Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Vận dụng Thuyết Âm Dương của Thực Vật trong Thuật Phong Thuỷ

Đăng 5 năm trước

Thực vật cũng có sinh mệnh, mỗi cây lại có chức năng riêng của mình. Có thể coi đó là vũ khí, nguyên liệu thiên nhiên dùng cho mục đích tạo cảnh và hoá sát.

1. Tính Âm Dương của thực vật trong Phong Thuỷ

Người xưa đã dùng Thái Cực Đồ để minh hoạ tính âm dương. Thái Cực Đồ nằm gọn trong một vòng tròn gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm(màu đen) và Dương(màu trắng hay màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có chấm tròn đối lập nằm trong đó.

Hai mặt Âm Dương tương hỗ với nhau một cách hoàn thiện. Khi Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại (phần màu đen lớn dần thì màu trắng lại nhỏ dần và ngược lại), Cực Thịnh tất Suy. Lại nói, trong Dương lại tồn tại tính Âm và ngược lại (chấm tròn có màu đối lập), tức trong Thái Dương có Thiếu Âm, trong Thái Âm lại có Thiếu Dương.

Trong trí tưởng tượng của cổ nhân, Thái Cực là một khối khí hỗn nguyên, gồm cả Âm và Dương khó tách rời. Nó như một hạt giống chưa nảy mầm thì không phân rõ âm dương, khi mầm đã nảy ta mới hiểu rõ tính âm dương của nó.

Âm Dương là hai mặt đối lập của vạn vật. Ví như Dương là Trời, Âm là Đất hay Dương là Sáng, Âm là Tối. Bản thân mỗi loài thực vật cũng phân ra Âm Dương (cây đực và cây cái). Tuy nhiên, xét về môi trường sống của cây ta có thể chia thực vật thành nhóm thích nghi ánh sáng và nhóm thích nghi bóng tối. Dựa vào đó mà bố trí Âm Dương cho thực vật trong nhà bạn.

Ngoài ra, thực vật cũng chia theo Ngũ Hành. Phương Đông nên trồng cây thuộc Mộc. Phương Tây trồng cây thuộc Kim. Thuộc Thổ nên trồng ở giữa.Thuộc Hoả nên trồng phương Nam. Phương Bắc nên trồng thuộc Thuỷ.

2. Minh hoạ về Ngũ Hành của thực vật

Kim là Bạch Dương, Ngọc Lan ( vì nguồn gốc từ hướng Tây)

Mộc là Tùng, Long Não.

Thuỷ là Sen (sinh trưởng ở nước)

Hoả là Gạo, Lựu ( vì hoa có sắc đỏ)

Thổ là Kim Quế, Điệp ( hoa có sắc vàng)

Từ nguồn gốc và tính chất của từng cây mà chúng ta có thể phân chúng theo Ngũ Hành. 

Có thể căn cứ vào màu sắc, thời gian sinh trưởng (xuân, hạ, thu, đông) và phương hướng vị trí (Đông,Tây,Nam,Bắc), mùi vị (đắng, cay, mặn, ngọt) của cây và hoa, màu sắc của vỏ cây và lá cây, dựa vào hình dạng của lá mà phân chúng theo từng Hành trong Ngũ Hành.

Tóm tắt như sau:

Mộc: Chấn Tốn - Xuân - hướng Đông - Lục hay Xanh da trời - vị Chua.

Hoả: Li - Hạ - hướng Nam - Đỏ - Đắng.

Thổ: Khôn Cấn - cuối Hạ - Giữa - Vàng - Ngọt.

Kim: Càn Đoài - Thu - Tây - Trắng - Chát.

Thuỷ: Khảm - mùa Đông - Bắc - Đen hay Tím - Mặn.

3. Ngũ Hành Thực Vật và sức khoẻ

a. Kim

Hướng Tây Bắc, màu Trắng. Tác động ruột già, lông và da.

Cây thông dụng: bạch đàn, tràm Úc, cây cà ri, thuỵ hương, dành dành, hoàng lan, đinh hương trắng, dạ hương, bạch quả, cúc trắng, hoa lài, ngọc lan, họ bách hợp,...Bổ phế, nhuận tràng, đẹp da.


b. Mộc

Hướng Đông, Đông Nam, màu Lục hay Xanh Da Trời. Tác động mắt, gan mật.

Cây thông dụng: tùng tuyết, tùng liễu, bách tán xa, tùng, bách, bách tán, thiết mộc lan, hoàng dương, lan, trúc, phú quý, nhãn, mít, muồng.

Ích gan, đẹp móng


c. Thuỷ

Hướng Bắc, màu Đen hay Tím. Tác động thận, bàng quang, tóc.

Cây thông dụng: chà là cảnh, cau rừng, cơm nguội, bạch đàn, trắc bách diệp, măng cụt, trúc bách, sen, súng, thiên tuế, thài lài, các cây họ cọ.

Ích thận có lợi cho bàng quang.


d. Hoả

Hướng Nam, màu Đỏ tác động đến lưỡi, mặt, tim, ruột non.

Cây thông dụng: vải, anh đào, gạo, phượng, thạch lựu, râm bụt đỏ, hoa giấy đỏ, mai, đào, mận, cúc đỏ, huyết dụ, sò huyết,...

Ích tâm, nhuận tràng, làm đẹp.


e.Thổ

Giữa Đông Bắc và Tây Nam, màu vàng, tác động đến môi, dạ dày.

Cây thông dụng: cọ cảnh, vàng anh, điệp, kim quế, cúc vàng, cau vàng, tre mỡ, nam thiên trúc.

Bổ tì, vị, đẹp môi.

4. Cây cảnh chứa độc tố

Những cây gây ra những phản ứng không tốt với cơ thể như: cà độc, cây sơn, cây khoai độc , lang tử Đông bắc, cây sui, cây sừng trâu, các cây họ mã đề, các cây họ trúc đào, xương rồng gai hoa đỏ, thầu dầu lá to, đơn lá đỏ, cây bóng nước,...

Không thể dùng trong bài trí.

5. Tạo Trường Thực Vật Phong Thuỷ

Trường là hình thức cơ bản để vật chất tồn tại. Vật chất cân bằng thì tốt còn ngược lại sẽ gây hại.

Trường bao gồm hai trạng thái động và tĩnh; hai hình thái mặt bằng và lập thể.

Khi ta tạo Trường Thực Vật, vừa tạo ra “Khả Biến Trường” ở trạng thái động như hương hoa, quá trình quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng Oxy, lá cây hấp thụ bụi bẩn; vừa là “Ổn Hằng Trường” ở trạng thái tĩnh như hình thái, màu sắc ổn định của thực vật.

Muốn cải tạo môi trường nhất định phải dùng thực vật. Từ đó có thể giúp con người cân bằng trạng thái tâm lý, điều tiết cơ thể, kích thích sáng tạo, tinh thần làm việc hăng say.

Vậy nên dựa vào Ngũ Hành để tạo Trường Thực Vật phù hợp để cơ thể con người tức chủ thể phải hoà hợp với nguyên lý của tự nhiên, không gượng ép.

Thực vật cũng tuân theo quy tắc vận hành âm dương của Ngũ Hành, có mối quan hệ tương sinh, tương khắc với con người. Trong bản thân các loại cây cũng tương sinh, tương khắc với nhau, ví như cây nho trồng dưới cây bách cả đời không ta quả được, hay khoai môn trồng cạnh mía thì cả hai chẳng thể phát triển mà còn dễ sâu bệnh.Như ông cha ta hay trồng đậu xanh gần ruộng lúa nước, chúng sinh trưởng rất nhanh, tỷ lệ đậu hạt cao.

Trường Thực Vật phải có tính chất cân bằng, đối lập như dày mỏng, to nhỏ, màu nóng màu lạnh, sáng tối, đó chính là sự tồn tại tương hỗ của Âm Dương, trong Âm có Dương và ngược lại.

Như người xưa có câu “ Thiên Địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thuỷ hoả bất tương xạ. Bát Quái tương thố, số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị cố Dịch nghịch số đã “

Tức  “Trời Đất phân rõ, núi sông thông suốt, sấm gió kích động nhau, nước lửa chẳng diệt nhau. Bát Quái giao nhau, đếm cái đi vào quá khứ tuỳ theo chiều thuận, biết cái sẽ đến tuỳ theo chiều nghịch, cho nên Kinh dịch đếm ngược vậy.”

Thế nên Thiệu Tử suy ra: “Càn Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây , Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc”

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #phong_thủy

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn