Thục Anh Hoàng Ít nói, độc lập, thích đọc sách, yêu thiên nhiên

Trẻ bị cận thị có nhất thiết phải đeo kính?

Đăng 7 năm trước

Ngày nay, rất nhiều trẻ em bị cận thị. Tuy nhiên việc trẻ bị cận thị có nhất thiết phải đeo kính hay không lại chưa có nhiều phụ huynh nắm rõ.

Trước khi bàn về vấn đề này, các bậc phụ huynh cần phân biệt rõ trẻ bị cận thị thật hay cận thị giả.

Trường hợp cận thị “giả”, trẻ không cần phải đeo kính

Rất nhiều các bậc phụ huynh thường nghe thấy “cận thị giả”, nhưng nhiều người không hề biết rốt cuộc “cận thị giả” là gì, trẻ có nhất thiết phải đeo kính cận thị không?

Theo các chuyên gia, cận thị giả là một trạng thái của cận thị, không phải là một loại cận thị chính thức. Nguyên nhân là do trẻ nhìn gần trong thời gian dài, các cơ mắt bị căng thẳng, không được thả lỏng, dẫn dến hiện tượng bị mờ khi nhìn các vật ở xa. Cận thị giả không cần thiết phải đeo kính, chỉ cần nghỉ ngơi điều dưỡng mắt hợp lí, sau một thời gian, hiện tượng mắt bị căng thẳng biến mất, thị lực sẽ được khôi phục. Tất nhiên là trẻ bị cận thị nếu không chú ý sử dụng mắt một cách hợp lý, để mắt liên tục căng thẳng trong thời gian dài ắt sẽ biến thành cận thị thật. Ngoài ra, nếu như để trẻ bị cận thị giả đeo kính cận thị sẽ khiến mắt bị quá tải, để lâu sẽ biến thành cận thị thật.

Vậy làm thế nào để phân biệt hai trường hợp cận thị này? Kiểm nghiệm giãn đồng tử là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Ngàng Y học Trung Hoa vào năm 1985 đã đưa ra các tiêu chuẩn để phân biệt cận thị như sau:

  1. Cận thị giả: sau khi dùng thuốc nhỏ làm giãn đồng tử mắt, cận thị sẽ biến mất, mắt lúc này có xu hướng trở về bình thường hoặc viễn thị.
  2. Cận thị thật: sau khi dùng thuốc nhỏ làm giãn đồng tử mắt, độ cận thị không suy giảm hoặc chỉ giảm thấp hơn 0.5 độ đi-ốp.
  3. Cận thị thật mang một phần giả: sau khi dùng thuốc nhỏ làm giãn đồng tử mắt, độ cận thị giảm rõ rệt, cao hơn hoặc bằng 0.5 độ đi-ốp, nhưng vẫn không khôi phục hoàn toàn mắt.

Trẻ bị cận thị thật nhưng không đeo kính sẽ càng nặng hơn.

Dù chúng ta có nói thế nào, rất nhiều phụ huynh đối với việc sau khi trẻ bị cận thị có nên đeo kính hay không vẫn mắc những nhầm lẫn như cho rằng trẻ đeo kính thì sẽ bị cận càng nặng, vì vậy nhất định kéo dài không cho trẻ đeo kính, kết quả khiến cho trẻ nhìn không rõ, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập của trẻ.

Trên thực tế, trẻ bị cận thị dù đeo kính hay không đeo kính thì đều không thể thay đổi sự thật rằng mình bị cận thị, hơn nữa nếu không đeo kính sẽ dẫn đến những hậu quả như ảnh hưởng việc học tập và sinh hoạt, nhìn các đồ vật ở xa không rõ khiến trẻ phải gắng sức để nhìn, làm gia tăng mức độ cận thị. Ngoài ra nếu phụ huynh không chú ý cho trẻ bị cận thị nặng đeo kính sớm sẽ khiến trẻ bị suy nhược thị giác. Thực ra việc trẻ nên hay không nên đeo kính khi bị cận thị còn phụ thuộc nhiều vào độ cận nữa.

Thông thường, trẻ bị cận từ 0,75 đến 1,5 độ đi-ốp có thể tạm thời chưa đeo kính. Nếu trẻ bị cận từ 1,5 độ đến 2,75 độ đi-ốp thì phải đeo kính, đồng thời phải đeo kính hàng ngày, nhưng khi làm những việc cần nhìn gần như đọc sách hay làm bài tập thì có thể tạm thời không đeo. Còn những trẻ bị cận nặng từ 2,75 độ đi-ốp trở lên thì bắt buộc phải đeo kính hằng ngày.

Cũng cần phải nhắc nhở các vị phụ huynh rằng hãy cho trẻ đến các trung tâm y tế có uy tín để kiểm tra mắt của trẻ thật chính xác trước khi lựa chọn cho trẻ đeo kính, nếu không sẽ dễ xảy ra trường hợp độ cận của kính cao hơn độ cận thật của trẻ, khiến trẻ vì bị đeo kính quá độ mà cận thị sẽ càng nặng hơn.

Chủ đề chính: #trẻ_em

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn