Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Trung Quốc đe dọa “giải phóng” Đài Loan bằng vũ lực

Đăng 5 năm trước

Trong bài diễn văn đầu năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “ Việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến thảm họa”. Ông Tập vẫn cổ vũ cho một giải pháp thống nhất hòa bình nhưng đồng thời vẫn cảnh báo không loại trừ sử dụng vũ lực giành quyền kiểm soát đảo Đài Loan.

Đòn “dọa nạt” đầu năm

Tăng cường huấn luyện và chỉnh đốn các quân binh chủng để có thể sẵn sàng phản ứng trong trường hợp xung đột, quân đội Trung Quốc phô trương thanh thế trong những ngày đầu năm mới một các đầy hiếu chiến. 

Tờ báo chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa viết: “Chuẩn bị cho chiến tranh trở thành điều căn bản”. Đây được Trung Quốc coi là mục tiêu chính trong bối cảnh căng thẳng không ngừng tăng lên với Đài Loan.  Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục cho máy bay và tàu chiến quần thảo xung quanh Đài Loan. Và cách đây vài ngày, quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo chính quyền Đài Bắc là sẽ rơi vào ngõ cụt nếu cố gắng ngăn chặn quá trình thống nhất với Hoa Lục. Trong bài diễn văn  tại Bắc Kinh, chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung Ương – Tập Cận Bình đã tung lời răn đe: “Trung Quốc không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chống lại các lực lượng đòi độc lập tại Đài Loan.”

Phát biểu ngay sau bài diễn văn của ông Tập Cận Bình, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định Đài Loan không thể chấp nhận đề nghị trên. Bà nhấn mạnh việc thương lượng phải dựa trên cơ sở 2 chính phủ với nhau. Trong bài diễn văn đầu năm mới , bà cũng yêu cần Bắc Kinh giải quyết các bất đồng trên nguyên tắc hòa bình và tôn trọng những giá trị dân chủ của Đài Loan.  

Nhiều chuyên gia phân tích rằng ông Tập sẽ sẵn sàng thương lượng nhưng điều kiện trước hết là Đài Loan phải đầu hàng. Dân biểu Hongkong Mao Mạnh Tĩnh nhận định: “Trung Quốc đang nuốt chửng Hongkong trong mọi lĩnh vực nhưng lại giải thích rằng Hongkong là mẫu mực tuyệt vời cho Đài Loan. Đó là một trò đùa”. 

Đòn thật hay “đòn gió”

Theo một số nhà quan sát, được nhật báo Hongkong South China Morning Post trích dẫn thì đây là một động thái khác thường có mục tiêu phô trương thanh thế để thị uy. Một Trung tá quân đội Trung Quốc hiện là chuyên gia phân tích quân sự tại Nam Xương tỉnh Giang Tây đã giải thích với tờ South China Morning Post rằng: Trong suốt 20 năm vào ngày ông giải ngũ vào năm 2004, việc thao luyện để sẵng sàng tác chiến luôn là nhiệm vụ hàng đầu của quân đội. Tuy nhiên, điểm khác thường năm nay là việc luyện tập để để chuẩn bị cho chiến tranh được nêu bật ngay từ đầu năm. Đối với chuyên gia này, ưu tiên hàng đầu đó trờ thành một kế hoạch toàn diện cho dù ý định thực sự đằng sau động thái này chưa rõ ràng.  

Theo cựu Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân thì mục tiêu của quân đội Trung Quốc không ngoài việc phô trương và răn đe. Quan sát viên này ghi nhận: “Động thái này được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ đang tăng các sức ép lên Trung Quốc với hàng loạt các chiến dịch quân sự nhưng tôi chắc chắn 100% là quân đội Trung Quốc sẽ không tiến hành một cuộc chiến tranh nào, dù ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan. Một trong những đối tượng mà Bắc Kinh nhắm đến trong việc thị uy chính là Mỹ ”. 

Dẫu sao thì việc đảo Đài Loan độc lập và tách biệt khỏi Trung Hoa Đại lục, đồng thời vừa là đồng minh của Mỹ cũng là cái gai trong mắt Bắc Kinh từ lâu nay. Chuẩn Đô đốc La Viện, một nhân vật nổi tiếng là diều hâu chống Mỹ trong giới quân sự Trung Quốc thì muốn thắng Hoa Kỳ chỉ cần đánh chìm 2 tàu sân bay Mỹ với 5000 người trên mỗi chiếc.

Trong năm 2018, quan hệ hai bờ eo biển đã leo thang căng thẳng đáng kể khi Mỹ thông qua Đạo luật lữ hành Đài Loan, cho phép các quan chức Mỹ chính thức công du và trao đổi với phía Đài Loan, đồng thời các tàu chiến Mỹ được phép cập cảng ở Đài Loan. Bắc Kinh phản đối gay gắt đạo luật này và đáp trả bằng việc gia tăng các cuộc tập trận quân sự, huy động chiến hạm/phi cơ tuần tra quanh đảo Đài Loan.

Mô hình Hồng Kông cho Đài Loan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề từng xuất công thức “một quốc gia, hai chế độ” với Đài Loan và cho rằng tái thống nhất Đại lục và Đài Loan là nhằm chấm dứt phản kháng chính trị chứ không chỉ xây dựng lại lãnh thổ và chủ quyền.

Khi Hồng Kông được Anh quốc được Anh quốc trao trả cho Bặc Kinh sau 100 năm, Trung Quốc đã có lời hứa hẹn khá lý tưởng với người dân đảo này là tôn trọng quyền tự trị của Hồng Công với giải pháp khá lý tưởng “một quốc gia hai chế độ”. Tuy nhiên, việc khống chế chính trị và ngăn cản các quyền dân chủ ở Hồng Kông làm dấy lên những làn sóng phẫn nộ chống Bắc Kinh đã diễn ra trong nhiều năm qua. 

Vài nghìn người dân Hongkong đã xuống đường đầu năm để yêu cầu được hưởng một nền dân chủ toàn vẹn, tôn trọng những quyền cơ bản và thậm chí là độc lập với Trung Quốc. Nhiều người biểu tình cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt các quyền tự do ở Hongkong. 

Theo thống kê của các nhà tổ chức thì cuộc tuần hành đầu năm mới đã thu hút gần 6000 người nhằm yêu cầu khôi phục các biện pháp cải cách dân chủ và phản đối hành động trấn áp chính trị của Bắc Kinh. Nhà nước pháp quyền hiện đang gặp nhiều vấn đề ở Hong Kông. Hàng trăm nhà đấu tranh đã tham gia đoàn tuần hành bất chấp các biện pháp ngăn chặn của chính quyền.

Nước Anh có thể mở một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á bất chấp Trung Quốc. Phải chăng London đang có ý định can thiệp sâu hơn vào tình hình Biển Đông trước sự bành trướng gây ra nhiều quan ngai của Trung Quốc. Bộ trưởng quốc phòng Anh tiết lộ, các căn cứ quân sự này có thể đặt tại Singapore hoặc Bruney. Lập tức, Trung Quốc cảnh báo rằng kế hoạch trên của Anh có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã mô tả:” Đây là tương lai tốt đẹp của nước Anh thời kì hậu phát xít có thể trở lại vai trò là một tác nhân nặng kí trên thề giới với việc mở thêm các căn cứ quân sự mới ở nước ngoài. Đây được xem là một bước ngoặc trong chính sách ngoại giao quốc phòng của Anh quốc. 

Nhật báo Hongkong South China Mornign post nhận định kế hoạch này sẽ phủ mây đen lên quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là các quốc gia đồng ý cho Anh mở căn cứ quân sự. Điều này làm gia tăng nguy cơ căng thẳng giữa London và Bắc Kinh. Có thể thấy London đang ủng hộ cách tiếp cận vấn đề một cách cứng rắn với Trung Quốc do Tổng thống Donald Trump đề ra với các đồng minh. Bắc Kinh từ lâu đã coi việc Mỹ và đồng minh hoạt động quân sự trên Biển Đông là một mối đe dọa.

Đài Loan giữ vững lập trường cứng rắn

Từ lâu, Đài Loan vẫn giữ quan điểm khá cứng rắn trước Trung Quốc về các vấn đề hai bên eo biển Đài Loan. Từ lúc lên nhận chức, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn luôn lên tiềng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy đoàn kết cùng nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và bảo vệ các giá trị tự do dân chủ chung. Bà nói: 

“Đây không chỉ là thách thức của Đài Loan, đó là thách thức cho khu vực này và cho toàn thế giới, bởi vì hôm nay là Đài Loan, nhưng ngày mai có thể là bất kỳ nước nào khác sẽ phải đối mặt với sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc” 

Tổng thống Đài Loan nói thêm: “Nền dân chủ, tự do, và tự do kinh doanh của họ một ngày nào đó sẽ bị Trung Quốc gây ảnh hưởng”. “Chúng ta cần hợp tác với nhau để tái khẳng định các giá trị dân chủ và tự do của chúng ta để kiềm chế Trung Quốc và tối thiểu hóa việc mở rộng ảnh hưởng bá chủ của họ”, bà Thái nhấn mạnh.  

Thời gian qua, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh áp lực quân sự nhắm vào Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh cho rằng đó là một phần lãnh thổ của họ và họ sẽ dùng vũ lực để tái thống nhất vào Đại lục nếu cần thiết. 

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #trung_quốc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn