Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

TT Trump: Không cần vội trong đàm phán với Trung Quốc

Đăng 4 năm trước

Hoa Kỳ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la từ 10 phần trăm đến 25 phần trăm vào thứ năm, vài giờ sau ngày đầu tiên của các cuộc đàm phán thương mại song phương không thể tạo ra một thỏa thuận. Và với tư thế “cửa trên”, TT Trump tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn tiếp tục theo thông lệ, nhưng 'hoàn toàn không cần phải vội vàng'

Những đòn đánh phủ đầu

Những đòn đánh phủ đầu của Hoa Kỳ Có lẽ, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump vẫn không hề ngần ngại trước nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ là Trung Quốc bằng những nước cờ tấn công cứng rắn. 

Trump cũng viết rằng chính quyền của ông đã bắt đầu một quá trình áp dụng mức thuế tương tự đối với 325 tỷ đô la nhập khẩu còn lại của Trung Quốc. Dù hai bên vẫn trên bàn đàm phán nhưng Hoa Kỳ vẫn bất ngờ tung ra đòn phủ đầu với những chính sách tăng thuế, theo chiến thuật vừa đánh vừa đàm nhằm chiếm ưu thế trên bàn đàm phán. 

Dù rằng động thái này khiến dư luận e ngại cuộc đàm phán sẽ đổ vỡ nhưng đối với người Mỹ, đang hướng Trung Quốc tuân thủ luật chơi theo cách mà mình muốn.Theo ông Trump thì việc tăng thuế đối với mặt hàng Trung Quốc sẽ giúp cho ngân sách Mỹ có thêm những khoản thanh toán lớn mà thông qua đó, chính phủ của ông sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Mỹ và "chuyển nó đến các nước nghèo dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo.” 

Đúng như chủ trương ông Trump đề ra khi tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ là “Nước Mỹ trên hết”, ông đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để bảo hộ kinh tếTrung Quốc nói rằng nước này lấy làm "hối tiếc sâu sắc" với hành động này và sẽ phải thực hiện "các biện pháp trả đũa cần thiết". 

Tuy nhiên, các nhà thương thuyết đã đồng ý ở lại bàn đàm phán ở Washington trong thêm một ngày thứ nhì,  dấy lên hy vọng về triển vọng hai bên cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận khả dĩ có thể loại bỏ một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. 

Nhưng dư luận đều biết  Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu tiếp tục cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ trong thời gian dài, họ cần đạt thỏa thuận với Mỹ trong thời gian ngắn nhất có thể và việc họ trả đũa thì chỉ tự làm cho cục diện của kinh tế Trung Quốc càng thậm tệ. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã thảo luận trong 90 phút trong ngày thứ Năm 9/5 và dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán trong ngày hôm nay, 10/5, để cứu vãn một thỏa thuận hầu chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài 10 tháng nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Giới chức Trung Quốc cũng phải chịu nhún nhường trước những hành động cương quyết từ phía Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: "Hy vọng rằng phía Mỹ và Trung Quốc sẽ hợp tác... để giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn," 

"Một cuộc thương chiến sẽ có hại cho Trung Quốc, cả nền kinh tế thực và thị trường tài chính. Nó cũng không tốt cho nền kinh tế thế giới," Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói. "Sẽ tốt hơn cho Trung Quốc để đóng vai trò chính khách hòa giải hơn là một người trả đũa giận dữ." 

Trump đang đổ lỗi cho Bắc Kinh về các khoản thuế bổ sung. Ông nói rằng Trung Quốc đã rút lui khỏi các cam kết đã đồng ý trong các cuộc đàm phán trước đó. Với mức thuế quan như hiện nay thì sẽ khiến  doanh nghiệp Mỹ sẽ e dè khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vì thuế quan là thuế do các nhà nhập khẩu trả cho hàng hóa nước ngoài, vì vậy mức thuế 25% sẽ được trả bởi các công ty Mỹ nhập hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ. 

Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng hôm thứ Sáu (10/5), với chỉ số Hang Seng tăng 1% và Shanghai Composite tăng gần 2%. Tuy nhiên, hồi đầu tuần thị trường chứng khoán đã sụt giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra hiệu tăng thuế vào hôm Chủ Nhật. 

Trung Quốc là mục tiêu thường xuyên của sự tức giận của Donald Trump, với việc tổng thống Mỹ chỉ trích sự bất cân bằng thương mại giữa hai nước và các quy tắc sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, mà ông nói là gây khó khăn cho các công ty Mỹ.

Một số người ở Trung Quốc coi cuộc thương chiến là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ, với các chính phủ phương Tây ngày càng lo lắng về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trên thế giới. Sự thật là ông Trump đã đưa giới chức Trung Quốc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. 

Trung Quốc chấp nhận nhượng bộ ?

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ chấp nhận một phần điều kiện để cứu vãn thỏa thuận thương mại giúp chấm dứt cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước, trong lúc thương thuyết gia trưởng của Bắc Kinh đang ở Washington để tiếp tục đàm phán trong hai ngày với hy vọng chặn lại việc Mỹ bắt đầu áp biểu thuế nhập khẩu mới lên hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu 10/5. 

“Gần đây, phía Hoa Kỳ đã gán cho [Trung Quốc] nhiều nhãn hiệu như 'quay lưng lại', 'phản bội', v.v ... Trung Quốc rất tôn trọng sự tin cậy và giữ lời hứa, và điều đó không bao giờ thay đổi,” phát ngôn viên của Bộ Thương mại Gao Feng nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm thứ Năm. 

Ông Gao nói rằng việc cả hai bên có những bất đồng trong quá trình đàm phán là điều bình thường.Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng các điều kiện của hai bên sẽ tìm thấy nhau ở một điểm giữa để giải quyết các mối bận tâm của mỗi bên, và giải tỏa các vấn đề tồn đọng thông qua hợp tác và tham vấn.” 

Bức điện ngoại giao gửi từ Bắc Kinh tới Washington vào tối thứ Sáu, với những sửa đổi có hệ thống trong bản thảo hiệp định thương mại dài gần 150 trang, được cho là thổi bay nỗ lực đàm phán trong nhiều tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Reuters dẫn ba nguồn tin từ chính phủ Hoa Kỳ và ba nguồn tin thuộc khu vực tư nhân thông thạo vấn đề cho biết hôm 8/5. 

Tài liệu bị phía Trung Quốc thay đổi nhiều chỗ, đi ngược lại những yêu cầu cốt lõi của Hoa Kỳ. Trong tất cả 7 chương của dự thảo thỏa thuận thương mại, Trung Quốc đều xóa đi các cam kết thay đổi quy định để giải quyết các bất đồng cốt lõi, vốn là nguyên nhân khiến Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại, bao gồm: đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của Mỹ; ép buộc chuyển giao công nghệ; các chính sách cạnh tranh thương mại; mở cửa thị trường tài chính; và thao túng tiền tệ. 

Việc loại bỏ những từ ngữ pháp lý mang tính ràng buộc trong dự thảo đã tác động trực tiếp vào ưu tiên hàng đầu của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, người xem những thay đổi trong các quy định của Trung Quốc là cần thiết để xác minh việc tuân thủ của Bắc Kinh, sau nhiều năm các quan chức Hoa Kỳ gọi cam kết cải cách của Trung Quốc là chỉ những lời “hứa suông”. 

Trên thực tế, nếu Trung Quốc muốn tỏ thiện chí thì chỉ cần thay đổi luật chơi giống như phần còn lại của thế giới, chấm dứt các chính sách bất bình đẳng như sau: tài trợ cho công ty quốc doanh cạnh tranh bất chính, bắt đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ và phát minh. T

rong khuôn khổ « mậu dịch tự do », Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mở cửa thị trường đúng nghĩa. Do đó, Mỹ có lý do chỉ trích Trung Quốc không tôn trọng các nguyên tắc vận hành, phá hoại tính hợp pháp và hợp lý của hệ thống tự do thương mại toàn cầu. Hiện nay, hàng loạt lãnh vực kinh tế ở Hoa lục như xe hơi, viễn thông cấm cửa đầu tư nước ngoài. Chính ở điểm này mà Hoa Kỳ được châu Âu hoàn toàn ủng hộ. 

 Nói chuyện với những người ủng hộ tại một cuộc mít tinh ở Florida hôm thứ Tư, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã “phá vỡ thỏa thuận và thề sẽ không nhân nhượng trong việc nâng thuế quan áp lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh ngừng lừa dối người lao động Mỹ.” 

Hồ Hoàng Anh tổng hợp (10.05.2019)

Chủ đề chính: #quan_hệ_trung_mỹ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn