cho những tín đồ tôn giáo muốn tìm một nơi để neo đậu niềm tin của mình. Charles Darwin là một tín đồ tiêu biểu của tôn giáo này bởi ông đã có một thời kì trưởng thành đầy sự bất mãn. Mẹ tôi là con của một mục sư và dân thường nhưng dù vậy bà đi nhà thờ không hẳn bị tin vào việc có Chúa trên đời. Đạo Unita mới cũng không hề nhắc đến sự xuất hiện của Chúa.

Và cứ như thế, niềm tin kiểu này về sự hiện diện của Chúa cứ thế phát triển, nhiều người theo đạo Unita còn không đặt nặng vai trò của chúa nữa. Rất nhiều hiệp hội theo thuyết vô thần mọc lên như nấm kể cả ở thánh đường Bible Belt.

Rất nhiều trong số những hiệp hội này có sự gắn kết với Sunday Assembly, một tổ chức ở Anh được thành lập bởi 2 diễn viên kịch là Sanderson Jones và Pippa Evans. Họ tôn thờ thuyết vô thần. Họ truyền bá điều này thông qua các tác phẩm nghệ thuật như: phim, kịch, ảnh..... Hiện tổ chức này có khoảng 200 nơi tụ họp trên toàn thế giới. Buổi tụ họp năm ngoái tại Los Angeles có hàng trăm người tham dự.

Vậy điều gì khiến cho chúng ta vẫn cứ đi nhà thờ trong khi còn chưa chắc tin vào sự xuất hiện của Chúa? Câu trả lời cho điều này có lẽ là vì đó là một nhu cầu của xã hội vậy. Giống như Ngài Jones đã nói với Hiệp hội Báo chí: " Nghe một ca khúc tuyệt với, nghe ngóng một vài câu chuyện, nghĩ đến việc cải thiện bản thân và giúp đỡ người khác trong xã hội này sẽ tạo được những mối quan hệ tuyệt với. Vậy tại sao lại không yêu thích chúng nhỉ?"

Một câu trả lời khác cho vấn đề này có lẽ là vì chúng ta đã đổ quá nhiều công sức vào việc thực hiện những nghi lễ này, còn hơn cả việc thể hiện niềm tin. Trong cuốn sách "Nguyên mẫu của các lễ nghi", hai nhà nhân chủng học là Caroline Humphrey và James Laidlaw cho rằng: các lễ nghi trên không hẳn là biểu hiện của các thủ tục bắt buộc trong tôn giáo nhưng là những hành động đánh dấu những thời khắc khác với ngày thường và nó buộc bạn phải xem trọng. Theo họ những lễ nghi này bắt buộc mọi người phải xem trọng một vài khoảng khắc nào đó trong cuộc đời và điều đó là cần thiết.

Ở Anh, nơi mà thuyết vô thần vô cùng phát triển, hàng loạt các hiệp hội vô thần mọc lên như nấm và là nơi dành cho những người không có niềm tin. Nhà nhân chủng học Matthew Engelke đã dành ra hẳn năm 2011 cùng với Hiệp hội nhân chủng học Anh, một tổ chức có khoảng 12000 người không tin vào thần thánh. Trong đó có nhà sinh vật học Richard Dawkins là thành viên. Tổ chức này đã thể hiện rõ quan điểm không tin vào thần thánh của mình. Họ hạn chế những trường học dựa dẫm vào nguồn chu cấp của chính phủ, hạn chế vai trò của nhà thờ nước Anh trong Chính phủ. Họ tự tổ chức đám cưới, đám ma, đặt tên thay vì đến nhà thời. Vào năm 2011 số lượng thành viên lúc đó lên tới 9000 người. Một vài lễ kỉ niệm đặt ra dành cho những người vẫn còn cảm thấy vướng mắc vì các lễ nghĩ trên.

Thêm vào đó, nếu những lễ nghi này thực sự có hiệu quả thì chúng sẽ thay đổi quan điểm của mọi người về cách sống. Điều đó sẽ trở thành khi bạn nói mình tuyệt bạn sẽ trở nên tuyệt vơi. Nói bạn biết ơn sẽ giúp bạn biết ơn. Đối với thế giới mà độ tin cậy vào ngôn từ giảm đi rất nhiều như ngày ngày nay thì điều này có vẻ lạ nhưng chúng lại rất đúng.

Trong rất nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng nếu chúng ta thực sự cảm thấy hài lòng với tuần làm việc vừa qua của mình bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhất là bạn sẽ càng cảm thấy lạc quan hơn vào tuần làm việc tiếp theo đó.

Tôn giáo về cơ bản giúp con người ta nhìn thế giới và trải nghiệm thế giới theo cách mà nó nên như vậy. Điều này này thể hiện qua việc nhiều người thường tổ chức đám cưới, ngày ra đời, nhớ những điều đã đánh mất, tận hưởng thành quả mình đạt được tại nhà thời dù họ có tin vào Chúa hay không.

Mặc dù nghe đến một tôn giáo không có Chúa có vẻ cay đắng nhưng thuyết vô thần khiến con người ta tin vào bản thể là con người nhiều hơn. Có thể nó không khiến chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh theo cách thế giới phải như vậy nhưng nó cũng mang đến những ý nghĩa nhân văn mới mẻ. Đó mới là tinh thần của ngày lễ Giáng Sinh. Vậy nên hãy cứ tận hưởng những ngày Giáng Sinh này đi nhé dù bạn có tin vào Chúa hay không.

Chủ đề chính: #Chúa

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn