xịt xám

Ứng xử trên mạng văn minh để không vô tình gây ra bạo lực tinh thần cho người khác

Đăng 4 năm trước

Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.

Thời đại bây giờ là thời đại công nghệ số, thế giới trở nên " phẳng " mọi người trở nên gần gũi nhau hơn tạo nên một cộng đồng mà người ta gọi là cộng đồng mạng hoạt động trên mạng xã hội sống trong một thế giới ảo, một thế hệ “check in”. Những thói quen từ mạng xã hội có thể là niềm vui của người này, nhưng đôi khi lại là sự phiền phiền hà đối với người khác. 

Mạng xã hội khiến con người ta trở nên gần nhau hơn cho dù cách cả một vòng trái đất cũng xich lai gần nhau. Nhưng đôi khi lại khiến những người ở gần trở nên xa cách không hề chuyện trò nhau dù chỉ cách xa nhau một gang tay mặt luôn cắm vào cái điện thoại, laptop,ipad,…Tất cả là do cách mà mỗi người sử dụng, cũng như tạo nên cách ứng xử với mạng xã hội. 

Trong hiệu ứng đám đông có những mặt tích cực cũng như tiêu cực trong đấy hành vi “ném đá” trên mạng xã hội là một biểu hiện rất rõ của thói a dua chay theo đám đông mà bất luận đúng sai. Theo các nhà nghiên cứu, hiệu ứng đám đông là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng, mang đặc tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Chính nhờ đặc điểm tâm lý xã hội này mà một nhóm người cụ thể có thể thực hiện được nhiều điều lớn lao hay vĩ đại mà một vài người riêng lẻ không thể thực hiện được. Tuy nhiên hiệu ứng đám đông cũng có thể “giết chết” một con người.  

Câu chuyện về tính hai mặt của mạng xã hội hiện rõ nhất trong chuyện “ném đá” nghiên cứu của cá nhân PGS.TS Bùi Hiền từng gây nên sóng gió trong dư luận một thời. TS Tâm lý học Nguyễn Hiếu Triển để nói về vấn đề này từng trích đôi câu đối ở đền Phù Đổng quê ông: “Thi viết: Tố vị nhi hành, Kinh vân: Hữu thành khả cách” (Dịch nghĩa là: Sách nói rằng hành động theo địa vị/ Kinh nói rằng chiếu cố sự thành tâm). Như thế có thể hiểu là người ta quý mình, mang biếu mình miếng ăn người ta cho là ngon, là quý, nếu không hợp với khẩu vị, với tạng của mình thì mình cảm ơn, để đấy không dùng.  

Sao nỡ thốt lên những lời cay độc lên với người có lòng thành kính với mình như thế! Vào trường hợp của PGS.TS Bùi Hiền, công trình của người ta bỏ bao công sức làm mấy chục năm trời, người ta đem ra cho cộng đồng đóng góp ý kiến với nhau, mình mới xem qua một tý chưa hiểu gì đã làm "anh hùng bàn phim" chửi bới chỉ trích thậm tệ người ta. Xin thưa đây là một công trình nghiên cứu các vị ạ. Có được chấp nhận không còn bao nhiêu người, bao nhiêu cơ quan xem xét cân nhắc chứ đã đưa được vào cuộc sống ngay đâu mà vội lo mình sẽ trở thành mù chữ! Lo cái chuyện không đâu.  

Mạng xã hội đang dần trở thành nơi dung dưỡng cho cái xấu khi sơ hở ra người ta lại bu lại chỉ trích thệm tệ nhau ra bất kể điều đúng hay sai. Không ít người hàng ngày có thói quen thích đùa cợt, chê bai ác ý trên mạng xã hội mà không hề có gánh nặng tâm lí. Họ không quan tâm tới hậu quả của những lời bình phẩm cay nghiệt mà mình tạo ra bởi trên mạng không ai biết ai là ai trừ những người thân quen nhau ra họ cứ nói mà chẳng lo sợ điều gì bởi có ai bắt họ đâu nào. Mọi người điều có quyền tự do ngôn luận không ai có quyền cấm cản nên ai cũng trở thành "anh hùng bàn phím" trong bóng đêm nơi họ có quyền làm bất kì điều gì.  

Ngày nào trên mạng lại cũng có một tin "hot" làm mọi người phải vây xem, cô A bị chồng bỏ, cô B đi đánh ghen, anh C tung clip sex cô D, bà nọ đi lấy chồng trẻ bằng cháu minh,v.v... ôi thôi nhiều lắm sao kể xiết đây. Tất nhiên đây phải là những câu chuyện "giựt gân" đánh trúng vào tâm lý đám đông khiến con người phấn khích lên phải xúm vào dò xét. Xong rồi, nào tránh ra, cho chị mày/anh mày làm việc, bàn phím đâu "bùm bùm" "cốc cốc" thế là xong chị mày/anh mày vừa cứu cả thế giới đó. Ai cũng có cái tâm lí đùa chút chơi mà nên đôi khi đùa quá lố làm tổn thương người khác mà không hay.   

Dân mang đôi khi cay nghiệt lắm, một lời chê bai làm con người ta buồn tủi đôi chút rồi thôi, nhưng khi một đám đông cực đoan cùng “hè” vào chê bai thì hậu quả thật khó lường nó như cọng rơm  cuối cùng làm gãy lưng con lạc đà. Sự a dua tập thể chính là một con dao vô hình, có thể lấy đi sự tự tin, niềm vui, cướp đi ước mơ, hoài bão, thậm chí sinh mạng con người…  

Mạng xã hội còn là nơi để các cá nhân, tổ chức trá hình lợi dụng để lập các tài khoản giả mạo, đưa ra những thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ người khác, hạ thấp uy tín đối phương nhằm trục lợi. Những người nổi tiếng và địa vị trong xã hội thường là nạn nhân của những chiêu trò xấu xí trên khiến họ lao đao trong một thời gian làm dư luận dậy sóng không biết bao lần. Hiện mạng xã hội đang phát triển như vũ bão không tài nào có thể kiểm soát được chỉ mong vào ý thức của người dùng. 

Buồn thay mạng xã hội vô tình tạo ra một hiệu ứng đám đông vô cùng đáng sợ cũng chính là bạo lực tinh thần. Trong khi ngày càng có nhiều người và tổ chức dùng mạng xã hội như một công cụ để kêu gọi và phát huy tính cộng dồng cùng góp tay giúp cho thế giới ngày một tốt hơn, thì cũng có những cú "ném đá" cộng đồng tạo ra bi kịch cho những cuộc đời nhỏ bé.  

Hẳn những nhà sáng lập ra Instagram, Twitter hay Facebook… có thể không bao giờ mong muốn sản phẩm của mình sẽ mang lại sự mất mát đau thương cho con người, bởi vì những trang mạng xã hội  thật ra được phát minh với mục đích chỉ là phương tiện giải trí, gắn kết mọi người gần nhau hơn. Vì thế, những cư dân mạng cần phát huy tác dụng ấy. Xin đừng biến mạng xã hội thành những công cụ mang tính sát thương.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn