Saimon Tobi

Top 10 cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp

Đăng 8 năm trước

Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả ? luôn là câu hỏi được nhiều nguời quan tâm . Vậy còn bạn, bạn đã có câu trả lời cho riêng mình chưa. Cùng tìm hiểu các bạn nh

Giao tiếp hiệu quả là một trong những kỹ năng sống mà con người cần phát triển. Thế nhưng, chúng ta lại ít khi quan tâm đến điều này. Dù cho bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình hay phát biểu những ý kiến quan trọng trong công việc thì những mẹo sau đây sẽ là một công cụ hữu ích cho bạn đấy.

10.  Để ý ngôn ngữ cơ thể của bạnMô tả hình ảnh

Bạn nói với mọi người rằng mình đã sẵn sàng cuộc thảo luận nhưng tay của bạn thì khoanh lại, mắt thì dán mắn vào điện thoại.  Những hành động cơ thể phi ngôn ngữ này thường ảnh hưởng tới bạn nhiều hơn bạn vẫn nghĩ. Dù là bạn có giao tiếp bằng mắt hay điều khiển bản thân trong một cuộc phỏng vấn thì đừng quên rằng bạn đang giao tiếp với người khác mặc dù không nói một lời nào cả. Một cách kỳ lạ nào đó để nhắc nhở bản thân về những cử chỉ thái quá của mình ? Hãy học cách đọc vị ngôn ngữ cơ thể người khác, từ đó tự tìm cho mình một hướng  giao tiếp thích hợp

9. Tránh những từ lấp chỗ trống không cần thiếtMô tả hình ảnh

Ùm, À và Ờ sẽ không cải thiện một chút nào cho tình trạng giao tiếp hằng ngày hoặc trong công việc của bạn. Hãy quên chúng đi để cuộc nói chuyện của bạn trở nên tự tin và tự nhiên hơn. Banjc so thể thử bỏ tay ra khỏi túi hoặc thư giãn, suy nghĩ và tạm dừng trước khi nói. Những cái ấp úng đó khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp chứ không phải là ai khác

8. Có một bản nháp cho những buổi nói chuyện hoặc thảo luận.Mô tả hình ảnh

Xã giao là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bạn không thể nào ngồi im lặng mãi hoặc chỉ hỏi vài thông tin sơ lược của người đó được. Phải tìm một chủ đề nào đó như gia đình, sự nghiệp, sở thích để lắp đầy khoảng trống đó. Những cuộc giao tiếp thông minh và tinh tế là khi bạn có thể chia sẻ thông tin, điểm chung của mình với người khác.

7.  Kể một câu chuyệnMô tả hình ảnh

Những câu chuyện lúc nào cũng mang một sức mạnh bí ẩn. Chúng kích thích trí não của chúng ta, làm bài thuyết trình thu hút hơn và cũng dễ thuyết phục hơn. Hãy nhớ rằng mỗi người có một câu chuyện riêng của họ để có thể chia sẻ

6. Hỏi và lặp lại lười người khácMô tả hình ảnh

Hãy thừa nhận rằng bạn vẫn hay hành động những kiểu như ngủ gục khi người khác nói chuyện hoặc nghe nhầm. Hỏi và lặp lại những gì họ nói sẽ khiến mọi thắc mắc của bạn tiêu biến,  khiến bạn tập trung hơn cũng như thể hiện thái độ yêu thích của mình với người khác.  Điều này cũng sẽ có tác dụng trong những cuộc xả giao khi sự im lặng đang dần áp đảo. Thay vì hỏi những thứ nhàm chán như thời tiết hoặc nơi ở để khuấy động bầu không khí, tại sao không thể hiện thái độ của mình với người nói ?

5. Tránh xa sự sao nhãng

Mô tả hình ảnh

Thật là thô lỗ khi trả lời điện thoại trong lúc bạn đàng trò chuyện với người khác hoặc có nghĩa vụ phải nghe họ nói. Có thể chúng ta không hoàn toàn thoát ra khỏi công nghệ nhưng hãy dành vài phút tập trung. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giao tiếp trong xã hội

4. Biến đổi những gì bạn muốn đem đến cho người nghe

Mô tả hình ảnh

Những nhà truyền thông sẽ điều chỉnh cách ứng xử của mình dựa trên đối tượng mà họ đang tiếp xúc. Bạn có thể sử dụng những phong cách khác nhau trong giao tiếp với đồng nghiệp hay sếp của bạn so với khi nói chuyện với trẻ me hoặc người già. Luôn luôn cố gắng giữ quan điểm của người khác trong tâm trí bạn khi cố gắng truyền đạt thông tin của mình tới họ

3.    Vắn tắt nhưng phải cụ thể

Mô tả hình ảnh

Vâng, vắn tắt không có nghĩa là sơ lược. Một cuộc nói chuyện của bạn phải đạt đầy đủ các chỉ tiêu như phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi phần phải được tóm gọn lại sao cho những thông tin cơ bản vẫn không bị mất đi. Chính xác và ngắn gọn, chung quy lại là hai tiêu chí không thể thiếu, bên cạnh đó, bạn cũng cần sắp xếp bố cục bài nói của mình một cách chặt chẽ và lịch sự

2.    Phát triển khả năng thấu hiểu

Mô tả hình ảnh

Giao tiếp là một con con đường hai ngã rẻ. Nếu bạn rèn luyện để hiểu những nghĩa ẩn trong từng câu nói, bạn có thể thấy mình bớt lo lắng khi cố gắng giao tiếp đúng nghĩa. (ví dụ : khi một người nói rằng họ đã quá mệt để nói chuyện với bạn thì điều đó sẽ có nghĩa là bạn đã làm phiền họ). Phát triển khả năng thấu hiểu sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu ý của người nói là gì cũng như sẵn sàng đối phó với những tình huống khác.

1.  Lắng nghe, THỰC SỰ lắng nghe

Mô tả hình ảnh

Cuối cùng, luôn đi như hình với bóng với những điều trên chính là kỹ năng nghe. Đúng vậy, bạn cần phải học cách lắng nghe, chú ý và để cho họ nói hết phần của mình. Điều đó khó có thể làm được nhưng chúng ta biết rằng một cuộc trò chuyện tuyệt vời là khi mọi người lắng nghe nhau và cùng chia sẻ. Và nếu phong cách của bạn khiên ta cảm thấy khó chịu thì chí ít họ vẫn sẽ lắng nghe bạn nói gì như cách mà bạn đã làm với người khác

Dịch : Saimon Tobi

Nguồn : lifehacker.com

Chủ đề chính: #kỹ_năng_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn