Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông

Đăng 4 năm trước

Từ cuối tháng 6 đến nay, các tàu công vụ của Trung Quốc liên tiếp gia tăng các hoạt động phi pháp của mình trên biển Đông. Đặc biệt là trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Và điểm nóng là Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc ra sức quấy nhiễu, ngăn cản các hoạt động của dàn khoan Việt Nam hợp tác với nước ngoài tại khu vực bãi này.

1. Đối sách của Việt Nam

Trong khi cả Philippines lẫm Malaysia giữ thái độ mặc nhiên chấp nhận sự hiện diện của của tàu Trung Quốc trên vùng biển nước mình và vẫn giữ thái độ án binh bất động trước các hành vi xâm phạm ngang ngược.

Đến lúc này Việt Nam là nước chịu nhiều sự chèn ép từ phía Bắc Kinh đã bắt đầu bày tỏ sự kiên quyết của mình trong cuộc đấu tranh giữ chủ quyền cũng như các lợi ích chính đáng trên biển Đông.Giới phân tích cho rằng đây chính là một sự hoạch định lâu dài nhằm ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm trọn biển Đông.

Tuy nhiên, nếu đánh giá về mặt quân sự thì Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc trong việc sử dụng biện pháp vũ trang.Trước thực tế trên, chính quyền Việt Nam phải lựa chọn những đối sách thật khôn khéo, để không đẩy căng thẳng với Trung Quốc đi quá xa có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Trong đó, có thể nêu ra 2 đường lối sau:

Thứ nhất là mặt trận ngoại giao. Việt Nam đã tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược nhằm cải thiện khả năng quân sự của mình có thể kể đến như Nga, Mỹ, Nhật, Ấn Độ. Từ đó, có thể tăng cường năng lực giám sát và đảm bảo an ninh trên biển.

Nga là đối tác lâu đời đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam phát triển quân sự. Việt Nam đã mua nhiều phương tiệm quân sự tiên tiến của Nga ngư các loại tàu ngầm lớp kilo và các chiến đấu cơ hiện đại.Song song đó, Việt Nam đã hợp tác với các tập đoàn năng lượng của Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft tiến hành thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trước đó, phía Trung Quốc đã gây áp lực buộc tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha từ bỏ một dự án tại mỏ khí đốt của Việt Nam.

Theo đó, sự hiện diện của người Nga trên biển Đông sẽ phần nào đó kiềm chế được Trung Quốc vì mối quan hệ chặt chẽ Nga-Trung, đặc biệt là khi thương chiến Mỹ-Trung ngày càng nóng lên.Về bình diện quốc tế, Việt Nam đã áp dụng chính sách ngoại giao chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đinj chế khu vực, vận động cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án Trung Quốc trước càng hành động đe dọa chủ quyền, tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông.

Mặt trận thứ hai là kinh tế. Việt Nam đang thực hiện càng chính sách nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. Việt Nam đang cố gắng liên kết với các khối kinh tế lớn không có Trung Quốc như Liên minh Châu Âu hay Mỹ, đang dạng hóa hơn ngành thương mại của mình.

Đồng thời, khi thương chiến Mỹ-Trung đang diễn ra thì Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế với việc nhiều công ty phương Tây, Nhật, Hàn, Đài Loan đang di dời các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

2. Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc ?

Trước các động thái ngày càng leo thang của Trung Quốc trên biển Đông đặt nước ta vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Đã xuất hiện là khả năng Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc.

Tại Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng thứ 11 khóa 12, trả lời về phản ứng cỷa Việt Nam trước các diễn biến trên, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp cho biết:

"Cho đến nay đối sách của Việt Nam vẫn là điều tàu ra để xua đuổi họ đi thôi, nhưng mà không xua được. Họ chặn, họ không cho vào sát tàu Hải Dương 08. Với việc quấy phá xung quanh giàn khoan của Nhật Bản, phía Việt Nam chặn được, không để cho tàu Hải cảnh của Trung Quốc đến gần và họ cũng phá được sự khiêu khích từ các tàu hải cảnh và tàu dân binh Trung Quốc....Nhưng sắp tới định là gì, thì chúng ta chưa biết, nhưng cũng có khả năng là sẽ khởi kiện Trung Quốc"

Ông cũng chia sẻ thêm:

"Nếu mà người ta cứ như bây giờ, chần chừ, chưa khởi kiện vội, thì nếu giàn khoan 982 hay một giàn khoan nào đó của Trung Quốc kéo vào khoan ở chỗ bảy lô kia với hai lô vừa nói, hoặc là ở phía gần sát bãi Tư Chính, thì lúc ấy bắt buộc sẽ phải kiện"

Căng thẳng đối đầu giữa Việt Nam với Trung Quốc tại vùng biển Bãi Tư Chính đã bắt đầu từ đầu mùa hè 2019 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tạm lắng.Trung Quốc vẫn ngang nhiên vơi luận điệu yêu cầu Việt Nam chấm dứt dò tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính nơi mà họ đặt tên cho là Vạn An Than, tên tiếnh Anh là Vanguard Bank.

Trong các cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã ngang ngược bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam khi nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông.

Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các hoạt động này đều nằm trong vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc là hợp pháp, hợp lý và không có gì phải phàn nàn.      

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #trung_quốc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn