Hùng Phùng Phi

Travis Bradberry - 10 lưu ý quan trọng tiến tới nghị lực, thành công

Đăng 6 năm trước

Travis Bradberry là đồng tác giả cuốn sách Emotional Intelligence 2.0, những cuốn sách bán chạy nhất của ông đã được dịch ra 25 thứ tiếng và có mặt trên hơn 150 quốc gia trên thế giới. Mười điều này ông chia sẻ trên Twitter tháng 9 năm 2016 và cho đến giờ nó vẫn rất có giá trị. Có thể trong số mười điều này, có những điều chúng ta đã biết, hoặc có điều chưa, nhưng đọc lại chúng, ta sẽ thấy mạnh mẽ và quyết tâm hơn nhiều để đi tiếp con đường mình đã chọn.

Ai cũng có lúc thất bại trong cuộc sống, và thất bại có thể trở thành những trải nghiệm rất kinh khủng. Nhưng hãy biết rằng, điều duy nhất tách biệt người thành công ra khỏi phần còn lại của thế giới chính là ở cái cách họ phản ứng sau khi họ thất bại.   

Khi đối mặt với những trở ngại, bạn sẽ là người phải quyết định rằng sẽ để chúng đấy làm những lý do biện minh cho thất bại, hay biến chúng thành những mẩu chuyện để kể sau khi mình thành công.   

“Không có thất bại, chỉ có phản hồi” –Robert Allen 

Khi bạn đã tìm được một thái độ đúng đắn, thất bại sẽ trở thành một người thầy tuyệt vời. Thất bại tất nhiên sẽ làm gián đoạn con đường đến thành công của bạn, nhưng nó cho bạn cơ hội để khám phá những giải pháp mới, những tiềm năng mới, tất nhiên là chỉ khi bạn có thái độ đúng.   

Nhà tâm lý học Albert Bandura đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trong đó chỉ ra tầm quan trọng của thái độ khi con người ta phải đối mặt với thất bại. Cuộc nghiên cứu chia người tham gia thành hai nhóm và yêu cầu họ cùng hoàn thành một nhiệm vụ về quản lý. Tuy nhiên nhà nghiên cứu nói với nhóm thứ nhất rằng mục đích của nhiệm vụ này là để đánh giá khả năng quản lý của họ, trong khi nhóm thứ hai được nói rằng các kỹ năng cần để hoàn thành nhiệm vụ là có thể cải thiện được và nhiệm vụ quản lý họ phải thực hiện thuần túy chỉ là một cơ hội để họ thực tập và phát triển bản thân mà thôi. Và mẹo ở đây là các nhà nghiên cứu đã cố tình tạo ra một nhiệm vụ quản lý quá khó để buộc người tham gia đều phải thất bại, và đúng như ý muốn, tất cả họ đã thất bại.

  • Nhóm thứ nhất – cảm thấy mình thất bại vì kỹ năng của mình không “đủ tuổi” (“up to snuff”) – khiến họ tạo ra được ít hoặc thậm chí không có sự tiến bộ khi được trao cơ hội thực hiện lại nhiệm vụ. 
  • Nhóm hai, tuy cũng thất bại, nhưng họ lại nhìn nhận từng thất bại là một cơ hội học hỏi, rồi họ thể hiện sự tiến bộ rõ rệt theo từng lần mà họ cố gắng thực hiện lại nhiệm vụ khó khăn ban đầu. Nhóm hai cảm thấy bản thân tự tinh ơn so với nhóm một rất nhiều.   

Giống như những người tham gia vào nghiên cứu của Bandura, chúng ta có thể lựa chọn xem thất bại là thước đo phản ánh khả năng của mình hay nó là cơ hội để ta phát triển những gì chúng ta còn yếu. Lần tới khi bạn bỗng thấy mình bị mắc trong cảm giác thê thảm vì thất bại, mong rằng bạn sẽ tập trung hơn vào thứ mà mình có thể kiểm soát được: thái độ của bản thân.

Một số bài học trong cuộc sống sẽ là tốt nhất khi chúng khắc nghiệt nhất, để có thể chấp nhận cũng như khắc nghiệt nhất để có thể tìm ra thái độ đúng đắn phản ứng lại với chúng. Những bài học đó thực sự thách thức sự linh hoạt cũng như tính kiên cường của bạn. Nếu bạn không đón nhận chúng kịp thời, bài học đó sẽ biến thể thành một bài học khác khắc nghiệt hơn và lại tìm đến bạn.

Và đây là 10 điều bạn nên biết:

1. Bước đầu tiên luôn là bước khó nhất

Khi bạn muốn đạt được điều gì đó quan trọng, bước đi đầu tiên luôn rất khó chịu, đôi khi là rất đáng sợ. 

Nhưng khi bạn có can đảm bước bước đầu tiên đó, lo âu và sợ hãi sẽ tan biến đi trong hành động. Người dẫn thân chấp nhận thực hiện bước đầu đầy chông gai đó vốn chẳng mạnh mẽ tài giỏi hơn chúng ta; họ đơn giản hiểu được rằng việc đó sẽ mang lại nhiều lợi ích. Họ biết rằng nỗi đau khi khởi động hành trình là tất yếu và chần chừ chỉ kéo dài thêm thời gian phải chịu đựng nỗi đau mà thôi.

2. Những điều tốt đẹp đòi hỏi phải có thời gian

Thành công, trên tất cả, đòi hỏi phải có thời gian và nỗ lực. Tác giả Malcolm Gladwell đề xuất quan điểm rằng nếu muốn thành chuyên gia về một lĩnh vực nào đó thì đòi hỏi bạn phải tập trung không mệt mỏi vào nó trong 10.000 giờ. Nhiều người thành công chắc hẳn sẽ đồng ý với quan điểm đó. Henry Ford, người đã thất bại với hai công ty ôtô trước khi ông xây dựng Ford ở tuổi 45, hoặc tác giả Harry Bernstein, người vẫn luôn quyết tâm rằng cả cuộc đời ông ấy sẽ viết sách trước khi ông ấy thực sự nhận được danh hiệu best-seller ở tuổi 96. Đó chẳng phải là những minh chứng rất rõ ràng hay sao. Khi bạn thực sự đã thành công rồi, bạn sẽ còn nhận ra rằng quá trình bạn đã trải qua để có được thành công thực ra mới là phần tuyệt vời nhất. 

Vậy nên, hãy dành thời gian để đổi lấy thứ bạn muốn có.

3. Bận rộn không đồng nghĩa với hiệu quả

Nhìn vào những người xung quanh bạn. Họ đều luôn rất bận rộn, chạy từ cuộc họp này sang cuộc họp khác và gấp rút gửi các email. Nhưng bao nhiêu người trong số họ thực sự tạo được một kết quả, thực sự thành công ở mức độ cao? Thành công không được tạo ra từ chuyển động và hành động trên phương diện vật lý; thành công đến từ sự tập trung – sự đảm bảo rằng thời gian của bạn được sử dụng một cách hiệu quả và có ích. Bạn cũng có số giờ trong một ngày giống người khác, nên hãy sử dụng chúng thật khôn ngoan. Sau tất cả, bạn là ai sẽ được đánh giá dựa trên việc bạn đã làm được gì, chứ không phải trên việc bạn đã nỗ lực thế nào. Vậy hãy tập trung nỗ lực của bạn vào những nhiệm vụ mang lại thành quả.

4. Bạn sẽ luôn kiểm soát được ít hơn những gì bạn muốn.

Có quá nhiều tình huống trong cuộc sống có thể diễn ra mà bạn không thể kiểm soát nổi. Nhưng tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được cách mà mình phản ứng lại với những thứ vượt ra khỏi kiểm soát của mình. Phản ứng của bạn sẽ chuyển một lỗi lầm thành một kinh nghiệm và cũng đảm bảo rằng một thắng lợi nhỏ không đưa bản ngã của bạn lên làm chủ tất cả. Bạn không thể thắng trên tất cả mặt trận, nhưng bạn vẫn có thể thắng chung cuộc trong cuộc chiến tranh.

5. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Bạn nên cố gắng xây dựng quan hệ để làm sao mà những người xung quanh bạn đều là những người khích lệ, truyền cảm hứng cho bạn,những người khiến bạn muốn trở nên tốt đẹp hơn. Và bạn có thể sẽ làm theo những khích lệ, động viên, chỉ bảo đó, hoặc ý nghĩ muốn trở nên tốt đẹp hơn đó, hoặc không (tùy bạn). Nhưng với những người muốn kéo bạn xuống? Sao bạn lại phải để họ là một phần trong cuộc đời mình? Bất kì ai khiên bạn cảm thấy mình vô dụng, lo âu, hoặc thiếu tự tin đều là những người làm phí thời gian của bạn, và dần dần họ còn có thể khiến bạn tiêu cực giống họ. Cuộc sống quá ngắn để kết giao với những người như thế. Bỏ bớt những người như thế đi.

6. Vấn đề lớn nhất của bạn là ở tâm trí

Hầu như mọi vấn đề của chúng ta xảy ra vì chúng ta là những kẻ thích “du hành thời gian”: chúng ta để tâm trí trở về quá khứ và rồi hối hận về những gì mình đã làm, hoặc chúng ta lại để mình đi đến tương lai và rồi lo lắng về những điều chưa hề xảy đến. Rất dễ để tâm trí bạn nhảy về quá khứ hay nhảy đến tương lai. Khi bạn làm vậy, bạn đánh mất tầm nhìn vào thứ duy nhất bạn thực sự kiểm soát được – hiện tại.

7. Giá trị của bạn thân bạn đến từ chính bạn

Khi niềm vui và sự hài lòng của bạn được lấy từ việc bạn so sánh mình với người khác, bạn sẽ không bao giờ có thể làm chủ được số phận của mình. Còn khi nào bạn đã cảm thấy việc mình vừa làm có vẻ ổn, thì đừng để cho bất kì ý kiến hay thành công của người khác lấy đi cảm giác đó của bạn. Tuy việc lờ đi những gì người khác nghĩ về bạn là bất khả thi, nhưng bạn hoàn toàn không cần phải so sánh mình với người khác và bạn luôn luôn có thể giữ những ý kiến của người khác trong tâm trí với sự hoài nghi nhất định. Bằng cách đó,không cần biết người khác nghĩ gì hay làm gì, giá trị của bạn thân bạn vẫn đến từ chính bạn. Không liên quan gì đến những gì mọi người nghĩ về bạn trong bất kì thời điểm nào của cuộc sống, tôi nghĩ chỉ có một điều là chắc chắn – bạn không bao giờ tệ bằng cũng như không bao giờ tốt đẹp bằng những gì người khác nói về bạn.

8. Không phải tất cả mọi người đều hỗ trợ bạn

Chính xác mà nói thì, đa phần mọi người sẽ không hộ đâu. Một vài người thậm chí chỉ muốn dìm bạn xuống trong những gì tiêu cực, gây hấn gián tiếp (passive aggressive), giận dữ hoặc đố kỵ, nhưng không có điều gì trong số đó là quan trọng cả, bởi vì như Dr. Seuss đã nói: “người thấy phiền lòng là người không quan trọng, người quan trọng sẽ không thấy phiền lòng”. Chúng ta không thể đòi hỏi sự giúp đỡ từ mọi người cũng như lôi kéo họ đứng về phía mình. Hãy bỏ qua ý kiến của một số người và dành phần thời gian đó cho những người ủng hộ ta.

9. Hoàn hảo không hề tồn tại

Đừng cố gắng tìm kiếm nó hay đặt nó làm mục tiêu, chúng ta không bao giờ hết lỗi lầm cả. Coi hoàn hảo là mục tiêu thì bạn sẽ sớm dao động, muốn từ bỏ, hoặc ít nhất cũng sẽ giảm sút nghị lực. Cuối cùng bạn sẽ chỉ dành thời gian hối hận những gì mình chưa đạt được thay vì phấn khởi về những gì mình đã làm được và sẽ có thể đạt được trong những lần thử sau.

10. Cứ sợ hãi thì sau này sẽ hối hận

 Khi mọi việc đã xong và được kể lại, bạn sẽ thường chỉ hối hận về mình đã không làm hơn là mình đã làm nhưng không thành công. Vậy nên đừng sợ mà hãy chấp nhận rủi ro. Điều tệ nhất có thể xảy đến với bạn là gì,chết ư? Có lẽ chưa đúng đâu, điều tệ nhất là bạn đã để mình chết ở bên trong tâm hồn khi cơ thể bên ngoài vẫn còn khỏe mạnh.

Cuối cùng thì, người thành công không bao giờ ngừng học hỏi. Họ học từ chính thất bại của mình. Không chỉ vậy, họ còn học từ chính những lần đại thắng, họ biết không có thành công nào là mãi mãi và không có thất bại nào là vô tận.

Nguồn: linkedin

Chủ đề chính: #hoàn_thiện_bản_thân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn