Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Trung Quốc _ Đế chế sụp đổ

Đăng 4 năm trước

Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc nhờ những sự đổi mới sau ba thập kỷ. Với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, họ đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế thế giới đứng thứ 2 sau Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược phát triển dựa theo 'bản sắc Trung Quốc' đang đối mặt với những mâu thuẫn trong và ngoài nước và cũng dự báo cho một nền kinh tế đang 'kịch trần' sẽ suy tàn bởi chính những yếu tố không bền vững trong nội tại.

1. Giấc mộng bá vương

Một giấc mộng về sự trỗi dậy của con rồng Trung Hoa đã được nuôi dưỡng, ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông. Với triết lý của Mao là " quyền lực đẻ ra từ nòng súng", đã sử dụng hệ thống bàn tay sắt để thiết lập một hệ thống tập trung quyền lực bất chấp những chống đối của số đông trong Đảng.Hàng loạt các nhân vật có tư tưởng chống đối đều bị thanh trừng. 

Và nổi tiếng nhất là việc cách chức Đặng Tiểu Bình, đưa con cái đều phải đi học tập cải tạo. Rồi đến Đặng Tiểu Bình khi quay lại vương vị cũng đã tạo nên một nghi án "Thảm sát Thiên An Môn" cùng với cuộc xung đột biên giới với Việt Nam năm 1979 nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

 Và bây giờ một người tiếp nối chủ trương quyền lực cứng của các bậc tiền bối trong lãnh đạo Trung Quốc là Tập Cận Bình khi lên ngôi lại sử dụng chiêu bài "Giết gà dọa khỉ", triệt hạ hết những nguy cơ chống đối trong bộ máy chính quyền từ Bạc Hy Lai hay Chu Vĩnh Khang với cái cớ chống tham nhũng, thanh lọc hệ thống nhà nước.

“Đả hổ diệt ruồi” là con dao hai lưỡi. Tuy chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Tập Cận Bình đã thanh trừng được hơn 300.000 quan chức tham nhũng, nhưng cũng gây ra mâu thuẫn nội bộ rất sâu sắc, làm xã hội hoảng loạn (như thời cách mạng văn hóa) và làm bộ máy công quyền gần như tê liệt trong một thời gian.

 Song song đó, các vấn đề về tự do sắc tộc như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng cũng được ông tập sử dụng bài học quen thuộc của Mao là dùng vũ lực được xem như là phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề gây ra những phẫn nộ với những sắc tộc này cũng như bức xúc đối với dư luận quốc tế. Và đó là một phần trong chiến dịch "Hán hóa hoàn toàn" đối với các ngoại tộc trên lãnh thổ Trung Quốc, điều mà Mao Trạch Đông đã thành công khi xóa bỏ gần như hoàn toàn văn hóa của người Mãn Châu_một sắc tộc gây dựng nên vương triều Mãn Thanh hùng mạnh.

Năm 2013, China News Service (CNS), cơ quan truyền thông lớn thứ hai của Trung Quốc, đã ấn hành tài liệu nhan đề Sáu cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành trong 50 năm tới. Đó là các cuộc chiến thu hồi Đài Loan; chiếm các đảo trên Biển Đông;  thu hồi Nam Tây Tạng; thu hồi quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu;  xâm lược Mông Cổ; và  thu hồi lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.Với người Trung Hoa ngoài Đại Lục, Tập Cận Bình vẫn có những tuyên bố mang tính chất hiếu chiến với đảo quốc Đài Loan như "sẵn sàng giải phóng Đài Loan bằng vũ lực". Điều này khiến tình hình quân sự hai bên bờ biển Đài Loan ngày càng trở nên căng thẳng.

Phong trào “thoát Trung” ngày càng rõ (tại Hồng Kông, Đài Loan), trong khi phong trào li khai (có thể kèm theo cả khủng bố) ngày càng gia tăng (tại Tân Cương, Tây Tạng). Dư luận Hông Kong ngày càng bất bình về chính sách của Bắc Kinh, không tôn trọng những cam kết về quyền tự do dân chủ cho Hồng Kông, là nguyên nhân chính làm nổ ra phong trào biểu tình “bất tuân dân sự” (năm 2014). Tại Đài Loan, Đảng đối lập Dân Tiến bất ngờ thắng cử và bà Thái Anh Văn lên làm Tổng thống (1/2016) đã làm Bắc Kinh đau đầu.  

Khi bà Thái đã bày tỏ thái độ không chút e dè trước Bắc Kinh và tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh quân sự của Đài Loan. Trong khi đó, Hồng Kong chẳng khác một quả bom nổ chậm khi hàng loạt các cuộc biểu tình gay gắt về việc thông qua đạo luật Dẫn độ do Bắc kinh đề xuất. Việc bóp nghẹt và thao túng chính trị của đảo Hồng Kông đã đi ngược lại với lời hứa "một quốc gia hai chế độ" khi Hồng Kông được Anh trao trả về Trung Quốc. Hình ảnh rối ren của Trung Quốc ngày càng được bộc lộ trước thế giới, một hình ảnh ngày càng xấu xí.

Mọi việc chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đã tự cho mình là một cường quốc quân sự vì tiền lệ họ hay lép vế trước Mỹ, Liên Xô và trước đó là Đế quốc Nhật nên họ hô hào một tinh thần dân tộc có tính chất cực đoan. Nếu trên bộ, các cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ hay trong quá khứ và Việt Nam và Liên Xô thì trên biển họ cũng tỏ ra không kém hung hăng.  

Trên biển Hoa Đông hàng loạt những vụ tranh chấp với Nhật đã đẩy nước này từ thế phòng thủ đã cho phép phát triển Cục Phòng Vệ trở thành Bộ Quốc Phòng, gia tăng chi phí cho quân sự, tối ưu hóa khả năng phòng thủ lẫn tấn công đáp trả.  Quả thật, như bà Thái Anh Văn phát biểu "Trung Quốc đang là mối đe dọa với hòa bình của khu vực".  

Trên biển Hoàng Hải, Trung Quốc không ít lần đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Những động thái trên đã đẩy Hàn Nhật vốn là hai nước chẳng mấy thân thiết nay lại trở nên khắng khít hơn.

Tại khu vực biển Đông thì Trung Quốc cũng là mối đe dọa đối với cả khối Asean. Sau khi đưa ra bản đồ chín đoạn gây tranh cãi, Trung Quốc đã có rất nhiều các cuộc tranh chấp lãnh hải theo một cách rất phi pháp, đi ngược  Luật Tự Do Hàng Hải với các quốc gia trong khu vực này như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei... 

Chính quyền Bắc Kinh đã nghĩ rằng tiềm lực quân sự của họ đã đạt đến mức có thể sánh cùng các cường quốc như Nga, Mỹ. Có lẽ, Tập Cận Bình cũng không giấu giếm “mộng bá chủ” của mình kể từ khi lên nắm quyền, hay ông ta tự biến mình thành một vì vua Càn Long thứ 2 trong lịch sứ Trung Quốc.  Năm 2009, Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Châu Á, cho biết là một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông.

Xem ra cái giấc mộng Trung Hoa phi lý kia không chừng sẽ đưa  Trung Quốc đến một viễn cảnh “Tứ bề thọ địch” hoặc trong ngoài đều loạn. 

2. Đòn “Hồi Mã Thương” của Hoa Kỳ

Có thể nói, trong suốt các đời Tổng thống từ Bill Clinton cho đến Obama, Mỹ dường như bỏ lơ cho các động thái của Trung Quốc. Họ chỉ tập trung vào các đối trọng quân sự với Nga hay các thế lực liên quan đến các tổ chức khủng bố, các tổ chức Hồi giáo cực đoan. 

Người ta tưởng rằng họ quên nhưng thực tế không hẳn vậy. Họ đã để cho Trung Quốc tự bộc lộ hết sức mạnh của mình và tự hiện nguyên hình với những mưu lược của mình trước cộng đồng thế giới. Trong suốt nhiệm kì Obama, Trung Quốc ồ ạt đầu tư sang Mỹ, có lúc, tưởng như Trung Quốc đang trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Và sự phát triển của một nền kinh tế thiếu bền vững của Bắc Kinh theo kiểu “ăn xổi ở thì” đang lộ dần những tử huyệt khiến trái bong bóng ấy sẽ nổ tung trong tương lai gần. 

Sự việc Huawei không phải việc một sớm một chiều. Từ lâu, các Cơ quan an ninh và tình báo Mỹ đã phát hiện rất nhiều hành vi đánh cắp công nghệ, gian lận kinh tế của Trung Quốc nhưng họ vẫn phớt lờ, cho đến khi viễn cảnh về một quốc gia tiên tiến về công nghệ sắp thành hiện thực thì vừa lúc Trump lên ngôi. T

Tất cả bằng chứng đã rạch ròi, và con gà đã nằm trong rọ, Mỹ sẽ đánh sụp các Tập đoàn Trung Quốc một cách vô cùng hợp pháp và được thế giới hoan nghênh cũng như kéo theo hàng loạt các đồng minh tham gia vào việc tấn công này. Con nợ sẽ đánh thuế chủ nợ một cách tàn khốc nhất, qua đó,  kinh tế Mỹ càng dần phục hồi trước và sau cuộc thương chiến diễn ra.  

 Cũng trong hôm 3/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc và châu Âu cố tình làm suy yếu đồng nội tệ, thao túng tiền tệ và bơm tiền vào hệ thống tài chính của mình nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh với Mỹ.Ông Trump cũng cho rằng, Fed cần nới lỏng chính sách tiền tệ và Mỹ cần có phản ứng tương xứng, hoặc tiếp tục chứng kiến các nước khác tiếp tục thao túng tiền tệ như đã nhiều năm nay.  

Lời kêu gọi của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tiếp tục ở mức thấp: gần 6,88 NDT đổi 1 USD trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc suy yếu và nhiều công ty lớn đã và có kế hoạch rời Trung Quốc như Apple, Samsung, HP, Dell,...

 Một nền kinh tế vững hơn và chứng khoán ở đỉnh cao lịch sử... là thế mạnh trong các cuộc đàm phán. Trong khi đàm phán bắt đầu trở lại, theo Nikkei, nhiều tập đoàn lớn vẫn đang lên kế hoạch rời Trung Quốc, điển hình như HP, Dell, Microsoft, Amazon,... không chỉ để né tránh hậu quả của chiến tranh thương mại mà còn vì các rủi ro dài hạn tại đất nước tỷ dân như sự bất ổn, chi phí gia tăng, rủi ro an ninh quốc gia. Đông Nam Á và Ấn Độ được xem là nơi hấp dẫn trong những năm tới. 

Nhiều dự báo cho rằng, một khi kinh tế Mỹ giữ được nhịp tăng trưởng cao thì trước cuộc bầu cử Mỹ 2020 có thể là thời điểm thích hợp để ông Trump tung ra những đòn nặng ký vào Bắc Kinh, tránh những lời chỉ trích của các ứng cử viên Dân Chủ về sự hòa hoãn với Trung Quốc.Hầu hết các phân tích gia đồng ý rằng Bắc Kinh sẽ thiệt hại nhiều hơn Washington nếu chiến tranh thương mại kéo dài. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc có thể giảm khoảng 1,6% trong năm nay nếu các mức thuế trừng phạt của Mỹ tiếp tục đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ, theo ước đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 

 Trong khi đó, Mỹ đang có tăng trưởng kinh tế mạnh, thị trường lao động lành mạnh và Phố Wall ít lo sợ hơn. Những yếu tố này đã giúp cho chính quyền Trump có lập trường mạnh bạo hơn với Trung Quốc.Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,2% trong quý đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp đang dao động ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm, và sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay đã củng cố lòng tin của nhà đầu tư cho dù niềm tin đó có được trong lúc có hy vọng vào việc hai nước sắp đạt được thỏa thuận.  

Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc được đón nhận nhiều hơn ở những bang công nghiệp như Ohio, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vốn giúp ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2016. Những bang này đóng vai trò then chốt trong chiến lược tái tranh cử của ông.Cuộc chiến của ông Trump với Trung Quốc diễn ra vào lúc ông đang có tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong nhiệm kỳ của ông và nền kinh tế khỏe mạnh – hai nhân tố giúp ông có lợi thế trong cuộc chiến thương mại. 

Có lẽ, con sư tử Trung Quốc đang bị trúng những đòn chí mạng vào chính những tử huyệt không phải do Mỹ tạo ra mà nó là nguyên nhân tất yếu của việc xây dựng một nền kinh tế thiếu minh bạch, mô hình chắp vá cùng với một xã hội thiếu nhân quyền, tư do. Đồng thời, trên mặt trận ngoại giao với những động thái hung hăng, càng khiến giới chức quân sự Trung Quốc sẽ gánh chịu nhiều tổn thất vì đến một ngày nào đó cái lý thuyết giải quyết vấn đề từng phần và đàm phán với từng bên sẽ không đạt được hiệu quả khi cả quốc tế đã mất lòng tin vào lời nói Bắc Kinh.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #trung_quốc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn