Nguyễn Thanh Tâm

Tuyệt chiêu khiến trẻ không còn ham mê trò chơi điện tử

Đăng 5 năm trước

Hầu hết trẻ em đều vô cùng yêu thích trò chơi điện tử. Bên cạnh những ích lợi của nó trên các mặt về giáo dục, cảm xúc hay phát triển một số kỹ năng thì trò chơi điện tử đã và đang đem đến nhiều tác động xấu như tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng đến thị lực, gây ra các vấn đề về thần kinh, xương khớp... Bạn không nhất thiết phải bắt trẻ từ bỏ nó nhưng cần định hướng, đặt các ranh giới cũng như có những biện pháp kiểm soát giúp con hạn chế chơi trò chơi điện tử nhằm khắc phục những tác hại kể trên.

1. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất

Cha mẹ cần nghiêm túc trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất trong phương pháp giáo dục con cái, cụ thể từ cách tiếp cận trò chuyện với trẻ về  trò chơi điện tử, việc thiết lập các nguyên tắc, khung thời gian trẻ có thể chơi điện tử...Chỉ khi cha mẹ nhất quán trong các phương pháp áp dụng với trẻ, khi đó chúng mới cảm nhận và đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của cha mẹ.

2. Trò chuyện cùng con

Dành nhiều thời gian nói chuyện với con, để chúng hiểu cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm và muốn dành những điều tốt đẹp cho họ. Bắt đầu cuộc nói chuyện với con từ những chủ đề mà chúng muốn nghe, rồi dần đề cập vào nội dung chính bạn cần giải thích rõ ràng, cụ thể với trẻ về tác hại của trò chơi điện tử như làm cơ thể mệt mỏi, học hành kém tập trung, tăng cường tính bạo lực...Hơn thế nữa, chỉ cho con thấy một vài trường hợp thực tế đã bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử ra sao? Cắt nghĩa phân biệt về thế giới thực và ảo, rằng những nhân vật trong trò chơi chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng con người xây dựng lên, các hành động trong đó chỉ có thể thực hiện trong thế giới ảo, trẻ không nên bắt chước theo các hành vi bạo lực, sai trái trong trò chơi. 

3. Thiết lập các nguyên tắc

Một trong những cách quan trọng nhất để trẻ bớt "nghiện" trò chơi điện tử là cho con biết ranh giới giữa việc được phép làm và không được phép làm. Cụ thể gồm một số nguyên tắc mà bố mẹ đặt ra yêu cầu trẻ cần thực hiện, chẳng hạn như: Một ngày trẻ được phép chơi điện tử trong bao lâu? Con sẽ được chơi khi đã hoàn thành xong những việc gì? Khoảng thời gian chơi vào thời điểm nào?

4. Áp dụng thời gian biểu hợp lý

Có nhiều phụ huynh sai lầm khi coi việc sử dụng điện thoại hay máy tính như hình phạt với con trẻ. Cách dạy này không mang lại lợi ích. Hãy giáo dục chúng theo phương pháp tuân thủ các nguyên tắc đề ra một cách hợp lý thay vì kiểu làm theo mệnh lệnh một cách cứng nhắc. Bạn thậm chí có thể cho phép trẻ chơi điện tử đến một giờ sau khi hoàn thành phần bài tập về nhà vào buổi tối hoặc chơi khi đã làm xong một vài việc nhà vào dịp cuối tuần. Cứ như vậy dần dần, trẻ sẽ giảm bớt thời gian dành cho "thú vui" này đấy!

5. Không để thiết bị điện tử tại phòng riêng của trẻ

Đặt máy tính, điện thoại ở phòng khách hay bất cứ vị trí nào ở trong tầm mắt để bạn có thể thường xuyên quan sát. Như vậy, tránh được tình trạng cha mẹ phải vào phòng con để kiểm soát chúng. Ngoài ra, cần cài đặt hệ thống theo dõi để biết trẻ đã dùng máy tính trong bao lâu.

6. Khuyến khích con tham gia các hoạt động bổ ích khác

Ban đầu bạn có thể sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt khi đưa ra một loạt nguyên tắc khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, vừa phải kiên quyết yêu cầu con thực hiện các nguyên tắc, vừa phải cho trẻ thấy bạn sẽ là người tích cực giúp chúng trong việc thay đổi. 

7. Chia sẻ với con

Ban đầu bạn có thể sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt khi đưa ra một loạt nguyên tắc khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, vừa phải kiên quyết yêu cầu con thực hiện các nguyên tắc, vừa phải cho trẻ thấy bạn sẽ là người tích cực giúp chúng trong việc thay đổi. 

8. Nhờ sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý

Trong trường hợp cha mẹ đã áp dụng rất nhiều biện pháp mà trẻ vẫn "nghiện"trò chơi điện tử thì lúc này bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, họ sẽ có những giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề của con bạn. Điều quan trọng các bậc phụ huynh nên nhớ rằng gia đình chính là liệu pháp tốt nhất để giúp đỡ và đưa trẻ thoát khỏi tình trạng tồi tệ trên. Cha mẹ hãy đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chủ đề chính: #cách_dạy_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn