Bảo Thanh Lương

Truyền thuyết thần sông Tô Lịch

Đăng 5 năm trước

Khi xưa có người tên Tô Lịch, làm quan Lịch ở huyện Long Đỗ, nhà ở cạnh con sông nhỏ. Nhà ấy ba đời nhân nhượng ở chung với nhau, được cất lên đỗ khoa Hiếu Liêm, và được vinh hiển cả nhà, vì thế ở làng đặt là làng Tô Lịch.

Đến đời vua Mục Tôn nhàĐường, Lý Nguyên Gia sang làm đô hộ, lập dinh phủ ở trong thành Long Biên,Nguyên Gia thấy cửa Bắc thành ấy có con sông chảy ngược, sợ người ta sinh rabụng làm phản, muốn cắm phủ chỗ khác, mà đắp ra La Thành. 

Khi sắp xây thành, lập dinh ở cạnh sông Tô Lịch, rót rượu dâng khấn, xin ông TôLịch làm thành hoàng ở thành ấy. Đêm nằm mơ thấy thần bảo rằng: "Sứ quân muốn ta làm chủ thành này, ví dù ta dạy dỗ được dân, thì phải lậpmiếu mà thờ ta". Nguyên Gia xin vâng lời. 

Từ đấy dân gian an nghiệp. Nguyên Gia mới đắp thànhnhỏ để ở và lập miếu để thờ thần Tô Lịch. Khi Nguyên Gia mới đắp thành có thầy tướng bảo rằng:   "Tôi xem tướng ông không đắp nổi thành to đâu, sau năm mươi năm nữa, tất cómột người họ Cao, đóng đô lập phủ ở đây, mới đắp nổi được". 

 Đến thời vua Ý Tông nhà Đường, nước Nam Chiếu làm phản, vua Đường sai Cao Biềnlàm Tiết độ sứ. Cao Biền nhân thế giữ phủ Giao Châu, tự xưng là Cao Vương. Cao Biền thông hiểu thiên văn, địa lý, xem xét hình thế, nhân chỗ thành nhỏ củaNguyên Gia, đắp rộng thêm ra gọi là Đại La Thành, chu vi tám ngàn bộ. Mé Bắc thành ấy có con sông, tự sông Lư (sông Cái) chảy ra theo mé Tây Bắc, rồichả xuống phía Nam, vòng quanh La Thành, rồi lại đổ vào sông Cái. Mỗi năm đếntháng sáu mùa mưa, nước sông tràn lên mông mênh. 

Có một khi Cao Biền ngồithuyền chơi trên sông, bỗng thấy một ông cụ già, đầu bạc phơ phơ, râu mày trắngxoá, hình dung kỳ dị, đang bơi tắm ở trong sông, cười nói vui vẻ lắm. Biền lấylàm lạ, hỏi tên họ, thì nói là họ Tô tên Lịch; hỏi chỗ ở thì nói là ở trongsông. Nói đoạn vỗ tay cười ầm cả lên, rồi tự nhiên trời đất tối xầm, ông cụbiến mất. Cao Biền biết là thần, nhân thế gọi sông ấy là sông Tô Lịch. 

 Lại một buổi sớm, Cao Biền đứng ở cửa Đông nam La Thành, trông ra sông Tô Lịch,thấy trong sông nổi cơn gió to, sóng đánh bồn cồn, mây kéo mù mịt, rồi có mộtngười dị dạng, đứng trên mặt nước, cao hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũđỏ, tay cầm một cái hốt vàng, có bóng thấp thoáng như mây phủ, mãi đến lúc mặttrời mọc cao ba trượng mà chưa tan. Cao Biền lấy làm lạ, muốn dùng thuật trấnáp. 

Đêm hôm ấy chiêm bao thấy thần bảo rằng: "Ta là tinh đất Long Đỗ, thần linh xứ này, ở đây đã lâu. Nay thấy ngươi đếnđây, ta mừng mà hiện ra, can gì phải trấn áp?” Biền tỉnh dậy, sợ hãi lập tức đặt đàn cúng cấp rồi dùng những vàng, bạc, đồng,sắt làm bùa. Cúng ba đêm ngày, rồi mới chôn bùa để yểm. 

Đêm hôm ấy mưa gió sấm sét, có tiếng quỷ thần hò hét quát tháo kinh thiên độngđịa. Một lát, những bùa vàng, bạc, đồng, sắt bật cả lên trên mặt đất, bay tantheo gió vào không khí mất cả. Cao Biền lấy làm lạ lắm, than rằng: "Ở xứ này có thần thiêng như thế, ta nên về Tàu, chớ có ở đây mà sinh vạ vềsau". 

 Tự đấy, Cao Biền có ý muốn về, mới tôn thần Tô Lịch làm Đô Phủ Thành Hoàng ThầnQuân. Đến thời vua Thái Tổ nhà Lý thiên đô lên thành Thăng Long. Thần Tô Lịch có thácmộng vào lạy mừng. Vua lấy làm lạ, hỏi họ tên, thì cũng nói rõ họ tên là thế. 

Vua lại hỏi rằng: “Thần giúp cho trẫm giữ mãi cơ nghiệp trong nghìn nămkhông?”. Thần thưa rằng: "Xin bệ hạ hưởng phúc nghìn muôn năm thì tôi cũng đượchưởng trăm năm hương hoả”. Vua tỉnh dậy, ngày hôm sau sai sứ đến tế ở đền ấy,tôn làm Đô Quốc Thành Hoàng Đại Vương. Đến thời nhà Trần lại phong Bảo QuốcĐịnh Bang Đại Vương. Đền thờ tại làng Đông Tác huyện Thọ Xương (bây giờ thuộcvề thành phố Hà Nội). 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn