Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Tuyệt kỹ tối ưu hóa bộ nhớ

Đăng 4 năm trước
Tuyệt kỹ tối ưu hóa bộ nhớ

Não bộ cũng như các cơ bắp,nó cần được rèn luyện để duy trì một trạng thái khỏe mạnh. Hãy cùng Ohay tham khảo một số tuyệt kỹ sẽ giúp bạn tối ưu hóa não bộ.

Xã hội hiện đại với vô số công việc bộn bề, chồng chất, đôi lúc khiến bộ não của bạn quá tải và chắc hẳn nó sẽ "đình công". Bạn thử tưởng tượng não bạn như một chiếc máy tính vô cùng siêu việt mà tạo hoá đã ban cho bạn. Vậy có bao giờ ta tự hỏi tại sao lại bị trí nhớ phản bội ?


1. Bạn biết gì về Trí Nhớ ?


Chức năng vô cùng quan trọng của não chính là khả năng lưu trữ thông tin mà chúng ta hay gọi nôm na là trí nhớ.  Nhờ trí nhớ mà những kiến thức bạn tích lũy được qua quá trình học tập, lao động, tìm tòi được lưu giữ và tái hiện khi cần thiết.


Trong công việc, người có trí nhớ tốt hơn sẽ tiếp thu nhanh hơn và vận dụng vào quá trình làm việc hiệu quả hơn, từ đó dễ gặt hái thành công. Ngoài việc thiên phú ban cho ai đó một trí nhớ siêu việt thì để sở hữu trí nhớ tốt cũng cần rèn luyện kiên trì. Tạo hóa ban cho mỗi người một bộ óc khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm não bộ của mỗi người mà khả năng ghi nhớ có khuynh hướng khác nhau.


Một điều nghe có vẻ phi lý là cho đến cuối đời chúng ta chỉ mới sử dụng  10% khả năng ghi nhớ của mình. Phải chăng chúng ta đã lãng phí 90% tài nguyên lưu trữ của bộ não ? 


Trí nhớ gồm 3 quá trình đặc trưng sau:

Quá trình ghi nhận: là khả năng ghi lại thông tin nhờ quá trình hưng phấn ở những vùng tương ứng của não trước các kích thích thực tại, có thể là chủ động tích cực hoặc không chủ định vô thức.

Quá trình lưu trữ (bảo tồn): là quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào não. Kích thích càng mạnh, càng lặp lại nhiều lần thì quá trình lưu trữ càng bền vững.

Quá trình tái hiện (nhớ lại): là quá trình khôi phục lại những thông tin đã được lưu trữ, xuất hiện dưới 2 dạng:
Nhận lại: Thông qua các giác quan, nhận ra các đối tượng đã được kích thích trước kia và hiện tại đang trực tiếp tác động vào giác quan.
Ví dụ: nhận ra người quen trong đám đông.


Hiện lại: kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia, không cần sự hiện diện trực tiếp của chúng vẫn hiển thị lại trong não bộ.

Như vậy, trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm,tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.


2. Vì sao chúng ta suy giảm trí nhớ ?


Một lúc nào đó bạn cảm thấy mình tức giận với bản thân mình vì chứng đãng trí khá phiền toái. Một sự việc nào đó đã rất quen thuộc mà bỗng chốc ta không tài nào nhớ ra nổi, như nó đã bị xóa khỏi não chúng ta. Thực ra, dữ liệu vẫn nằm đó nhưng chúng ta chưa truy xuất ra được thôi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của suy giảm trí nhớ nhé.

Nguyên nhân khách quan:


Do bệnh lý hoặc tai nạn, gồm các nguyên nhân sau: tuổi tác, đột biến gen, rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (khoảng 4% học sinh mắc phải chứng này). Các bệnh về tai biến mạch máu não, bệnh lý về gan, tuyến giáp, tác dụng của các loại thuốc như gây mê, chống trầm cảm, các loại thuốc gây nghiện.


Nguyên nhân chủ quan:
Đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ do những thói quen xấu hằng ngày.

Uống rượu: chứng nghiện rượu, nhất là rượu mạnh có thể gây nên nhưng tổn thương ở não mà thậm chí không thể hồi phục.


Thức khuya: khiến não không được nghỉ ngơi khiến các chức năng ghi nhớ bị rối loạn. Hệ quả là não luôn căng thẳng và các tế bào thần kinh lão hóa nhanh chóng.


Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, phẩm màu độc hại sẽ khiến cơ thể tích tụ các hóa chất. Lâu ngày, chúng sẽ gây tổn hại cơ thể, trong đó có não bộ.

Hút thuốc: các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người nghiện thuốc nặng thường gặp các vấn đề với trí nhớ. Mỗi lần hút, chất nicotin trong khói thuốc sẽ tích tụ ở não từ 3 - 5 phút. Lâu dần,chúng sẽ làm co hẹp các mạch máu, làm các hoạt động của não bị giảm.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường thiếu oxy:
Thói quen trùm kín chăn khi ngủ hay ở lâu trong phòng kín khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể giảm mà lượng CO2 lại tăng. Tình trạng này khiến các tế bào não hoạt động kém, não dễ bị tổn thương.

Thường xuyên sử dụng điện thoại di động:
Có lẽ đây như là một thiết bị không thế thiếu trong một kỷ nguyên số đang bùng nổ ngày nay. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bức xạ từ sóng điện thoại là một trong những tác nhân gây tổn thương cho các tế bào thần kinh và vùng trung tâm trí nhớ của vỏ não. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động của những nhóm gen liên quan đến bộ nhớ.

Nguy hiểm hơn, tính suy giảm đã bắt đầu xuất hiện những người trẻ tuổi, nhất là những tính đồ công nghệ khi phải đối diện với những bức xạ của sóng điện từ của các thiết bị vô tuyến kĩ thuật số.


3. Có phải chúng ta đang sai lầm ?

Học càng nhiều càng nhớ lâu
Bạn rơi vào tình trạng mới học hôm nay bỗng hôm sau kiến thức biến đâu mất. Bạn ra sức học ngày, học đêm với cường độ cao, vật lộn với mớ kiến thức chồng chéo, rối như tơ vò. Thế nhưng, kết quả chẳng như ý, bạn lại tự trách bộ não vô dụng của mình không bằng bè bạn.
Bộ não chúng ta dễ quá tải và cần nghỉ ngơi. Cũng tựa như bạn không thể tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn trong khoảng thời gian quá ngắn. Chưa kể đến cách bạn sắp xếp các dữ liệu để tiếp thu vào não bộ của mình. Không khéo mọi thứ sẽ rối tung lên, làm bạn nhầm lẫn các vấn đề với nhau khi các thông tin liên tục bị chồng lấn lên nhau.

Nên hãy sắp xếp thời gian hợp lý để não bạn có khả năng ghi nhớ từ từ, đừng để nước đến chân mới nhảy hay nhồi nhét kiến thức liên tục.
Hãy ghi nhớ với một tâm thế hoàn toàn thư giãn, chớ để rơi vào một trạng thái căng thẳng, não bộ bão hòa.

Học thuộc lòng
Một thuật ngữ đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta từ những ngày mới cắp sách đến trường. Đây thật sự có phải là một phương pháp hiệu quả.

Vấn đề bạn cần phải hiểu và phân tích được những kiến thức mình cần tiếp thu. Việc học như vẹt sẽ khiến não bạn trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Và hệ quả là kiến thức bạn tiếp thu chỉ mang tính chất đối phó sẽ duy trì chẳng bao lâu.
Để nhớ nhanh và lâu cần phải phân tích và nằm bắt các dữ kiện một cách cụ thể. Đặc biệt đó là các kiến thức ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Cần ghi nhớ bằng tư duy.


4. Tập thể dục cho bộ nhớ

Ohay xin giới thiệu đến bạn một số bước thần kì để rèn luyện cho trí nhớ của bạn và bạn chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày để luyện nội công mà thôi và hãy biến nó thành một thói quen trong cuộc sống.

* Thường xuyên ghi nhớ

Dân gian có câu "Dốt đến đâu, học lâu cũng biết". Trước hết, bạn cần rèn luyện tính chuyên cần và kiên nhẫn. Bạn nên nhớ kỷ luật bản thân chính là sức mạnh của người thành công.

Khoa học chứng minh, khi lặp đi lặp lại một hành động nào đó từ 21 ngày nó sẽ trở thành thói quen. Mà khi đã trở thành thói quen thì việc ghi nhớ sẽ bền vững hơn nhiều.

Ví dụ bạn luyện tập một kỹ năng công việc liên tục thì ắt hẳn bộ não sẽ xử lý nó giống như một thói quen như cách bạn cầm đũa vậy.

* Khắc phục chứng đãng trí


Bạn hãy tưởng tượng trí nhớ của mình như một chiếc camera. Chất lượng film phụ thuộc vào thao tác của người cầm máy và các tác động ngoại cảnh. Việc bạn cố gắng di chuyển máy liên tục để ghi càng nhiều hình ảnh trong một thời lượng ngắn sẽ khiến những thước phim bạn trở nên rối rắm, khiến người xem chẳng nắm được thông tin gì.

Việc tiếp nhận, xử lý quá nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn sẽ khiến não bị quá tải cục bộ.

Bí quyết khắc phục:

• Bạn có thể tóm tắt, hệ thống lại kiến thức theo kiểu đề mục, đề cương, ghi chú giấy theo trình tự rõ ràng để dễ thuộc. Mỗi lần ghi là một lần bạn giúp não có động thái ghi nhớ. Bạn có thể mang theo những ghi chú này đi bất kì đâu và nhắc nhớ lại khi cần.

• Ghi âm vào điện thoại và bạn có thể nghe đi nghe lại nhiều lần. Một cách ghi nhớ khá hiệu quả bằng thính giác. Tựa như, bạn nghe đi nghe lại một đoạn nhạc mà bạn thích bạn sẽ thuộc ca từ ca khúc đó lúc nào không hay.

• Ghi nhớ bằng trực quan
Bạn có thể học thuộc bằng cách lưu các ghi chú trên hình vẽ đặc biệt nào đó. Vừa học bạn có thể kết hợp động tác tay cứ như là một diễn giả trước đám đông.
Một bài hát không lời nhẹ nhàng cũng giúp hỗ trợ quá trình lưu giữ thông tin của bạn không quá căng thẳng.

• Hoạt động nhóm
Lối sống khép kín ít chia sẽ trò chuyện, lười suy nghĩ sẽ khiến trí nhớ chúng ta bị giảm sút đáng kể. Bạn nên tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm,lối sống sẽ làm trí óc bạn nhạy bén hơn.

• Liên tưởng:
Cách ghi nhớ tốt nhất là không chỉ nghĩ đến sự vật, sự kiện mà nên liên tưởng đến tình huống dẫn đến chúng. Và bạn sẽ hệ thống lại các trình tự diễn tiến của các sự vật, sự kiện đó.

Ví dụ bạn mất chùm chìa khóa thì lập tức bạn phải liên tưởng đến hàng loạt các diễn tiến trình tự từ lúc bạn cầm chìa khóa trên tay và bắt đầu tra ngược dòng thời gian để tìm kiếm.

• Luôn lạc quang
Ai cũng từng có một nỗi sợ hãi mang tên mùa thi. Hãy hình dung tất cả những thông tin cần thiết đang được trải rộng ngaytrước mắt. Bạn có thể cầm các đề mục, bài học, đưa chúng lên ngắm nhìn,đọc chúng một cách dễ dàng. Và trong thoáng chốc, tất cả những kiến thứcđã học ùa về.

Nếu bạn cứ chìm trong nỗi sợ hãi, hậu quả kéo theo sẽ là những tiêu cực và
hoảng loạn. Bạn cần phải giải tỏa được căng thẳng và kiểm soát tinh thần của mình.

* Chú tâm

Chú tâm (attend) là một thành tố quan trọng của trí nhớ. Chú tâm bao gồm
Thái độ (Attitude) – Cố gắng (Try) – Theo dõi, tìm kiếm (Track) – Cảm xúc
(Emotion) – Thú vị, hấp dẫn (Nice) – Mục đích (Destination).
Có thể nói,chú tâm là sự tập trung cao độ vào một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đấy.

Thực tế, trí não của chúng ta không có khả năng lưu trữ thông tin không
được nhận thức. Có nghĩa là khi không thu nhận đủ dữ liệu để tạo thành ý
thức về sự vật hiện tượng, bạn sẽ không có động lực để nỗ lực ghi nhớ. Cho
nên muốn ý thức và ghi nhớ được sự vật hiện tượng, bạn phải chú tâm. Có
hai dạng chú tâm chính: tự nguyện và không tự nguyện.


Chú tâm tự nguyện xuất phát từ sự quan tâm vốn có hoặc được gắn liền vớisự vật hiện tượng. Bạn không mất nhiều công sức làm việc này. Nó xuất pháttừ những cảm xúc tự nhiên trong trí não. Nếu yêu thích âm nhạc, bạn sẽ dễdàng chú tâm hay say sưa với những lời ca trong các bản nhạc bạn đượcnghe.

Ngược lại, chú tâm không tự nguyện là dạng chú tâm được áp dụng với
những sự vật hiện tượng mà bạn không thấy thú vị. Chúng đòi hỏi bạn phảiđầu tư nhiều nỗ lực mới có thể đạt được mục đích.

Muốn gia tăng kỹ năng chú tâm không tự nguyện, trước hết bạn cần phải loại bỏ những tác nhân gây xao lãng.

Khi gặp một vấn đề khó, thay vì “tấn công” trực diện, bạn nên đi từ dễ đến khó, từ những phần bạn thích thú đến phần “đáng ghét”. Đồng thời cân nhắc về lợi ích của nó. Một khi bị phân tán tư tưởng bởi sự tranh chấp giữa các ý nghĩ, cách tốt nhấtlà tạm thời đưa chúng ra khỏi đầu bằng phương pháp “chia để trị”.

* Loại bỏ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực là kẻ phá hoại số một ngăn cản bạn đến với tư duy tích
cực. Nhưng nó không hoàn toàn xấu. Chúng giúp chúng ta phân tích sự vật
hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhờ đó ta đưa ra được các giải
pháp tốt nhất.

Tuy nhiên, sự nguy hại của suy nghĩ tiêu cực chính là nỗi day dứt phiền
muộn. Nó tạo áp lực lên tâm lý và khiến bạn không còn sức lực để tiếp nhậnnhững thông tin mới.

* Phương pháp Loci hay Roman Room

Phương pháp Loci kết hợp thông tin cần nhớ với hình ảnh. Hệ thống trí nhớ trở về trước vô cùng cổ xưa. Trong thời cổ đại, việc rèn luyện trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng. Trong khi các phương tiện và cách thức ghi chú bằngtay chưa xuất hiện thì kỹ thuật ghi nhớ bằng trí não là phương thức duy nhấtđể những người kể chuyện, nhà thơ, ca sỹ… nhớ được những câu chuyện,bài thơ hay lời bài hát của mình.
Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại truyền bá kiến thức và tư tưởng của mình đến nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới thông qua hình thức ghi nhớ và truyền miệng. Họ đã kết nối mỗi ý tưởng của bài phát biểu với một phần của chính căn nhà của họ. Đó là lý do tại sao phương pháp Loci còn được gọi là “địa điểm”.

Ý tưởng mở đầu của bài phát biểu có lẽ sẽ được liên kết với cổng vào, ý tưởngtiếp theo liên kết với tiền sảnh, ý tưởng tiếp đến được liên kết với đồ đạc ởtiền sảnh, v.v.. Khi nhà hùng biện muốn nhớ bài phát biểu của mình, lần lượttừng ý tưởng một, anh ta cũng thực hiện một vòng quanh nhà mình bằng trítưởng tượng. Khi nghĩ đến cửa trước, nó gợi anh ta nhớ tới phần mở đầu củabài phát biểu.

* Hồi tưởng


Một phương pháp hiệu quả để bạn có thể ghi nhớ những sự việc diễn ra trong ngày là bỏ ra một vài phút mỗi tối để “kiểm điểm” những việc đã, đangvà sẽ hoàn thành. Việc hồi tưởng lại các sự kiện sẽ giúp bạn tăng cường vàkích thích cấu trúc trí nhớ dài hạn.

Bằng cách tái hiện lại những điều đã diễn ra, bạn có thể đánh dấu lại nhữngthông tin quan trọng cần ghi nhớ.
Khoảng thời gian cần thiết này vào khoảng 15 đến 20 phút và nên được thựchiện khi bạn thư giãn hay không có bất cứ áp lực nào.Để gia tăng sự hiệu quả, bạn có thể ghi những hồi tưởng của mình ra giấy.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp                        

Chủ đề chính: #tối_ưu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn