Nguyễn Hữu Khoa

Top 5 Loài Côn Trùng Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Đăng 5 năm trước

Côn trùng không phải là những loài động vật lớn nhất nhưng chúng lại là một trong những loài nguy hiểm nhất thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về 5 loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới nhé.

Muỗi

     Muỗi là loài không chỉ gây khó chịu mà nó còn lây lan những căn bệnh chết người. Vì thế muỗi là loài nguy hiểm nhất trên Trái Đất.

     Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ, những nơi ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là 20 - 25°C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

     Vòng đời của muỗi phụ thuộc vào loài và nhiệt độ có thể từ vài ngày đến 1 tháng.

     Thức ăn của loài muỗi là khác nhau. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống nhưng muỗi cái hút máu người và động vật. Một số loài muỗi có khả năng trung gian truyền bệnh từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Các bệnh do muỗi truyền có khả năng gây tử vong cao như là : sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da...

     Ở Việt Nam vào mùa hè và mùa mưa hằng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên những dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân

     Mùa hè năm 2004, có tới vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết trong đó có vài chục ca tử vong do muỗi

     Trên thế giới có khoảng hơn nửa tỉ người mắc bệnh sốt rét hằng năm tiêu biểu là ở Châu Phi với thủ phạm truyền bệnh là muỗi

     Nam 2017, đại dịch ebola bùng phát gây teo não ở người cũng là do muỗi gây ra.

     Muỗi bị hấp dẫn bởi 1 số loại vi khuẩn phát ra trên da người và 1 số người tỏa ra mùi hấp dẫn những loài bọ hút máu.

     Muỗi là 1 loài rất nguy hiểm. Chúng ta đều muốn chúng không tồn tại nhưng chúng rất khó để tiêu diệt thế nên hãy phòng chống chúng.

Ong Bắp Cày

     Ong bắp cày là tên thông dụng của 1 nhóm các loài tò vò. Có nhiều loại ong bắp cày có kích thước lên đến 5,5cm. Trong tiếng việt Ong Bắp Cày còn được gọi theo những tên thông dụng khác như: ong vò vẽ, ong bò...

     Ong Bắp Cày là 1 loài hung dữ và hay tấn công người

     Mùa di trú của chúng diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10. Đây cũng là thời điểm mà chúng hung hãn nhất. Thời tiết ẩm và khô hơn là nguyên nhân dẫn đến sự tăng số lượng của loài ong này.

     Hiện nay quá trình đô thị hóa nhanh ở 1 số nơi khiến môi trường sống của ong bắp cày bị thu hẹp. Cùng với đó biến đổi khí hậu có thể là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tấn công người. Chúng sẵn sàng làm như vậy để tự vệ.

     Vết đốt của Ong Bắp Cày có thể gây chết người nếu như người đó bị dị ứng với nọc độc của nó.

     Chúng làm tổ trên những cành cây, bên trong thân cây, trên gác mái, chuồng gia súc hoặc dưới mái nhà. Tổ của chúng được làm từ gỗ vụn trộn với nước bọt của nó. Bắp Cày chúa bắt đầu xây tổ và đẻ trứng vào mùa xuân, trứng sẽ nở từ 5 đến 8 ngày. Cuối đời ong chúa sẽ đẻ 1 loạt trứng đã được thụ tinh còn ong đực sẽ chết ngay sau khi thụ tinh

Kiến qân đội

     Kiến quân đội phân tán khắp thế giới ngày nay có tổ tiên cách đây trên 100 triệu năm. Đây là loài kiến nằm trong danh sách những loài động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng ăn thịt tập thể con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát kinh hoàng.

     Kiến quân đội có thể tấn công mọi loài vật mà chúng gặp trên đường đi. Đây là loài kiến di cư, kiếm mồi mà không cần chinh sát trước. Các con kiến cũng loại bỏ những con yếu nhất trong cộng đồng. Kiến chúa của chúng có thể đẻ lên tới 4 triệu trứng 1 tháng. Mỗi con kiến quân đội Châu Phi luôn kết thành những đàn đông đúc lên tới hàng triệu con và dài khoảng 30,5m.

     Một khi đã rơi vào lãnh thổ của chúng không một loài nào có thể chống lại chúng cho dù là những loài nguy hiểm như rắn độc, bọ cạp. Với những chiếc răng rất lớn như những lưỡi kiếm tí hon chúng có thể tấn công và ăn ngấu nghiến 1 con bò bị buộc dây hay thậm chí là 1 đứa trẻ chỉ trong vòng vài phút.

     Vì sự nguy hiểm của loài kiến này phụ nữ Châu Phi thường địu con trên lưng và không để nó chơi 1 mình

Bọ Cạp

     Bọ cạp hay bò cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp động vật hình nhện. Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây.

     Không giống các loài thuộc lớp Nhện, bọ cạp đẻ con. Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.

     Khứu giác của bọ cạp rất tốt. Chúng có thể cảm nhận các mùi khác nhau để tìm thức ăn và trốn tránh kẻ thù. Đặc biệt bọ cạp có khả năng vô cùng nhạy bén dựa vào các giao động của môi trường xung quanh. Chúng có thể đoán được những gì đang hiện hữu và diễn biến như thế nào.

     Hầu hết các loài bọ cạp đều có nọc độc có thể khiến cho con mồi bị tê liệt tại chỗ, khiến cho con người những vết cắn bọ sưng tấy gây khó khăn cho việc hô hấp, cơ bắp bị co giật, nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, phù phổi và tử vong.

     Bọ cạp có thể làm chậm sự trao đổi chất của chúng khi thực phẩm trở nên khan hiếm. Một số loài bọ cạp có thể sống tới 1 năm mà không cần ăn hay uống. Bọ cạp là loài săn mồi về đêm, ban ngày thì chúng thường nghỉ ngơi trong các hố hoặc lỗ trong những tảng đá lớn. 

     Điều thú vị ở bọ cạp là nhưng con cái có thể tiêu diệt con đực sau khi giao phối nếu những con này không nhanh chân chạy đến chỗ khác.

     Bọ cạp thích sống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 đến 37 độ C nhưng chúng có thể xử lí nhiệt độ 1 cách siêu việt.

     Bọ cạp có thể điều chỉnh lượng nọc chích từ 0.1 đến 0.6mg. Bọ cạp có 2 loại nọc độc, loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và 1 loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù nhưng nó mất đến vài ngày để hồi phục khi đã dùng hết loại độc có sẵn. Bọ cạp là loài có khả năng phát độc tính làm ảnh hưởng đến tính mạng con người nên nếu muốn tiếp súc với loài bọ cạp hãy tìm hiểu chúng cẩn thận để tránh những điều đáng tiếc không mong muốn.

Nhện Độc Katipo

     Latrodectus katipo (thường được gọi ngắn là katipo) là một loài nhện nguy cấp có nguồn gốc từ New Zealand. Một thành viên của chi Latrodectus, nó có liên quan để nhện lưng đỏ Úc, và nhện quả phụ Bắc Mỹ đen. Đây là loài có thể gây độc cho con người, với vết cắn tương đối nguy hiểm. Bản thân katipo có nghĩa là "loài chích đêm".

     Một vết cắn từ katipo tạo ra một hội chứng độc hại được biết đến như latrodectism. Các triệu chứng bao gồm đau đớn cùng cực và hiệu ứng có khả năng hệ thống, chẳng hạn như tăng huyết áp, co giật hoặc hôn mê.

     Về kích thước nó là một con nhện nhỏ có một cơ thể đặc biệt màu đen với sọc màu đỏ viền trắng trên lưng. Con đực có kích thước nhỏ hơn nhiều so với con cái và khá khác nhau về hình dạng, màu trắng với sọc màu đen và đỏ kim cương đánh dấu hình. Katipo có một môi trường sống thu hẹp, chỉ được tìm thấy sống trong những cồn cát gần bờ biển. Chúng bao gồm hầu khắp các vùng ven biển New Zealand, nhưng không được tìm thấy tại khu vực phía nam. Chúng dệt mạng nhẹn lộn xộn bất thường giữa các cây cồn cát và các mảnh vụn khác, chúng ăn chủ yếu là về côn trùng ở mặt đất.

      Con cái đẻ năm hoặc sáu túi trứng trong tháng 11 hoặc tháng 12. Trứng nở vào tháng 1 và tháng 2 và con non phân tán vào các nhà máy xung quanh. Do mất nơi sống và thực dân hoá của môi trường sống tự nhiên bởi những con nhện kỳ lạ khác, katipo đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn