Đỗ Thị Thanh Huyền

Top 5 nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Đăng 8 năm trước

Những nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Tên tuổi họ cho dù "nổi tiếng", nhưng lại là sự nhơ nhuốc trong lịch sử.

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã qua đi, đến nay đã tròn 70 năm nhưng nỗi ảnh mang tên "trại tập trung phát xít" vẫn còn đó. Và nhắc đến trại tập trung phát xít, không thể không nhắc đến những cái tên như Irma, Ilse Koch...Họ là những phụ nữ Đức xinh đẹp, nhưng thực chất lại là công cụ giết người ghê rợn của chế độ phát xít. Cùng tìm hiểu xem những nữ đồ tể này là ai nhé.

1. Irma - kẻ hận thù phụ nữ đẹp

Irma, tên đầy đủ là Irma Grese, sinh năm 1923. Cô có một vẻ ngoài xinh đẹp, nhưng thực chất Irma nói năng thô lỗ, tính tình phóng đãng và đặc biệt "xuất chúng" trong việc tìm ra những cách thức ngược đãi, dày vò tai quái đối với các nữ tù nhân, đặc biệt là những nữ tù nhân Do Thái.

Top 5 nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Irma là một phụ nữ khá xinh đẹp.

Hơn nữa, chồng Irma - bác sĩ đồ tể Josef Mengele là một kẻ trăng hoa, đã tư thông với rất nhiều phụ nữ Do Thái xinh đẹp ở trong trại tập trung, chính vì vậy, cơn thịnh nộ của nữ đồ tể này được trút hết lên đầu nữ tù nhân, đặc biệt với những phụ nữ có chút nhan sắc. Theo thống kê không đầy đủ, dưới sự đày đọa của Irma, hàng ngàn phụ nữ trong các trại tập trung Ravensbruck, Auschwitz, Belsen và Birkenan, nơi Irma từng làm quản giáo, đã vĩnh viễn không có ngày về.

Phương thức mà Irma dùng để tra tấn phụ nữ trong tù rất dã man. Đó là dùng roi da vút thẳng vào mặt, quất không thương tiếc vào ngực, bắt nữ tù nhân nằm xuống, dạng hai chân ra, dùng báng súng đánh thẳng vào vùng kín tới khi không thấy động đậy mới thôi. 

Sau khi chính quyền phát xít Đức sụp đổ, Irma đã bị bắt và đưa ra xét xử tại tòa án binh. Cuối cùng, nữ đồ tể khét tiếng này đã phải trả giá cho những tội ác dã man gây ra. Khi đó, Irma mới vừa tròn 22 tuổi.

Top 5 nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Irma Grese (đeo số 9) trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh năm 1945.

2. Ilse Koch - Ác quỷ đội lốt người

Cái tên tiếp theo trong danh sách này là “nữ bạo chúa” hay “sói cái” Ilse KochIlse Koch là một phụ nữ xinh đẹp, có mái tóc rất dài nhưng thực chất lại là một con quỷ đội lốt người. Cách quản lý tù nhân của Ilse Koch cực kỳ máu lạnh, đó là cô sử dụng thuật xăm hình để phân loại tù nhân. Khi vết xăm đã liền sẹo và lên mầu, Ilse ra lệnh cho tất cả tù nhân cởi hết áo. Những tù nhân có hình xăm lọt vào mắt Ilse sẽ được chọn ra và người ta mãi mãi không bao giờ thấy họ trở về nữa. 

Top 5 nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Ilse Koch (mặc váy, đứng) tại Tòa án quân sự Mỹ năm 1947 ở Dachau (Đức)

Trong số đó, thanh thản nhất là những tù nhân được “vinh dự” đem đi bắn. Xấu số hơn là những ai bị tống vào phòng hơi độc bởi trước khi lên thiên đường họ phải quằn quại trong đau đớn. Ilse giết họ để lột da lấy những hình xăm đẹp, đem đi thuộc rồi làm chao đèn, găng tay và bọc sách. Ilse còn có một sở thích quái đản khác là sưu tập đầu lâu người và sấy khô ngón tay cái của các tù nhân sau khi bị giết dùng làm công tắc điện.

Cuối cùng, IIse bị các cơ quan chức năng Đức bắt năm 1951 và nhận mức án chung thân. Ngày 1/9/1967, Ilse treo cổ tự vẫn trong nhà tù ở Bavaria.

3.Juana Bormann - Kẻ sát nhân với đàn chó

Juana Bormann là một nữ đồ tể khét tiếng với biệt danh "Kẻ sát nhân với đàn chó". Juana đã nhiều lần sử dụng liệu pháp "thả chó" để "điều trị" tù nhân "lười nhác", "ương bướng". Cụ thể, khi cảm thấy "chướng mắt" với bất cứ tù nhân nào, Juana sẽ thả những con chó bécgiê Đức lực lưỡng và để chúng lao thẳng tới đối tượng, tấn công nạn nhân cho đến chết.

Top 5 nữ đồ tể khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Hình ảnh thảm hại của một nữ tù nhân trong trại tập trung thời phát xít Đức

Ngoài ra, Juana còn có một thú vui khác là đánh đập tù nhân bằng gậy gỗ và dùi cui cao su, lột truồng họ ra rồi bắt biểu diễn những bài tập thể dục gắng sức. Mặc dù Juana gần như phủ nhận mọi lời cáo buộc, nhưng với những bằng chứng không thể chối cãi, nữ đồ tể này đã phải cúi đầu nhận tội. Án tử hình là hoàn toàn thích đáng đối với những tội ác mà Juana gây ra.

4.  Vera - Kẻ lấy việc giết người làm thú vui

Vera, hay Veronica là một người đàn bà xinh đẹp. Tuy nhiên, do những biến cố trong cuộc đời, Vera tự nguyện làm tai mắt cho giám thị trong các trại tập trung. Những tù nhân bị Vera ngầm cáo giác không bị đánh cho lê lết cũng bị tống vào phòng khảo hình tra tấn tới thân tàn ma dại. Nhờ lập được nhiều “chiến công”, Vera lọt vào mắt Trưởng trại Dorothen Binz, và được cho làm y tá. 

Ngày đầu tiên trong vai trò mới, Vera được y tá trưởng Elisabeth Marschall giao cho 3 nữ tù nhân Do Thái. Nhiệm vụ của Vera là tiêm thuốc thử nghiệm vào tĩnh mạch họ. Chưa đầy 5 phút sau, ba nữ tù nhân nọ ngã lăn xuống đất, máu từ miệng, mũi và mắt tuôn ra. Họ nấc lên mấy tiếng rồi tắc thở. Mặt Vera vẫn lạnh tanh. Thậm chí, ả còn lấy chân đá xác nạn nhân, nói: “Đáng lý ra chúng mày phải chết từ lâu rồi!”. Một hôm, Vera phát hiện đại đa số phụ nữ Do Thái vừa chuyển đến ở trong lều tạm gần trạm y tế là tuổi đã già, có người lại tàn tật hoặc mang thai..Ngay hôm sau, Vera ra lệnh chia họ ra thành những nhóm 10 người, đưa tới trạm y tế nhận thuốc phòng dịch (thực chất là thuốc độc) và bắt uống tại chỗ. Mặt trời còn chưa kịp đứng bóng, 230 thi thể đã được chuyển tới lò thiêu.

Hình ảnh thảm hại của một nữ tù nhân trong trại tập trung thời phát xít Đức

Phòng thí nghiệm y học ở trại tập trung Ravensbruck của phát xít Đức

Sau vụ này, Vera rất được Marschall tín nhiệm, đôn lên làm trưởng phòng chẩn đoán. Nắm quyền sinh quyết sát trong tay, Vera càng được thể, ngày càng trở nên tàn bạo hơn. Chỉ trong vòng hai năm, kể từ lúc được làm y tá tới khi bị bắt, số phụ nữ Do Thái bị Vera đích thân ra tay giết hoặc trực tiếp ra lệnh, giám sát việc giết hại đã lên tới hơn 500 người. Tuy nhiên, cuối cùng Vera cũng phải trả giá cho những hành động độc ác của mình bằng mức án tử hình vào năm 1946. 

5Elisabeth Marschall - Dã nhân đội lốt người

Marschall sinh năm 1886, bắt đầu cái nghiệp làm y tá từ năm 1909. Sau đó, Marschall trở thành tay chân đắc lực của “bác sĩ tử thần” Treite, ở trại tập trung Ravensbruck. Marschall đối xử với tù nhân rất dã man, cô nhốt 50 nữ tù nhân cùng những đứa con mới sinh của họ vào một chiếc xe chở gia súc, không cung cấp thức ăn, nước uống để cuối cùng tất cả họ đều thành những cái xác quắt khô, nhăn nhúm.

Hình ảnh thảm hại của một nữ tù nhân trong trại tập trung thời phát xít Đức

Những đống xương người như thế này không phải là chuyện hiếm gặp trong các trại tập trung của phát xít Đức


Dưới thời Marschall làm y tá trưởng trại tập trung Ravensbruck, những nữ tù nhân mang thai vẫn phải lao động cật lực dưới sự hăm dọa, đay nghiến và những cơn mưa roi da. Khi sinh con, họ không được phát thêm khẩu phần thức ăn, nên chẳng bao giờ có sữa cho con bú. Những sinh linh nhỏ bé đó, ngay từ giây phút lọt lòng mẹ đã phải sống trong điều kiện vô cùng tệ hại. Thay vì được quấn trong tã hoặc khăn để giữ ấm cho cơ thể, chúng phải ở trần trong những chiếc giỏ đựng quần áo bởi Marschall cấm các nữ y tá làm điều này.

Hình ảnh thảm hại của một nữ tù nhân trong trại tập trung thời phát xít Đức

Lao động khổ sai, công việc thường ngày của các nữ tù nhân ở trại tập trung Ravensbruck

Do đó, rất ít trẻ sơ sinh ra đời trong trại tập trung Ravensbruck sống được quá 4 tuần. Chỉ tính riêng tháng 1/1945, ở trại tập trung Ravensbruck có 380 đứa trẻ chào đời, nhưng chỉ có duy nhất một bé sống trọn 3 tháng, còn lại đều chết trong vòng 14 ngày kể từ khi sinh ra. Ngoài ra, Marschall còn bị cáo buộc là đã trực tiếp hoặc gián tiếp ra lệnh tra tấn, tiêm hoặc bắt tù nhân uống thuốc độc khiến hàng trăm con người phải bỏ mạng. 

Sau cùng, nữ đồ tể Elisabeth Marschall đã phải bước lên giá treo cổ tại nhà tù Hameln (Đức) năm 1947 với tư cách nữ phát xít Đức già nhất bị tử hình. Năm ấy, thì vừa tròn 61 tuổi.

Chủ đề chính: #Nữ_đồ_tể

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn