Cafe Ku Búa Cafe Ku Búa là một blog về kinh tế, chính trị, xã hội... Tài khoản này được thành lập bởi Ohay TV dưới sự cho phép của Cafe Ku Búa, chúng tôi tổng hợp những chia sẻ hữu ích của Cafe Ku Búa phù hợp với cộng đồng độc giả của Ohay TV. Mọi thắc mắc, liên hệ mời các bạn truy cập website chính.

Tư duy Win Win – Shark Tank Việt Nam vs Shark Tank Mỹ

Đăng 6 năm trước

Coi chương trình Shark Tank Việt Nam khiến tôi nhận ra nhiều điều. Có rất nhiều sự khác biệt trong cách trình bày, cư xử và đề xuất.

Trong mắt tôi, sự khác biệt lớn nhất là tư duy, Tư Duy Win Win. Nguời Phương Tây khi kinh doanh và làm việc sẽ tạo cơ hội cho đối tác, tìm ra phương án để đem lại lợi ích cho cả hai. Thường thị họ sẽ không ngừng cho đến khi hai bên đều hài lòng với thương vụ. Có nhiều lý do giải thích văn hoá này:

  1. Tầm nhìn dài hạn và làm ăn dài hạn.
  2. Cả hai hỗ trợ chứ không cạnh tranh. Nếu cạnh tranh thì cả hai đều mở rộng thị trường và tất cả đều có lợi.
  3. Tạo động lực để đối tác phát triển. Nếu họ phát triển thì mình sẽ phát triển theo.

Cho nên ở Phương Tây ít khi nào bạn thấy các doanh nghiệp đâm chọt nhau, vì làm vậy thì tất cả đều chết. Nếu cạnh tranh vô ích thì sẽ hợp tác và sát nhập. Còn nếu e ngại đối thủ hay sự đột phá thì có thể mua cổ phần hoặc đầu tư vào đối thủ. Có vô số ví dụ thể hiện tư duy Win Win này, chẳng hạn như Paypal là sự hợp tác của giữa Peter Thiel và Elon Musk, Alibaba được đầu tư bởi Yahoo và SoftBank.

Trên Shark Tank Mỹ thì bạn sẽ thấy điều này. Tuy đây là chương trình giải trí, 75% thương vụ không đưọc chốt mặc dù đã đồng ý, nhưng nét văn hoá Win Win vẫn được thể hiện. Nếu coi bạn sẽ thấy các Shark lấy vừa đủ cổ phần để nhà khởi nghiệp có động lực phát triển. Nếu định giá sai thì tái định giá, nếu định giá thấp thì họ sẵn sàng nâng giá lên. Không hề có sự đâm chọt ở đâu, rất hiếm.

Còn Shark Tank Việt Nam thì sao? Chưa gì mà đã muốn siết nhà người ta, không hề đưa ra tầm nhìn hay chiến lược. Sau đây là 2 ví dụ dù chỉ mới chiếu 4 tập nhưng cũng nói lên nhiều điều

  1. “Tôi đã chấp nhận rủi ro thì anh phải đảm bảo tiền cho tôi chứ. Thế chấp căn nhà, nếu thất bại thì vợ con anh phải ra đường ở.”
  2. “Nếu em thất bại thì phải làm thuê cho anh 3 năm với lương 5 triệu/tháng.”

Y chang như một trò hề, lẫn lộn khái niệm cho vay và đầu tư. Chỉ muốn nuốt sống nguời ta, còn chuyện rủi ro thì mặc kệ. Mình lấy phần lời, rủi ro nguời ta chịu hết. Tư duy khôn vặt của một bộ phận người Việt đuợc thể hiện trên truyền hình toàn quốc. Coi thì bạn sẽ hiểu vì sao đất nuớc Việt Nam chậm phát triển, vì sao ít công ty hợp tác với nhau. 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Chủ đề chính: #shark_tank_việt_nam

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn