NguyệtVy

Top 10 nghề nguy hiểm nhất thế giới

Đăng 4 năm trước

Có thể bạn đang buồn chán với công việc hiện tại, bạn mong muốn có một công việc mới đầy thử thách, phiêu lưu hơn. Nếu bạn đã và đang xem xét một trong số danh mục dưới đây, hãy nên xem xét lại ý định của mình.

10. Công nhân xây dựng

Cho dù sử dụng các thiết bị bảo hộ và an toàn lao động, nhưng nghề công nhân xây dựng vẫn được xem là nghề nguy hiểm không báo trước. Ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm rất mong manh với công việc này. Thay vào đó thì mức lương trung bình cũng đủ hấp dẫn con người ta dấn thân đấy từ 31.000USD đến 70.000USD một năm. Tuy nhiên ở Việt Nam, công việc này không được trả lương cao như ở các nước phát triển trên thế giới.




9. Nhân viên giao hàng

Với mức thu nhập hàng năm khoảng 35.000 USD không khó hiểu khi công việc này khá phổ biến. Nhưng làm một người giao hàng lại được xem là một nghề nguy hiểm ở một số quốc gia trên thế giới. Bạn không bao giờ biết thứ bạn đang chuyển đi là ma túy hay gì đó tương tự. Bạn còn phải chịu rủi ro bị trộm cướp nữa. Ở Việt Nam, mức độ nguy hiểm của nghề này không cao, nhưng thù lao lại khá thấp.



8. Dũng sĩ đấu bò

Công việc này trở nên phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ XX khi một lời hứa về một khoản tiền mặt lớn cho 8 giây cưỡi trên lưng bò tót. Trên thực tế, để lấy được vinh quang và số tiền hậu hĩnh đó, những đấu sĩ bò tót không thể lường hết những hậu quả nếu thất bại trong quá trình đùa với bò. 

Victor Barrio, 29 tuổi trở thành người đấu bò chuyên nghiệp đầu tiên của Tây Ban Nha trong thế kỷ XXI thiệt mạng khi đang thi đấu. Anh bị vết thương chí tử khi đang tham gia một cuộc đấu bò tót trước hàng nghìn khán giả có mặt tại Teruel, miền Đông Aragon, Tây Ban Nha hồi tháng 6/2016.


7. Hướng dẫn viên leo núi

Việc chinh phục độ cao của các đỉnh núi là ước mơ của nhiều người, do đó các công ty leo núi cũng đã mọc lên ngày càng nhiều trong 10 năm qua để cung cấp các dịch vụ cho họ tạo ra một nghề mới là hướng dẫn viên leo núi. 

Công việc của hướng dẫn viên leo núi không chỉ là hướng dẫn mà còn mang theo những trang thiết bị nặng nề hoặc thức ăn dự trữ, họ cũng là người đầu tiên phát hiện ra con đường nguy hiểm và chịu trách nhiệm về sự an toàn của người khác. Với trọng trách nặng nề như vậy, mức lương hằng năm của họ rơi vào khoảng 70.000 USD.


6. Sản xuất vi mạch

Những người sản xuất vi mạch có thể kiếm được 61.000 USD/năm. Nó được trả lương cao bởi tính chất độc hại và gây hại cho sức khỏe. Họ phải tiếp xúc trực tiếp với những hóa chất độc hại như arsenic, về lâu dài có những tác động tiêu cực tới sức khỏe như các bệnh về đường hô hấp, gây quái thai, ung thư và còn nhiều bệnh tật khác nữa.

5. Phóng viên chiến trường

Phóng viên chiến trường thường được coi là loại hình báo chí nguy hiểm nhất nhưng mặt khác cũng là lĩnh vực "danh giá" nhất của nghề báo. Nghề phóng viên chiến trường đã xuất hiện từ rất lâu, cùng với sự ra đời của ngành báo chí. Trước khi báo chí hiện đại ra đời, thông thường các bài báo, câu chuyện dài sẽ được viết ra khi cuộc chiến tranh hoặc xung đột đã kết thúc. Những phóng viên chiến trường đầu tiên xuất hiện từ Chiến tranh La Mã – Ba Tư rồi đến thế kỷ 18 là cuộc Cách mạng Mỹ.

Công việc này yêu cầu họ phải ra ngoài chiến trường để nắm bắt từng giây từng phút của trận chiến. Những tin của họ nhiều khi phải trả bằng máu và sinh mạng, để sống sót họ phải tùy cơ ứng biến, phản xạ tốt, nhanh nhạy, có sức khỏe và nhiều kỹ năng khác để tự cứu mình khỏi cái chết. Mức lương trung bình hằng năm là 36.000USD.



4. Công nhân giàn khoan

Ngày nay, nói về nghề khoan giếng dầu thì có lẽ nhiều người sẽ hình dung ra rằng đây là một công việc khá nhẹ nhàng bởi chủ yếu người thợ khoan sẽ chỉ làm việc trên những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại. Tức người thợ khoan chỉ cần ngồi trong phòng máy lạnh và bấm nút cho máy hoạt động là xong! Công bằng mà nói, so với khoảng 20 năm trước thì công việc của các anh thợ khoan ngoài khoan trường đã đỡ vất vả hơn rất nhiều nhờ vào sự hỗ trợ của máy móc.Thế nhưng vẫn có một số công việc nhất định mà chỉ có thể do người thợ khoan trực tiếp thực hiện bằng tay chứ không thể có máy móc nào thay thế được.

Mặc dù có thể kiếm được khoảng 70.000 USD/năm hoặc gấp đôi như thế, nhưng bạn có thể phải làm việc tới 16 tiếng liên tục mỗi ngày. Bên cạnh đó họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như nguy cơ cháy nổ, đuối nước, bộ phận nào đó trong cơ thể bị cuốn vào máy móc.


3. Đô vật cá sấu

Vật lộn với cá sấu là một trong những nghề nguy hiểm, thường xuất hiện ở các khu du lịch. Để chiến thắng trong cuộc vật lộn, các tay vật phải đặt đầu vào giữa hai hàm răng của con cá sấu sống trong khoảng thời gian nhất định. Nghề này đối mặt với mối rủi ro nếu cá sấu "thay đổi tính nết" bất ngờ. Mức thu nhập cho công việc này là xấp xỉ 8 USD/giờ.


2. Khai thác gỗ

Khai thác gỗ là một trong những ngành nguy hiểm nhất vì bạn có nguy cơ chết gấp 20 lần so với ngành khác. Ngoài việc bạn phải đối mặt với máy móc nặng nề mỗi ngày mà còn chịu thêm áp lực từ những cây gỗ lớn. Do đó các trường hợp chết người nếu không gặp nạn với cưa máy thì cũng bị cây to đè. Mặc dù có nhiều trang thiết bị bảo hộ lao động nhưng nếu công nhân không đoán đúng hướng cây đổ thì xem như theo tiếng gọi thần chết rồi.Mức lương trung bình hằng năm khoảng 36.000 USD đến 41.000 USD.



1. Ngư dân đánh cá trên biển


Nghề đi biển vốn gian nan nguy hiểm từ bao đời nay. Khi lênh đênh trên biển, các ngư dân phải đối diện với bao khó khăn vất vả, tính mệnh luôn phấp phỏm theo những tin báo bão và những mối nguy hiểm khác bất chợt ập đến. Ngoài ra họ còn phải đối mặt với khả năng công cụ bị hư hỏng và máy móc thiết bị mất kiểm soát. Khi những điều đó xảy ra, họ sẽ bị bỏ lại ở giữa đại dương. Như thế thật chẳng hấp dẫn chút nào ngay cả với mức lương 30.000 đô la một năm.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn