Minh Tiệp Làm Culi tại Ohay TV

Vàng có ăn được không?

Đăng 9 năm trước

Vàng có ăn được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên ăn nó cũng chẳng có lợi gì cho sức khỏe mà chỉ là sự phô trương giàu có của những tên đại gia

Vàng có ăn được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên ăn nó cũng chẳng có lợi gì cho sức khỏe mà chỉ là sự phô trương giàu có của những tên đại gia

Các bạn xem thêm bài viết bên dưới nhé:

Vàng là gì ?

Nguyên tố vàng có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong Bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và phản quang, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành acid cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch cyanua của các kim loại kiềm.

vàng ăn được

Vàng ăn được nhưng chẳng có lợi gì cho sức khỏe

Dưới góc độ y khoa, trong cơ thể người, vàng là nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ và cũng không có vai trò gì quan trọng. Cho tới nay y học thế giới chưa ghi nhận các bệnh lý do thiếu vàng và tính cần thiết của việc bổ sung vàng. Một số loại muối thực sự có tính chất chống viêm và đang được sử dụng trong y tế để điều trị chứng viêm khớp và các loại bệnh tương tự khác.Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của vàng mới có giá trị y tế, khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó gặp trong cơ thể. Do đó bổ sung vàng không giúp ích gì mà có thể gây hại vì làm xáo trộn cân bằng các chất trong cơ thể. Vàng bột rất ít được hấp thu qua đường tiêu hóa, phần lớn vàng trong bánh trung thu ăn vào được đào thải. Do vậy, ăn bánh Trung Thu nhân vàng chỉ là sự hoang phí tiền bạc chứ không nâng cao sức khỏe như một số người lầm tưởng.

Ăn vàng có ích lợi gì không?

Trào lưu ăn bánh Trung Thu “nhân vàng” gần đây rộ lên trong giới thượng lưu Trung Quốc (và có lẽ cũng không xa lạ với một số “đại gia” Việt). Những người này cho rằng ăn vàng sẽ tốt cho sức khỏe. Vàng được cho vào bánh Trung Thu dưới hai hình thức: cho nguyên miếng vào trong nhân của bánh, hoặc tán nhuyễn ra thành bột rồi cho vào nhân bánh - giá có thể lên tới hàng triệu đồng.

Thực ra, ý tưởng cho vàng vào thực phẩm không phải mới mà đã xuất hiện từ xưa ở Ai Cập, sau đó giới quý tộc Anh, Mỹ và Trung Quốc cũng làm theo. Từ năm 1546, nhiều nơi trên thế giới đã biết cho vàng vào rượu, bánh và các món tráng miệng, vào mỹ phẩm...

Vàng có thể được sử dụng trong thực phẩm và có ký hiệu E175. Vàng lá, bông hay bụi được dùng trên và trong một số thực phẩm cho người sành điệu, nhất là bánh kẹo và đồ uống, như một thành phần trang trí. Vàng lá đã được giới quý tộc châu Âu thời Trung Cổ sử dụng như một thứ đồ trang trí cho thực phẩm và đồ uống (dưới dạng lá, bông hay bụi) để thể hiện sự giàu có của chủ nhà hay với niềm tin rằng một thứ có giá trị và hiếm sẽ có lợi cho sức khoẻ con người. Lá vàng và bạc thỉnh thoảng được dùng trong các đồ bánh kẹo ở Nam Á như bánh barfi làm từ sữa đặc và đường. Rượu Goldwasser lấp lánh ánh vàng dùng trong Hoàng gia Đức từ thế kỷ XVI là một đồ uống thảo mộc truyền thống được sản xuất tại Ba Lan và Schwabach (Đức), có chứa những bông vàng lá 22 K. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo ra một số loại cocktail đắt giá có chứa bông vàng lá và để thu hút sự chú ý người ta đã đưa ra những lời quảng cáo hoa mỹ cho các sản phẩm này như an thần, trị động kinh, làm đẹp da, phòng ngừa ô nhiễm, kháng viêm cao, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp. Tuy nhiên, đây chỉ là quảng cáo dựa trên quan niệm sai lầm. Nhiều người nghĩ rằng kẽm, sắt, đồng... những nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe thì vàng cũng như thế, thậm chí còn nhiều tính năng hơn nữa. song vàng (Au) không phải là vi chất (nutriment) hay siêu vi chất (micronutriment) nằm trong danh mục cần thiết phải bổ sung cho cơ thể con người theo tiêu chuẩn của CODEX (Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm). Ở Việt Nam, vàng không nằm trong Danh mục phụ gia thực phẩm mà CODEX và Bộ Y tế ban hành.

Cần lưu ý, vàng kim loại trơ với mọi chất hoá học trong cơ thể, nó không mang lại hương vị cũng không có hiệu quả dinh dưỡng nào và không làm thay đổi gì cho cơ thể; đó là chưa kể đến trường hợp ăn hay uống phải dạng vàng hợp kim chứa muối Natri clorua vàng thì có thể bị đau bụng, tiêu chảy, dị ứng ...

Tóm lại, vàng chỉ làm vật trang trí để cho sản phẩm sang trọng và đắt giá hơn,thỏa mãn thú vui xa xỉ chứ không có lợi gì cho sức khỏe. Trong y học, vàng chỉ sử dụng trong nha khoa để phục hồi thân răng và cầu răng giả hoặc sử dụng disodium aurothiomalate trong trị liệu viêm khớp dạng thấp mà thôi.

Nguồn: internet

Chủ đề chính: #ăn_vàng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn