Dorothy Tran

Vắc-xin để phòng bệnh, tại sao ngày càng có nhiều người sợ vắc-xin?

Đăng 6 năm trước

Vắc-xin là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm nhưng vẫn còn có nhiều bí ẩn đằng sau nó. Liệu tiêm chủng có hiệu quả? Liệu việc tiêm chủng có gây tổn hại nào cho sức khỏe, cả sức khỏe trước mắt lẫn lâu dài?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội mọi người tranh luận rất nóng và gay gắt về vắc-xin nên hay không? Một nhóm các bà mẹ ông bố trải qua thực tế chính con họ có những phản ứng xấu sau khi tiêm vắc-xin hoặc đã chứng kiến nhiều trường hợp trẻ nhỏ xung quanh mình bị phản ứng với vắc-xin đã lập nên diễn đàn Vắc-xin nên hay không để thảo luận thêm về mặt trái của vắc-xin. Mọi người trong nhóm đã cố gắng tìm hiểu, dịch thuật và chia sẻ các nguồn tài liệu, số thống kê thực tế và đặc biệt là những minh chứng sống để thảo luận tìm ra lời giải và quyết định cho con em trước vấn đề tiêm chủng. Lượng thành viên tham gia diễn đàn ngày càng tăng, có nhiều thành phần trí thức, ngoài thành viên chủ yếu là các mẹ bỉm sữa thì đã có nhiều bác sỹ đã tham gia đối thoại tranh luận. Ý kiến tranh luận thể hiện rõ ở hai cực quan điểm: một bên cho rằng, tiêm chủng là biện pháp phòng chống bệnh duy nhất - hiệu quả nhất - an toàn nhất; còn một bên cho rằng tiêm chủng không hẳn hiệu quả - không hẳn an toàn mà còn có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, cách phòng bệnh hiệu quả là sống lành mạnh, thuận tự nhiên.

*** Các bác sỹ luôn khẳng định rằng vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả, có đúng thật như vậy?

Trên diễn đàn này, một số bác sỹ tham gia tranh luận thì luôn khẳng định rằng vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Các bác sỹ chung quy đều ủng hộ vắc-xin và khuyến khích tiêm vắc-xin hầu hết và nhiều nhất các loại vắc-xin có thể, vì cho rằng vắc-xin ngoài việc phòng bệnh hiệu quả cho cá thể tiêm phòng còn mang đến hiệu quả miễn dịch cộng đồng. Và hầu như bác sỹ nào cũng khẳng định chắc chắn về hiệu quả cũng như tác dụng của vắc-xin theo như bản chất và lý thuyết vốn dĩ của vắc-xin mà phủ nhận mặt trái của vắc-xin như một số người đã đặt vấn đề. Các bác sỹ trong những phản biện của mình trên diễn đàn này nhắc đi nhắc lại, đưa ra lý thuyết và lại dẫn viện lý thuyết những mặt lợi ích của vắc-xin như sau:

1. Không vắc-xin nào là hiệu quả 100%, cũng như không thuốc nào là hiệu quả 100%. Sau khi áp dụng tiêm chủng thì số ca bệnh giảm từ xxx xuống còn x ca (có nghĩa vắc-xin giúp giảm tỷ lệ bệnh tật). Tiêm chủng phải được áp dụng qua nhiều thế hệ và thật hiệu quả mới đảm bảo rằng loại vi sinh vật gây bệnh đó không còn "ngẫu nhiên" tìm được cơ thể người bệnh để mà duy trì và phát triển nữa thì mới có thể tuyên bố là đã loại trừ được bệnh đó. Tuy nhiên, ngay cả lúc đó thì việc tiêm chủng vẫn phải được thực hiện để phòng ngừa, vì loại vi sinh vật gây bệnh đó vẫn có thể ẩn náu trong cơ thể vật chủ khác ngoài loài người và quay trở lại tấn công loài người khi tìm được đối tượng thích hợp, nhất là người bệnh, trẻ em và người già.

2. Vắc-xin có phản ứng phụ nhưng chỉ là những phản ứng nhẹ không đáng kể. Vắc-xin là để kích hoạt hệ miễn dịch của bé một cách an toàn, tạo ra loại tế bào lympho B trí nhớ nằm trong tủy xương và một số nơi trong cơ thể để khi nào bé mắc bệnh thì các tế bào lympho B này sẽ xung trận để tạo ra kháng thể bảo vệ bé ngay lập tức. Do vắc-xin mô phỏng phản ứng của cơ thể khi bị tấn công thực sự nên có thể bé sẽ có những phản ứng nhẹ như bị ửng đỏ, sưng phồng ở chỗ tiêm, sốt. Tuy nhiên, do những tác nhân này lành tính, chỉ đeo mặt nạ giống kẻ thù thật thôi nên bé sẽ không bị bệnh thật và sẽ mau khỏi.

3. Vắc-xin là thành tựu là đỉnh cao của y học mặc dù không phải là hoàn hảo. Chi phí nghiên cứu để phát triển một loại vắc-xin là rất tốn kém và mất thời gian. Ngoài ra, do thực hiện trên người và vướng phải các vấn đề về đạo đức (giữa nhóm được tiêm chủng và nhóm đối chứng không được tiêm chủng), cũng như hạn chế về số lượng đối tượng tham gia (nhất là cho các bệnh hiếm), cho nên hầu hết các loại vắc-xin được đưa ra thị trường hiện nay là dựa trên những hiểu biết tốt nhất của các nhà khoa học. Cần lưu ý là cơ thể sinh học là đa dạng và hoàn toàn khác nhau, nên những vắc-xin nghiên cứu trên nhóm đối tượng được lựa chọn có thể không áp dụng được trên tất cả những đối tượng còn lại. Đây là khiếm khuyết tự nhiên do bản chất đa dạng sinh học của con người, nên phải chấp nhận. Điều các nhà khoa học luôn cố gắng làm là tìm một giải pháp chung nhất, hiệu quả nhất cho số đông nhất, chứ khó mà tìm được một cái gì hoàn hảo. 

4. Tiêm chủng rồi nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Tiêm chủng rồi không có nghĩa là không bị bệnh, chỉ là tỉ lệ mắc bệnh sẽ nhỏ hơn rất, rất nhiều so với khi không tiêm chủng. Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần chăm sóc con tốt thì bé sẽ được bảo vệ tự nhiên. Điều này đúng một phần, và chỉ đúng khi loại bệnh mà bé mắc phải có thể được chống trả bởi một cơ thể khỏe mạnh. Điều đáng tiếc là có một số loại bệnh nguy hiểm thì cho dù cơ thể có khỏe mạnh thế nào cũng không thể kháng lại được, cái này phần nhiều do cơ chế gây bệnh của loại vi sinh vật này (vi khuẩn/virus), do đó người bệnh cần được can thiệp bằng các biện pháp y tế để ngăn chặn quá trình sinh trưởng và lây lan của vi sinh vật gây bệnh một cách chủ động. Các loại bệnh đó nguy hiểm nhất là khi có thể truyền qua đường không khí hoặc tiếp xúc thông thường với người bệnh, tệ hại hơn là khi có dịch. Lúc đó thì dù có chăm sóc con tốt đến mức nào thì cũng có khả năng là không bảo vệ được con.

5. Nếu vắc-xin gây ra tác dụng phụ có nghĩa là do lỗi nhà sản xuất vắc-xin. Vắc-xin có thể gây ra các phản ứng phụ nhưng không nên gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Nếu điều đó xảy ra thì có thể là do đối tượng được tiêm có gì đó khác biệt đặc biệt so với nhóm được nghiên cứu mà như đã nói ở trên là không nghiên cứu nào là hoàn hảo. Nếu tác dụng phụ đó xảy ra hàng loạt thì cần xem xét lại chất lượng của vắc-xin, chứ đừng nghi ngờ về công dụng của vắc-xin. Vì trong sản xuất luôn có thể có những lô hàng bị lỗi và người ta phải thu hồi về rồi đền bù. Điều cần làm trong những trường hợp này là tập hợp các báo cáo về các trường hợp bị phản ứng hàng loạt này và kiến nghị ngược lại nhà sản xuất. Nếu có được thông tin về các lô vắc-xin bị lỗi và an toàn thì sẽ tốt hơn nhiều. 

6. Tiêm chủng hiện nay xảy ra nhiều vấn đề dẫn đến gây mất niềm tin và tạo ra làn sóng phản đối vắc-xin, đó là điều không đáng có và mù quáng. Do vắc-xin xảy ra với nhiều lý do phức tạp, tùy vào bối cảnh cụ thể, thay đổi theo thời gian, địa điểm và loại vắc- xin; nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự chủ quan (nhận thức rằng những rủi ro của bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin là thấp), sự tiện lợi (liên quan tới sự sẵn có, khả năng chi trả và tiếp cận vắc-xin) và sự tin tưởng (liên quan tới lòng tin vào sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin, hệ thống chăm sóc sức khoẻ, các nhà hoạch định chính sách) nên vẫn còn có nhiều vấn đề xung quanh nó nhưng không vì thế mà phủ nhận toàn bộ công dụng của vắc-xin. 

7. Vắc-xin cần được tiêm đủ và đúng lịch để bảo vệ cá nhân và cộng đồng dù nguy cơ khi trì hoãn tiêm chủng vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ chối vắc-xin làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, hoặc lúc mắc thì dễ trở nặng hơn. Trẻ không được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh phòng ngừa được bằng vắc-xin cao hơn những trẻ có tiêm chủng. Theo nguyên tắc chung, bệnh có thể phòng tránh bằng vắc-xin nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ so với trẻ lớn. Sự chậm trễ tiêm chủng làm tăng thời gian dễ bị tổn thương đối với những trẻ nhỏ này. Việc từ chối vắc-xin làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng trong quần thể dân cư. 

8. Tiêm chủng có thể có nhiều rủi ro nhất định phải chấp nhận nhưng vẫn nên tiêm chủng các loại bệnh nguy hiểm. Về lựa chọn tiêm chủng cho bé hay không là quyết định của mỗi người. Cha mẹ có thể chọn lựa và cân nhắc việc có nên tiêm chủng cúm hàng năm cho con hay không. Còn các loại tiêm chủng khác cho các loại bệnh có khả năng gây tử vong, bại não, tổn thương nặng nề thì dù khả năng biến chứng là có nhưng  vẫn nên tiêm chủng cho con. Dẫu là rủi ro phải chấp nhận, nhưng rủi ro đó thấp hơn nhiều so với rủi ro con trẻ bị mắc bệnh và rồi không được chữa khỏi.

*** Còn lý do tại sao ngày càng có nhiều cha mẹ sợ tiêm vắc-xin cho con là gì? 

Trái lại những quan điểm và khẳng định của bác sỹ thì một số ông bố bà mẹ cho rằng vắc-xin không hoàn toàn an toàn cho trẻ em và không có hiệu quả phòng bệnh 100%; hơn nữa có một số loại vắc-xin có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ em. Vì thế, một số ba mẹ chỉ chọn lựa một số loại vắc-xin để tiêm cho con, một số thì không tiêm mũi vắc-xin nào cho con khi con dưới 2 tuổi, còn có một số cha mẹ không tiêm bất cứ một mũi vắc-xin nào cho con để con có được hệ miễn dịch tự nhiên. Dù tỷ lệ biến chứng mà các bác sỹ cho rằng rất nhỏ nhưng các ông bố bà mẹ không muốn con họ rơi vào cái tỷ lệ mà bác sỹ cho rằng rất nhỏ đó. Một đứa trẻ đối với thế giới thì chỉ là một con số thống kê nhưng đối với cha mẹ là cả một thế giới, họ không đánh cược mạng sống con họ bằng những mũi tiêm vắc-xin. Họ không muốn những điều không may mắn rơi vào con của mình khi mà điều đó có thể do chủ quan và có thể kiểm soát được. Từ là những nạn nhân, là người chứng kiến thực tế, nhóm cha mẹ này đưa những lý do sợ vắc-xin, từ chối tiêm vắc-xin cho con trẻ như sau:

1. Thành phần của vắc-xin có nhiều chất là độc tố có thể gây hại cho cơ thể. Các chất trong vắc-xin bao gồm: polymyxin, beta-propiolactone, formaldehyde, nhôm, thimerosal, polysorbate 80 và neomycin. Thimerosal, có trong hầu hết các loại vắc-xin cúm, có độc tính cao và hiệp lực [có nghĩa là nó trở nên độc hại mạnh khi có các hợp chất hóa học khác như nhôm và kháng sinh]. Thimerosal được làm bằng axít thiosalicylic và thủy ngân ethyl. Thủy ngân độc hại hơn chì 500-1000 lần. Polysorbate 80 thường ô nhiễm 1-4-dioxan - một chất gây ung thư và đã gây rối loạn sinh sản ở chuột. Beta-propiolactone là chất khử trùng mạnh và độc với nhiều mục đích sử dụng được sử dụng để khử trùng huyết tương, chích ngừa, ghép mô, dụng cụ phẫu thuật và các enzyme, là chất gây ung thư ở người đặc biệt khi tiêm vào máu. Nhôm có thể tác động đến mức độ di truyền, phá hỏng AND, ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng, gây rối loạn hoạt động một số protein chức năng, làm thương tổn màng tế bào và chất trắng myelin, ảnh hưởng đến não bộ. Nhiều vắc-xin cúm chứa các vật liệu di truyền của con người đã được biến đổi di truyền.  

2. Vắc-xin không hoàn toàn an toàn và có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng. Thông thường, phản ứng của chủng ngừa bắt đầu trong vòng 12 giờ và có thể kéo dài vài ngày với các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, đau khớp, và nhức đầu nghiêm trọng sẽ là các biến chứng: viêm não, co giật, bại liệt, liệt tay, đau thần kinh, sốc, hen suyễn, thở khò khè và các vấn đề khác; thậm chí là tử vong. Mức thủy ngân cao và chất phụ gia chứa nhôm có trong vắc-xin được xem là liên quan đến một số bệnh, trong đó có tự kỷ. 

Đây là một số biến chứng do mọi người trên diễn đàn đang đề cập đến:

3. Vắc-xin can thiệp vào hệ thống miễn dịch tự nhiên một cách thô bạoCơ thể người được xem như một thệ thống tự nhiên vô cùng hoàn thiện, trong điều kiện bình thường sẽ có đầy đủ các cơ chế chống trả lại các loại bệnh tật từ nhiều cấp độ khác nhau. Trong thực tế, các tác nhân gây bệnh ít có cơ hội tấn công thẳng vào cơ thể giống như vắc-xin tiêm thẳng vào máu, mà có thể chúng phải đi qua các con đường khác nhau, ví dụ qua đường không khí, thì đều có tuyến nhầy ngăn lại. Qua mỗi bước, các mầm bệnh đều có thể bị làm suy yếu đi, cơ thể có thêm thời gian chuẩn bị đáp trả tùy theo tình hình thực tế.

4. Vắc-xin tàn phá sức đề kháng miễn dịch tự nhiên của của trẻ. Sự ra đời của một sinh linh là cả một quá trình tự nhiên hoàn hảo của tạo hóa, sự thích nghi và phát triển của cơ thể nhỏ bé ấy cần phải diễn ra trình tự và từng giai đoạn nhưng từ khi vắc-xin được bào chế thì chúng ta mặc định can thiệp thô bạo bằng những mũi vắc-xin sơ sinh. Sau đó là cấy thêm lên những thân thể nhỏ bé mầm mống các loại bệnh và có khi cả đời chưa chắc trẻ đã chạm phải, thậm chí nhiều loại bệnh có thể vì thế mà nhanh chóng bị lây lan. Trẻ sơ sinh đã có gần như tất cả hệ thống miễn dịch như hệ thống miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể, hiện tượng sừng hóa da để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên mọi thứ vẫn còn rất mong manh và chưa hoàn thiện. Đây là sự sắp đặt một cách vi diệu có chủ đích của tạo hóa. Tóm lại, hệ thống miễn dịch của trẻ được hình thành sớm nhưng còn rất yếu. Chúng cần thời gian trung bình từ 5 - 6 năm để hoàn thiện như người trưởng thành, dưới sự trợ giúp của kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai, qua sữa mẹ. Tất cả quá trình này được tạo lập thông qua hàng ngàn năm tiến hóa có chọn lọc. Bất cứ tác động nào lên quá trình phát triển tự nhiên này cũng đều gây phản ứng tiêu cực, rối loạn, mất cân bằng. Và sự can thiệp thô bạo thông qua văc-xin là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây nên "rối loạn miễn dịch" ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vắc-xin thực chất chỉ là "kẻ cướp công" quá trình thích nghi kỳ diệu của hệ miễn dịch tự nhiên. Việc tiếp xúc "nhiều mầm bệnh một lúc" không thông qua sự bảo vệ của hệ bài tiết, hệ hô hấp là "một cú sốc cực lớn" đối với cơ thể trẻ sơ sinh, và rất trái với quy luật phát triển của tự nhiên. Chưa kể những độc tính là thành phần của chất bảo quản có trong vắc-xin, như nhôm là một ví dụ. Chỉ cần đưa vào cơ thể hàm lượng rất nhỏ, hàng mg thì kim loại này đã gây độc rồi, là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh, mất trí nhớ, Alzheimer, Parkinson.. ). 

5. Tiêm vắc-xin đồng nghĩa với việc gần như bỏ qua vai trò của hệ thống "miễn dịch bẩm sinh" đối với cơ thể con người. Trong lịch sử, con người cũng đã phải chống đỡ với vô vàn trận đại dịch khủng khiếp, với số tử vong có thể lên đến hàng trăm triệu người trong một trận dịch. Có thể liệt kê ra một số trận dịch lớn như tả, lao, sốt Rickettsia, sốt vàng da, dịch hạch, cúm A H1N1 …Qua quá trình chọn lọc của tự nhiên, hệ miễn dịch của con người dần thích nghi với các loại virus vi khuẩn gây bệnh. Ngày nay hầu hết mọi người đều mang trong mình miễn dịch với virus cúm A H1N1. Vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể của gần 2/3 dân số Thế giới, nhưng lại chẳng gây nên bệnh lao. Ngày nay với điều kiện sống tốt hơn, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người có thể dễ dàng đánh bại được cả vi khuẩn tả. Với bệnh dịch hạch, sau mắc bệnh cơ thể con người có đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, miễn dịch bảo vệ thường lâu bền. "Các nhà sản xuất vaccine cho rằng nhờ vaccine mà các bệnh dịch thời xưa đã bị đẩy lùi. Đây là một sự dối trá trơ trẽn nhất! Bởi thực chất các dịch bệnh xưa qua quá trình chọn lọc tự nhiên, hệ miễn dịch của con người đã đánh bại chúng và dần thích nghi với chúng."

6. Một liều cho cả triệu người. Mỗi một cơ thể đều có trạng thái sức khỏe riêng biệt, cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau, và nguy cơ với mỗi loại bệnh cũng khác. Việc áp dụng một liều trên diện rộng hàng trăm triệu người, thậm chí nhiều hơn thế nữa mà không tính đến những yếu tố đặc thù được xem là quá đại thể, bởi mỗi con người mang một thông tin di truyền (hay bộ gen) khác nhau thì việc đáp ứng với vắc-xin của mỗi cơ thể sẽ khác nhau nên cùng tiêm một loại vắc-xin thì có trẻ bị phản ứng này có trẻ bị phản ứng khác, hoặc có trẻ bị phản ứng phụ có trẻ thì không. 

7. Trẻ được chủng nhiều vắc-xin có nguy cơ bệnh hơn. Trẻ đã tiêm chủng không hẳn sẽ không bị bệnh nữa, mà thậm chí có thể là tác nhân mang bệnh truyền đi cho những người khác. Có nhiều trường hợp trẻ đã tiêm chủng rồi nhưng lại mắc đúng bệnh đã tiêm chủng và thậm chí mắc lại nhiều lần. 

8. Kết hợp nhiều loại vắc xin trong một mũi tiêm kiểu 5 hay 6 trong 1 rủi ro có thể là cực kỳ lớn. Và không có cách nào để đo lường hay kiểm soát được các nguy cơ của nó. Vấn đề có thể xuất hiện sau khi tiêm hoặc vài năm sau, hay nhiều năm sau đó... khi sự cố xảy ra, kết luận thường là vì cơ thể của trẻ đã có bệnh tiềm ẩn từ trước đó... Để trở nên thông dụng và có tính thương mại cao, thỏa mãn người tiêu dùng, các nhà sản xuất vắc-xin đã dồn tất cả các bệnh nguy hiểm trong một mũi tiêm mà bất chấp đến nguy cơ có thể gây hại cho cơ thể trẻ. Những mũi tiêm đơn thì được cho là an toàn hơn nhưng ít được sản xuất và lưu hành sử dụng.

9. Quá nhiều mũi tiêm cho co thể non nớt của trẻ. Xuất phát từ lúc chưa có vắc-xin, hiện nay một trẻ em có thể phải nhận hàng chục mũi tiêm. Trung tâm thông tin vắc-xin quốc gia (Mỹ) đã thống kê được 49 mũi cho 14 loại vắc-xin áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, và 69 mũi tiêm cho 16 loại vắc-xin áp dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Các hãng dược vẫn đang tiếp tục đưa ra các loại vắc-xin mới, cho nhiều loại bệnh mới. Tương lai, có lẽ nếu có 10.000 bệnh thì sẽ là 10.000 loại vắc xin!?

10. Tiêm chủng ngay 24 giờ sau sinh và áp dụng lịch tiêm chủng chung theo độ tuổi là không hợp lý. Do trẻ sơ sinh vừa chuyển qua môi trường nhờ mẹ sang môi trường mới chịu áp lực về nhiệt độ, áp suất, không khí mới, lúc này cơ thể con non nớt chưa phát hiện được những bệnh bẩm sinh mà tiêm vắc-xin (ngoại vật) vào cơ thể thì có thể xảy ra rủi ro. Trẻ sơ sinh thì chức năng gan và thận cũng chưa hoàn thiện thì khi nhận được nồng độ nhôm hơn mức cho phép có trong vắc-xin có thể gây độc ở xương và hệ thần kinh trung ương và nhôm sẽ bị tích lũy lại. Và các sản phẩm chứa nhôm được đưa vào cơ thể không qua đường tiêu hóa sẽ vượt qua các cơ chế phòng vệ của bộ máy tiêu hóa, nhôm luân chuyển lắng đọng trong các mô của con người. Thật sự có nồng độ nhôm ngưỡng an toàn trong vắc-xin nhưng chức năng gan thận của trẻ sơ sinh và trẻ 11 tuổi là có sự chênh lệch về độ hoàn thiện, vậy có hơp lý không khi trẻ sơ sinh và trẻ 11 tuổi tiêm cùng liều vắc-xin viêm gan B?  Mặt khác, mỗi bé có mỗi chuẩn phát triển khác nhau nên sức khỏe đến độ tuổi như nhau là khác nhau; trẻ dưới 2 tuổi cần nuôi sữa mẹ 100% và sữa mẹ có tác dụng đào thải virus/vi khuẩn làm giảm hiệu quả của vắc-xin nên áp dụng lịch tiêm chủng chung hiện nay cho trẻ dưới 2 tuổi là hoàn toàn không hợp lý (nếu cho răng vắc-xin hiệu quả và an toàn)

11. Hàng loạt những biến chứng của trẻ sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện ngày một rõ và nhiều. Đồng thời có rất nhiều thông tin cáo buộc về gian lận trong thử nghiệm vắc-xin, những điều mập mờ trong thông tin về sản phẩm, những mối làm ăn mập mờ qua lại giữa các nhân viên của hãng sản xuất vắc-xin và nhân viên trong cơ quan cấp phép... khiến người ta không thể tiếp tục nhắm mắt phó mặc hoàn toàn cho bác sĩ muốn tiêm gì thì tiêm. 

12. Tác dụng phòng bệnh của vắc-xin không hiệu quả. Các nhà sản xuất vắc-xin muốn người dùng tin rằng chất miễn dịch từ vắc-xin có sức mạnh ngang bằng hoặc tốt hơn khả năng đề kháng của cơ thể khi tiếp xúc tự nhiên với mầm bệnh, nhưng điều này đơn giản không phải là vấn đề mấu chốt. Có nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa khả năng miễn dịch tự nhiên và sự sản xuất kháng thể tạm thời được tạo ra do vắc-xin. Vắc-xin không thể có năng lực bảo vệ 100% bởi chúng chỉ cung cấp chất miễn dịch nhân tạo, tạm thời và thường kém hơn so với khả năng miễn dịch mà cơ thể đạt được qua việc tiếp xúc tự nhiên với căn bệnh.

Vắc-xin là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm nhưng vẫn còn có nhiều bí ẩn đằng sau nó. Chúng ta được nghe về các tác dụng và tầm quan trọng của vắc-xin nhan nhản trên các phương tiện truyền thông. Những người nổi tiếng ca tụng nó; các biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên nhắc đến nó cứ như là giá trị của nó không còn gì phải bàn cãi. Nhưng sự thực, liệu tiêm chủng có hiệu quả? Liệu việc dùng một loại vắc-xin ngừa một bệnh nào đó có giúp chúng ta tránh mắc căn bệnh đó trong tương lai? Liệu việc tiêm chủng có gây tổn hại nào cho sức khỏe, cả sức khỏe trước mắt lẫn lâu dài? Những người ủng hộ vắc-xin thì cố gắng đưa ra các luận điểm tích cực để củng cố niềm tin của mọi người vào vắc-xin. Còn những người hiểu được phần nào mặt trái của vắc-xin thì càng cố gắng chia sẻ bằng minh chứng thật để cho mọi người hiểu rõ tính hai mặt của vắc-xin. Hai thái cực quan điểm đứng trên hai mặt đối lập của vấn đề thì không bao giờ có tiếng nói chung. Người chỉ nhìn mặt tốt không ngó đến mặt xấu (hay xem nhẹ mặt xấu) của vấn đề thì dĩ nhiên vấn đề đó sẽ trở nên hoàn hảo; còn người chỉ nhìn thấy mặt hại không màng đến mặt tốt của đối tượng thì dĩ nhiên sẽ cảm thấy sợ hãi. Mọi việc có thể không hoàn hảo 100% nhưng nếu vắc-xin mà không hoàn hảo 100% thì phải chăng chúng ta cần cân nhắc? Vì vắc-xin liên quan đến sinh mệnh, sinh mệnh thì không được phép đánh cược. Giữa thời buổi thông tin bị bưng bít, thì phải chăng chúng ta cần cảm ơn những người tiên phong nói lên mặt trái của vấn đề hay là chỉ trích người ta ấu trĩ thậm chí là mù quáng và ngu xuẩn? Thật lạ kỳ, khi một người mắc bệnh nguy cơ cứu sống chỉ có vài phần trăm ít ỏi thì người nhà luôn cố làm mọi cách và hy vọng cứu sống; còn tiêm vắc-xin cho con em mình khả năng biến chứng cũng chỉ là con số ít ỏi (thực tế chắc không ít ỏi như thế) mà cũng cố tiêm và hy vọng không gặp biến chứng; phải chăng chúng ta quá kỳ vọng hay coi nhẹ những con số ít ỏi đó khi đứng trước ngưỡng sinh tử? 

Các thông tin nghiên cứu về vắc-xin thực sự có rất nhiều. Cứ cho rằng vắc xin hoàn toàn vô hại (trường hợp lý tưởng), thì nó cũng không phải liều thuốc thần tiêm bệnh nào ngừa được bệnh đó. Do vậy trước khi quyết định chọn không tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào cho con hay chỉ tiêm những mũi cơ bản phòng những bệnh nghiêm trọng hay tùy chọn thời điểm thích hợp để tiêm chủng thì các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và suy xét kỹ lưỡng. Khi quá sùng bái và ỷ lại quá vào tiêm chủng là chúng ta đang đề cao “hệ miễn dịch nhân tạo” mà bỏ qua các phương pháp tăng cường “hệ miễn dịch tự nhiên” dựa trên chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, những thứ thiên về tự nhiên mới thật sự bền vững. 

Nguồn: Vaccine nên hay khôngwww.zeronews.us

Các bạn đón đọc thêm các bài viết liên quan: nạn dịch vắc-xin, các phương pháp thải độc tố; cách ăn uống thuận tự nhiên bảo vệ sức khỏe...Và có thể đọc các bài viết khác của mình tại đây.

Chủ đề chính: #tiêm_phòng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn