Ngoan

Top 10 'soái ca' cổ đại làm đốn tim các cô nàng

Đăng 8 năm trước

các soái ca hiện đại đang làm điêu đứng trái tim của bao cô nàng yếu đuối. Sức hút của các soái ca không từ ngữ nào có thể miêu tả được. Vậy thì... hãy thử xem các soái ca cổ đại trong top 10 dưới đây coslamf các cô nàng đốn tim một lần nữa không nhé!!!!!

 Còn nhớ Vệ Quán từng giết phụ tử Đặng Ngải trong Tam Quốc không? Vệ Giới chính là cháu của ông, biểu tự Thúc Bảo. Về vẻ đẹp của Vệ Giới, Tấn thư miêu tả bằng những từ ngữ như ‘minh châu’, ‘ngọc nhuận’. Y là người hỉ nộ không lộ ra mặt, tóm lại là một kẻ mặt lạnh như ngọc không chút biểu tình. Người này từ nhỏ phong thần tú dị, ngồi trên xe dê đi dạo thành Lạc Dương, từ xa nhìn lại, tương tự bức tượng bạch ngọc, nên người đời gọi là ‘bích nhân’. Cư dân Lạc Dương ùn ùn kéo ra, chen chúc đường phố chật hẹp để ngắm bích nhân. Vệ Giới càng trưởng thành càng đẹp, đẹp như châu ngọc. Có lần y sơ ý bị bột phấn bám vào, người kéo ra đứng xem, từng đợt từng đợt không ngớt. Vệ Giới hôn mê ngay tại hiện trường, về đến nhà không lâu thì chết, đây là nguyên nhân của điển cố ‘khán sát Vệ Giới’. Bi kịch vì quá xinh đẹp này thực khiến người ta than mãi không thôi.

2. Kê Khang (嵇康)

Vì có Kê Khang, Quảng Lăng Tán lưu danh vạn cổ; vì có Quảng Lăng Tán, Kê Khang đã hát ra được khúc ca cuối cùng trong cuộc đời mình!

Kê Khang, tự Thúc Dạ, người Tiếu quận Ba huyện (nay là huyện túc, An Huy). Nhân vật lãnh tụ của ‘trúc lâm thất hiền’. Thời Ngụy mạt Tam Quốc, là một tư tưởng gia nổi danh, nhà âm nhạc và thi nhân, nhân vật đại biểu cho huyền học đương thời. Con người cảnh trực, từ nhỏ mồ côi cha, trì chí học hành. Về sau y lấy cháu của Tào Tháo (con gái Tào Lâm) làm vợ, khi Tào thị đương quyền, từng làm trung tán đại phu.

Kê Khang là mỹ nam tác giả hiếm có của Trung Quốc cổ đại, tinh thông văn học, huyền học và âm nhạc, đồng thời anh tuấn tiêu sái, người đời đồn y là ‘long chương phượng tư, thiên chất tự nhiên’. Sử chép Kê Khang thân cao 7 thước 8 tấc (thước Trung Quốc cổ đại), phong tư đẹp đẽ, người thấy phải khen ‘tiêu tiêu túc túc, sảng lãng thanh cử’ hoặc ‘túc túc như tùng hạ phong, cao nhi từ dẫn. Có một chuyện kể là, mỗi lần y đi rừng hái thuốc, đều bị tiều phu nhận nhầm là tiên nhân hạ phàm.

3 .Lữ Bố (吕布)

Lữ Bố tự Phụng Tiên, người thời Tam Quốc, làm đến chức Ôn Hầu, thân hình khôi vĩ (ước chừng cao 190cm), tướng mạo anh tuấn, võ nghệ cao cường. Lữ Bố chẳng những trang phục hoa lệ, còn thích dọa nạt. Y vừa xuất hiện là ‘khí vũ hiên ngang, uy phong lẫm lẫm, tay cầm phương thiên họa kích, ánh mắt dữ tợn’. Tại Hổ Lao Quan, ‘tam anh chiến lữ bố’ dương danh thiên hạ! Y thường nắm trong tay phương thiên họa kích, chân đạp Xích Thố bảo mã mà đi khắp nơi, đường thời người ta gọi ‘nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố’.

Mỹ nữ phần đông tự yêu bản thân, mỹ nam cũng không ngoại lệ. Lữ Bố sau quy phục Đổng Trác, mù quáng truy cầu tiếng tăm, đầu đội tư kim quan, mình vận Tây xuyên hồng cẩm bách hoa bào, khoác giáp thú diện thôn đầu, eo nịt đai lunh lung sư, cả một bộ trang phục cồng kềnh lấp lánh! Ngay đến Điêu Thuyền, một trong tứ đại mỹ nữ, đối với y cũng nhất kiến khuynh tâm.

4. Chu Du (周瑜)

Chu Du thuở nhỏ giao hảo với Tôn Sách, từng theo Tôn Sách dẹp quân phản loạn Giang Đông vài thời Tôn dưới trướng Viên Thuật, sau này về trấn thủ Đan Dương. Viên Thuật hâm mộ tài cán của Chu Du, muốn mời Chu Du làm tướng, nhưng Du cho rằng Viên Thuật khó thành đại sự nên cự tuyệt. Về sau, y tìm mọi cách đầu quân cho Tôn Sách, làm trung lang tướng, được Tôn Sách đối đãi nồng hậu. Y còn lấy được một trong hai vị quốc sắc Nhị Kiều làm vợ. Tôn Sách trúng thương tử vong, Chu Du và Trương Chiêu đồng lòng phò tá Tôn Quyền, làm trung hộ quân, nắm giữ quân chánh đại sự. Trận đại chiến Xích Bích, toàn lực kháng Tào, chỉ huy toàn quân tấn công Ô Lâm và đoạt thắng lợi. Sau đại chiến Xích Bích, Chu Du đề nghị Tôn Quyền phong Lưu Bị làm an phủ tại Ngô Quận, dùng mỹ nữ và trò tiêu khiển bào món ý chí Lưu Bị, nhưng Tôn Quyền không nghe. Về sau Tôn Quyền mới tiếp nhận đề nghị của Chu Du, tiêu diệt Trương Lỗ, sau diệt Tào Tháo, Chu Du đang hành quân tại Giang Lăng thì ba đời, chỉ vừa ba mươi sáu tuổi. Tôn Quyền vì y mà vận tang phục. Chu dú tính tình khoáng đạt, khí độ khoan thai, thâm tàng. Y tinh thông âm nhạc, dù khi say rượu cũng nghe ra được tiếng nhạc đúng hay trật nhịp.

5. Trâu Kỵ (邹忌)

Thời Chiến Quốc, Trâu Kỵ là một soái ca nổi danh nước Tề. Dáng người cao ráo (ước chừng cao hơn 8 thước cổ Trung Hoa, 1 thước khoẳng 0,33cm), gương mặt xinh đẹp. Vẻ đẹp của y không chỉ biểu hiện dáng dấp bên ngoài, còn đồng thời là người có lí tưởng. Nhưng bất hạnh thay y sống nội tâm, ẩn mình, thông thường người có lí tưởng mà sống thu mình thì đau khổ hơn những người khác. So với bề ngoài, Trâu Kỵ nguyện muốn người ta chú ý đến nội tâm của mình, càng muốn thiên hạ khen ngợi nét đẹp trong thi ca, văn chương hay tài ăn nói của y.

6. Lan Lăng Vương (兰陵王): Vương tử bi tình sau lớp mặt nạ.

Lan Lăng Vương thời Bắc triều cũng là một mĩ nam lưu lại cho hậu thế nhiều suy nghĩ. Y có tất cả mọi điều kiện cần thiết để trở thành một truyền kỳ, chẳng hạn như xuất thân thần bí, kiêu dũng thiện chiến nhưng gương mặt quá xinh đẹp nên không đủ uy hiếp nên phải mang một cái mặt nạ dữ tợn khi ra trận, có một gia tộc giết chóc đầy máu tanh, ôm một nỗi oan mà chết. Mà điểm đáng tin cậy nhất trong truyền kì về y là một dáng mạo hút hồn người.

Lan Lăng Vương là vị danh tướng Bắc Tề, cháu của Đông Ngụy đại quyền thần Cao Hoan, con trai thứ tư của Cao Trừng, khác mẹ với những huynh đệ còn lại. Danh tánh thật là Cao Trường Cung, được phong đất Lan Lăng, phụ cận Từ Châu, nên gọi y là Lan Lăng Vương. Thi từ có câu “Tự cổ mỹ nhân như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”. Tuổi tác khi chết của Lan Lăng Vương không hề được ghi chú lại, nhưng đoán chừng đang độ anh niên.

Lan Lăng Vương qua đời, Bắc Tề mất đi trụ cột quân sự. Bốn năm sau, Bắc Tề bị Bắc Chu tận diệt, thành viên vương thất gần như đều bị giết. Trong cục diện giết chóc loạn lạc, lòng người như biển lửa, vẻ đẹp của Lan Lăng Vương như làn hương bạch mai phiêu đãng trong trận mưa máu, khiến người thương tâm.

(Sau khi phim Lan Lăng Vương được đưa vào sản xuất với Phùng Thiệu Phong vai chính, hoàn toàn thất vọng về độ "soái" trên màn ảnh nhỏ của nhân vật) 

7. Tống Văn Công (宋文公)

Lúc Tống Văn Công chưa làm quốc quân (vua), còn là công tử của Tống quốc, được gọi là công tử Bảo. Nếu theo lẽ thường mà nói, vốn dĩ không đến phiên y làm quốc quân, cả đời làm một vị công tử an nhàn đã đủ để y phải niệm A Di Đà Phật rồi. Vậy là nguyên nhân gì khiến lịch sử phát triển không bình thường, để Công tử Bảo làm vua Tống quốc?
Nguyên nhân chính là vì y trường thành rồi rất ư xinh đẹp!

Vì đẹp, Công tử Bảo trở thành Tống Văn Công sao? Nhưng sự thật chính là như thế, mặc dù cả quá trình khi kể ra không hề đơn giản. Như thế, vì sao lại có cố sự này? Bởi một nữ nhân đã yêu y. Nữ nhân này chẳng ai khác, chính là tổ mẫu của y (đương nhiên không quan hệ thân sinh), phu nhân của Tống tương công, muội muội của Chu tương công, Vương Cơ.

“Tả truyện, Văn Công thập lục niên” ghi lại, Công tử Bảo là một đại soái ca đẹp mê hoặc, bởi vậy quả phụ trung niên Vương Cơ vốn sống cô độc trong cấm cung liền coi trọng y, lòng ham muốn trỗi dậy. Nhưng Công tử Bảo không đồng ý, làm sao đây? Vương Cơ liền trăm phương ngàn kế, nghĩ đủ mọi cách.

Năm Chiêu công thứ chín, Tống Chiêu Công ra ngoài săn bắn, đây cính là cơ hội trời cao ban cho Vương Cơ. Bà ta sai người giết Chiêu Công, tiến cử đệ đệ của Chiêu Công là Công tử Bảo làm vua. Câu chuyện thần thoại thiên cổ vì đẹp được làm vua cuối cùng đã thành hiện thực. theo “Tả truyện”, Chiêu Công đi săn bắn chính do Vương Cơ xúi giục, hơn nữa, Chiêu Công cũng biết Tương phu nhân muốn giết mình, nhưng cũng không biết làm sao, chỉ có thể ngồi chờ chết, có thể thấy Chiêu Công thực sự bị Tương phu nhân khống chế. Vương Cơ vì dục vọng mà dâng ngôi vua cho Công tử Bảo, thực là dễ như trở bàn tay.

Thế là vị soái ca Tống Văn Công ấy đẹp đến độ khiến tổ mẫu say mê, trừ vẻ đẹp, cuối cùng là một người như thế nào? Phải thừa nhận cũng không tệ hại, ít ra so với ca ca Tống Chiêu Công “vô đạo” thì tốt hơn nhiều. “Tả truyện” gọi y là “lễ vu quốc nhân”, “sử ký” viết rằng y là “hiền nhi hạ sĩ”, song không quản ra sao, mặc dù y vì đẹp mà được thiên hạ, vẫn là phải trả giá lớn. Cái giá đó là gì, mọi người nghĩ sơ liền tự đoán được ngay. 

8. Tử Đô (子都)

Người thời Xuân Thu, thuộc Trịnh quốc, đại danh gọi bằng Công Tôn Yên, Tử Đô là tên chữ. Người này không chỉ tướng mạo đẹp, còn có một thân võ nghệ, tài thiện xạ, vì vậy làm đến chức đại phu (không phải bác sĩ) Trịnh Trang Công. Song, Tử Đô tuy đẹp mà tính khí nhỏ mọn. Người thuộc Thiên Hạt tọa (Scorpio) âm hiểm, thâm tàng bất lộ. Tả Truyện ghi lại, y vì tranh chức chủ soái không thành mà ám sát đại tướng là Đĩnh Khảo Thúc cùng thân tín nhưng nói rằng ông vì quốc vong thân. Vì điểm này, Tử Đô ít nhiều còn thiếu chút khí khái anh hùng và tấm lòng khoan dung của đại trượng phu, chỉ có thể quy vào mẫu hình loại A thôi.

Mặc dù còn tồn tại chút khuyết điểm, đại soái ca Tử Đô dù sao vẫn là mỹ nam tử nổi danh gần xa, dung nhan y chẳng những chấn động Trang Công, đại biểu tầng lớp thống trị, ngay cả nữ tử Trịnh quốc, đại biểu quảng đại quân chúng, Mạnh Tử cũng nói:" Ai cũng biết Tử Đô là siêu cấp mỹ nam, người không biết chính là không có mắt nhìn.", hậu bối của Mạnh phu tử cũng nhìn nhận như vậy. Chỉ bằng điểm này, Tử Đô được liệt vào mỹ nam bảng, thật là danh xứng với thực.

9. Tống Ngọc (宋玉)

Tiểu thuyết hí khúc cổ đại trong văn học tác phẩm trung đại, “mỹ như Tống Ngọc, mạo nhược Phan An” để hình dung nam tử anh tuấn. Phan An và Tống Ngọc có thể nói là lưỡng đại soái ca nổi danh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tống Ngọc chẳng những đẹp mà còn tài hoa trác việt, khiến nhiều nữ tử mê mẩn tâm trí. Tống Ngọc không có bút danh. Y rất có tài văn chương, trên văn đàn có địa vị tông sư. Tác phẩm tiêu biểu là Cửu Biện, trong văn học Trung Quốc có thể sánh ngang Ly Tao của Khuất Nguyên, Y cũng là cây bút tả vẻ tang thương của mùa thu và tả nữ tính đệ nhất. Đối với thuật miêu tả nữ nhân kinh điển, Tào Thực đời sau cũng ảnh hưởng rất lớn.

Tống Ngọc chính là đồ đệ ưu tú của Khuất Nguyên. Người thầy là đại trung thần, thanh liê, cương chính, vì quốc gia mà chết. Nhưng Tống Ngọc không hề quan tâm quốc gia đại sự, chỉ viết nên những áng văn lãng mạn hoa mỹ, thời đó bị xem là "dâm từ diễm khúc". Tống Ngọc cũng bị xem là tác giả theo tà phái. Vô luận thế nào, cả hai sư đồ đều là văn nhân danh lưu thiên cổ.

10. Phan An (潘安)

Phan Nhạc, được biết đến với cái tên Phan An, người thuộc Hà Nam thời Tây Tấn, biểu tự (bút danh) An Nhân, tiểu tự Đàn Nô. Lúc còn trẻ, Phan Nhạc ngồi xe đến Lạc Dương du ngoạn, lúc đó không ít thiếu nữ thấy y, đều vô ý chạy theo. Bởi vậy Phan An thường không dám ra khỏi cửa. Trong Thế Thuyết Tân Ngữ có ghi, mỗi lần Phan An ra ngoài du ngoạn luôn có nhiều thiếu nữ bám theo, đây tuyệt đối là truy tinh giáng thế. Mấy thiểu nữ đuổi theo Phan An vừa hiến hoa vừa dâng quả. Mỗi lần Phan An trở về đều chất đầy quà cáp, đây cũng là nguồn gốc của điển cố “trịch quả doanh xa”. Đàn Nô hoặc Đàn Lang trong văn học đời sau cũng trở thành danh từ chỉ chung tình lang tuấn mĩ.

Phan An đẹp nhưng không phải người phong lưu, chỉ chung tình với vợ là Dương thị, hiếu kính mẫu thân, nổi danh hiếu tử. Đây chính là phong cách của nam tử thuộc Cự Giải tọa (Cancer). Về sau Dương thị mất sớm, Phan An hết sức đau lòng, viết nên mấy dòng bi ai:

"Nhẫm nhiễm (thấm thoắt) đông xuân tạ, hàn thử hốt lưu dịch.

Chi tử quy cùng tuyền, trọng nhưỡng vĩnh u cách.

Tư hoài thùy khắc tòng, yêm lưu diệc hà ích."

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn