Khang Ninh

Tự \"bắt mạch\" bản thân qua thói quen xem tivi

Đăng 8 năm trước

Nhắc đến chiếc tivi thì không còn xa lạ gì với chúng ta. Thậm chí nó là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Có lẽ, người ta nghĩ rằng, xem tivi chỉ là một cách giải trí, thư giãn hằng ngày.

Nhắc đến chiếc tivi thì không còn xa lạ gì với chúng ta. Thậm chí nó là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Có lẽ, người ta nghĩ rằng, xem tivi chỉ là một cách giải trí, thư giãn hằng ngày. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng bạn có biết rằng chúng ta cũng chịu ảnh hưởng tâm lý dù nhiều dù ít khi dán mắt trước màn hình tivi?

Mô tả hình ảnh

1. Bạn là ai lúc xem tivi?

Xem tivi lúc rảnh rỗi là “tiết mục giải trí” không thể thiếu trong cuộc sống, bất luận nam nữ, già trẻ. Nhưng mà có bao giờ bạn để ý xem mình là người như thế nào trước màn hình tivi không? Thực tế thú vị cho thấy, nhất cử nhất động trước vật vô tri này có thể phản ánh đặc điểm tính cách của bạn đấy.

- Người xem tivi với tinh thần tập trung cao độ, chuyên tâm nhất trí, khó bị chuyện khác làm quấy nhiễu thông thường là người xử sự rất thận trọng. Một khi bắt đầu chuyện gì đó, họ sẽ toàn tâm toàn ý để “nhập cuộc”. Tâm tư họ rất sâu sắc, tỉ mỉ, thậm chí có hơi “nghiêm túc”.

- Ngược lại, có người thích vừa xem tivi vừa làm những chuyện khác, như đọc báo, thêu thùa, may vá v.v. Những người này thuộc kiểu “thư giãn trong lúc bận rộn”. Bình thường họ rất nghiêm khắc với bản thân, không thích lãng phí thời gian, tư duy khá linh hoạt, tính thích ứng mạnh và dám đối mặt với những sự vật mới mẻ.

- Lại có một bộ phận người lúc xem tivi đặc biệt thiếu nhẫn nại. Họ liên tục chuyển kênh, thậm chí làm ảnh hưởng người bên cạnh. Những người này thường thiếu lòng kiên nhẫn, khả năng chịu đựng kém, rất xem trọng bản thân. Tuy nhiên họ cũng có ưu điểm là làm việc thẳng thắn, chính trực, không thích xu nịnh và lãng phí sức lực.

Ngoài thói quen lúc xem tivi ra, sở thích về chương trình trên tivi cũng nói lên ít nhiều về bạn:

- Người thích xem tin tức và các kỷ lục thường giàu lòng hiếu kỳ, năng lực xã hội mạnh, khéo tận dụng mọi thông tin để bổ sung bản thân.

- Người thích xem phim lại thường thuộc về người có chủ nghĩa lý tưởng, đầy mơ mộng với cuộc sống.

- Người thích xem các chương trình giải trí như âm nhạc, gameshow thường thuộc “phái lạc quan” bẩm sinh. Họ tràn đầy nhiệt tình với cuộc sống, có khiếu hài hước nhất định và giỏi điều chỉnh bầu không khí xung quanh.

2. Tại sao chúng ta không dám chuyển kênh khi quảng cáo?

Rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) kênh truyền hình chen tiết mục quảng cáo ngay lúc chương trình chính đang gay cấn khiến người xem cực kỳ ghét. Tuy nhiên, hầu như mọi người đều đành phải dán mắt xem cho hết quảng cáo, vì sợ chuyển kênh sẽ lỡ mất “đoạn gay cấn”. Hành động bất đắc dĩ này thật ra là do tâm lý của chúng ta mà ra, và nó được gọi law tâm thái của hiệu ứng Zeigarnik.

Năm 1927, nhà tâm lý học Zeigamik đã làm một loạt thực nghiệm liên quan đến kí ức. Ông bố trí khoảng 15 – 22 nhiệm vụ với mức độ khó khác nhau cho mỗi một người tham gia, ví dụ như viết ra ca từ của một bài hát bạn thích, xâu những hạt châu có hình dạng và màu sắc khác nhau thành những chuỗi đeo theo kiểu nhất định, diễn giải đề số học v.v. Thời gian hoàn thành những nhiệm vụ tương đương nhau.

Một nửa số nhiệm vụ hoàn thành thuận lợi, còn một nửa sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiến hành và yêu cầu được dừng lại đi làm việc khác. Khi thực nghiệm kết thúc, ông yêu cầu mỗi người nhớ lại chuyện mình đã làm. Kết quả cực kỳ thú vị là: có đến 68% nhiệm vụ bị tạm dừng và chưa hoàn thành được họ nhớ lại, còn số nhiệm vụ đã hoàn thành mà họ nhớ chỉ chiếm 32%. Hiện tượng mà kí ức về việc chưa hoàn thành chiếm ưu thế hơn kí ức về việc đã hoàn thành này được gọi là hiệu ứng Zeigamik.

Sở dĩ xuất hiện hiện tượng này là do khi chúng ta làm một chuyện gì đó, trong tâm lý sẽ sinh ra hệ thống cường lực. Hệ thống này luôn khiến chúng ta nằm ở trạng thái tâm lý căng thẳng, khẩn trương.

Khi công việc chưa hoàn thành mà bị gián đoạn, trạng thái căng thẳng ấy vẫn sẽ duy trì một khoảng thời gian, khiến cho nhiệm vụ dang dở này luôn “đè nặng” lên tâm trí bạn. Và một khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì loại trạng thái căng thẳng cũng nhẹ nhàng hơn, do đó chuyện vốn đã làm xong rồi cũng sẽ dễ dàng bị quên đi.

Trong cuộc sống hiện thực, hiệu ứng Zeigamik rất thường xuất hiện. Ví dụ chúng ta thường ghi chú lại cuộc họp quan trọng nhưng cuối cùng vẫn quên mất, đó là do chúng ta cho rằng đã ghi chú rồi thì chắc chắn không xảy ra sự cố quên được, lúc này hệ thống cường lực đã bị lỏng lẻo cho nên rốt cục bạn quên xem ghi chú luôn. Một ví dụ khác, trước khi gọi điện thoại, chúng ta có thể nhớ rõ số mình muốn gọi, nhưng sau cuộc gọi lại không nhớ nổi số mình vừa mới gọi, đây cũng chính là tác dụng của hiệu ứng Zeigamik.

Có quá nhiều ví dụ “lãng quên” dường như khiến bạn hoang mang về hiệu ứng này. Song nó không đáng sợ vậy đâu, nếu tận dụng khéo léo hiệu ứng Zeigami và khống chế ổn hệ thống cường lực của bản thân thì sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn hoàn thành nhiệm vụ một cách thuận lợi.

Nguồn: Familydoctor

Tạ Lê Phương (dịch)

Chủ đề chính: #trắc_nghiệm_tính_cách

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn