dzoan trang

Văn hóa nhận xét - góp ý

Đăng 8 năm trước

Nhận xét- góp ý gần nghĩa với các từ xem xét, nhận định, đánh giá, phê bình… Như vậy, nhận xét- góp ý là đưa ra ý kiến của bản thân, có xem xét và đánh giá

Nhận xét- góp ý gần nghĩa với các từ xem xét, nhận định, đánh giá, phê bình… Như vậy, nhận xét- góp ý là đưa ra ý kiến của bản thân, có xem xét và đánh giá để cùng với những ý kiến của người khác tạo thành quan điểm chung. Từ quan điểm chung đó mà có hành vi ứng xử, việc làm đúng, có ý nghĩa.

Theo tôi Nhận xét- góp ý có thể tạm chia thành 3 loại: loại “kín”, loại  “hở” và loại “vừa kín vừa hở”.

Ở loại thứ nhất. Đó có thể là lời thủ thỉ rất riêng tư như cách đi đứng, ứng xử, cách ăn uống, cách nói năng. Có khi là lời góp ý nhỏ nhẹ về màu tóc, kiểu áo, chiếc cà vạt…

Ở loại thứ hai, bạn có thể công khai cho cá nhân, tập thể thậm chí trên các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng: vấn đề cầu đường không đảm bảo giao thông; nạn tham ô, tham nhũng; bạo lực học đường, nạn trộm cắp…

Ở loại thứ ba, có khi cần gọi tên “đích thị”, có khi bạn chỉ nên “vẽ vòng ngoài” để những kẻ bên trong tự nhận thức mà thay đổi hành vi. Cái đó tạm gọi là “giơ cao đánh khẽ” và “giơ khẽ đánh mạnh”.

Nếu bạn biết chọn loại phù hợp, cả “người cho” nhận xét- góp ý và “người nhận”  sẽ được nhiều thứ đấy! Nó sẽ giúp chúng ta điều chỉnh thói quen, lối sống, việc làm chưa đúng, chưa hay. Hình thành và xây dựng được những thói quen, lối sống, việc làm đúng, đẹp. Và đương nhiên với một tinh thần tích cực như vậy, người  nhận chẳng hơi sức đâu mà giận dỗi, mặc cảm. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, gắn kết, yêu thương, nhắc nhở nhau cùng tiến bộ làm cho xã hội văn minh phát triển…Toàn là những từ ngữ tích cực phải không nào?

Tuy nhiên, nếu bạn chọn loại không phù hợp, thêm nữa việc gì cũng góp ý, cái gì cũng ý kiến thì “coi chừng” nhé! Có người sẽ cảm thấy bị tổn thương và có thể phản ứng bất cần với cách  bạn “cho” đó! Chúng ta chắc chưa quên vụ anh công nhân bị xẻo mất tai vì nhắc nhở đồng nghiệp “cần chăm chỉ làm việc”. Cộng đồng chưa hết nguôi ngoai cùng nỗi đau của gia đình bị tên hàng xóm đâm chết vì dám góp ý “uống rượu say, mở nhạc ầm ĩ giữa đêm khuya”. Gần đây nhất, con bị đuổi học vì mẹ góp ý về đồng phục của trường trên facebook…Đó là những minh chứng, cũng là một bài học cho mỗi chúng ta trước khi “uốn lưỡi”.

Vậy làm thế nào để những “gói vàng” của chúng ta mỗi khi mở ra thực thực “tỏa sáng”? Thiết nghĩ, việc chọn hoàn cảnh phù hợp rất quan trọng: nói khi nào? lúc nào? thời gian và không gian nào? Với thái độ trung thực, chân thành. Với tinh thần xây dựng, đầy thiện chí. Muốn vậy, còn phải hết sức chú ý lời nói cần lịch sự, tế nhị, khéo léo. Và đừng quên lựa chọn “loại” cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt hơn nhé!

Khi xã hội chưa có những chế tải hữu hiệu để bảo vệ người nhận xét- góp ý thì chúng ta nên tự bảo vệ chính mình. Mỗi chúng ta cần – nên – dám nhận xét- góp ý vì sự tiến bộ xã hội nhé! Mâu thuẫn, đấu tranh luôn luôn là động lực của sự phát triển!

Trang dzoan

Chủ đề chính: #nhận_xét

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn