Wendy Thích viết lách và đi du lịch

Văn hóa giao thông Việt Nam – sự thất bại của một nền giáo dục?

Đăng 8 năm trước

Vấn đề giao thông ùn tắc xảy ra như cơm bữa tại các thành phố lớn. Điển hình là Thủ đô Hà Nội. Đến giờ bắt đầu ngày làm và giờ tan tầm là các con đường trở nên

Vấn đề giao thông ùn tắc xảy ra như cơm bữa tại các thành phố lớn. Điển hình là Thủ đô Hà Nội. Đến giờ bắt đầu ngày làm và giờ tan tầm là các con đường trở nên đông đúc như bầy kiến sau mưa. Song, một thực tế là, dù thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng trên, nhưng không hề đem lại hiệu quả khả quan nào. Vậy, nguyên nhân thực sự là do đâu?

Giống như y học vậy, muốn chữa được bệnh, trước hết phải tìm ra nguyên nhân bệnh, sau đó mới tìm phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Giao thông cũng như vậy. Ngoài sự tồn tại là hai vấn đề biệt lập với nhau nhưng về bản chất, chúng đều nằm trên quỹ đạo tư duy, có chung phương pháp “chữa bệnh”.

Mô tả hình ảnh

Tại sao giao thông ở Hà Nội ùn tắc? “Giờ đi làm, tan tầm, người người nhà nhà thi nhau đổ ra đường để kịp công việc, thì tắc là đúng rồi”.

Sai. Tại sao giao thông ở một số nước trên thế giới lại có sự tuần tự đáng học hỏi như vậy. Giao thông “nước người ta” ùn nhưng không tắc. Giao thông Hà Nội vừa ùn vừa tắc. Có khi chết chân mấy tiếng đồng hồ mới đi được vài mét.

Vậy nguyên nhân là do đâu?

Thứ nhất, chính là do “tính cạnh tranh” trong mỗi con người. Đi cùng một cung đường, nhưng phải đi nhanh hơn, vượt lên. Phóng nhanh, vượt ẩu cũng do đó mà nên. Tâm trí luôn được chiếm hữu bởi lối suy nghĩ, “ta phải là người đi trước, phải là người dẫn đầu”.

Thứ hai, chính là do “tính ích kỉ”. Đồng ý là mỗi con người đều có phần ích kỉ, dù ít hay nhiều. Nhưng để phần này chiếm quá nhiều lại trở nên suy đồi đạo đức. Đi ngó trước ngó sau chỉ với một mục đích duy nhất là tìm chỗ trống đến len lỏi sao cho thoát khỏi đám đông. Nhưng họ có biết rằng càng làm như vậy đường càng ít lối thoát, tự tạo mê cung cho chính mình và mọi người. “Gậy ông đập lưng ông” mà còn tưởng là ta đây “thần thánh”.

Mô tả hình ảnh

Thứ ba, chính là điều mà cha mẹ - thầy cô dạy ta từ thuở còn thơ, “Phải biết nhường nhịn con ạ. Trong tất cả các tình huống, vẫn phải nhìn nhận sự việc từ nhiều phía. Đi đường đèn đỏ thì dừng, vàng thì chậm lại, xanh thì phóng đi”. Nhưng cha mẹ - thầy cô nào hay, con – trò họ ra đường thấy đèn đỏ thì vượt, vàng phóng gấp. Vậy những thứ được học ở trường có còn tác dụng. Vậy nên trách cha mẹ - thầy cô không dạy đủ dỗ thừa, hay trách chính con cái- học trò họ có học mà không tiếp thu.

Đây vẫn là vấn đề nhức nhối, không chỉ của mỗi nhà mà còn là vấn đề của toàn xã hội, nhất là những thành phố lớn. Biết khi nào mới tìm ra được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề trên. Cần sự đầu tư hơn nữa về giáo dục phổ thông hay tăng cường các biện pháp mạnh răn đe chính những người hàng ngày phi xe bon bon trên mảnh đất nội thành lắm bon chen này?

Chủ đề chính: #Giao_thông_Hà_Nội

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn