Hoàng Văn Trường

Vén màn bí mật về văn minh Ai Cập cổ đại.

Đăng 8 năm trước

Kiến thức về Ai Cập mãi mxai là một ẩn số thú vị đối với những người đam mê khám phá

Mô tả hình ảnh

Nhắc đến Ai Cập người ta nghĩ ngay tới những kim tự tháp hùng vĩ, những lăng mộ của các Pharaoh, con sông Nile thơ mộng, tượng nhân sư và các xác ướp bí ẩn. Nhưng làm thế nào mà kim tự tháp tồn tại được lâu tới vậy? Không phải ngẫu nhiên mà kim tự tháp Giza là kì quan ở vị trí cao nhất và cuối cùng còn sót lại cho tới ngày nay.

Kim tự tháp bí ẩn.

Như chúng ta đã biết kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp, có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Thực chất kim tự tháp xuất hiện ở nhiều nền văn minh, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng kiến trúc của kim tự tháp ở Ai Cập là độc đáo và đồ sộ bậc nhất thế giới. Theo các nhà khảo cổ học thì kim tự tháp Ai Cập được xây dựng từ các khối đá tự nhiên nguyên khối, được ghép lại với nhau hoàn toàn bằng thủ công và sức người thông qua đẽo gọt, tuyệt đối không sử dụng vật liệu liên kết như xi măng ở các công trình hiện đại. Vật liệu đá bao bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura, ước tính mỗi khối đá nặng từ 2,5 đến khoảng 8 tấn được di chuyển vượt sông, cách địa điểm xây dựng hàng trăm km. Việc tính toán xây dựng hoàn toàn dựa trên số Pi, luôn có tỉ lệ và độ chính xác hoàn hảo, và điều đặc biệt các khối đá được ghép với nhau khít tới độ không có vật gì có thể xuyên qua được.

Theo báo cáo của nhà sử học Hy Lạp Herodotus, giả thiết về những người nô lệ xây kim tự tháp đã dấy lên làn sóng tranh cãi mạnh mẽ, họ cho rằng những bộ xương và những vật dụng do con người để lại chính là của nhóm “Làng nghề” được nhà vua ưu ái giao nhiệm vụ xây dựng. Bên trong kim tự tháp họ tìm thấy những chữ tượng hình, được chạm trổ hết sức tinh xảo và logic, nhiều lời đồn thổi cho rằng đây là ngôn ngữ để các vị Pharaoh trò chuyện cùng các vị thần của mình.

Lăng mộ Pharaoh và những điều huyền bí.

Thung lũng các vị vua là nơi lưu trữ những lăng mộ của các Pharaoh, được xây dựng trong khoảng gần 500 năm từ thế kỉ XVI cho tới thế kỉ XI TCN. Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên được ướp xác từ những năm 4000 TCN, họ bọc thi thể người chết vào trong quần áo rồi thiêu trong hỗn hợp than charcoal và cát lấy từ sông Nile, ướp xác là công việc đầu tiên chuẩn bị cho người chết về bên kia thế giới theo nghi thức tôn giáo và chuẩn bị một cuộc sống mới cho họ. Não và các cơ quan nội tạng phải được lấy ra khỏi cơ thể và được ngâm trong các loại dược thảo đặc biệt. Sau đó bỏ thêm bột nhựa thơm và các chất khác cùng nước hoa rồi đem khâu lại. Cơ thể sẽ được bảo quản sau 70 ngày, sau thời gian đó cơ thể sẽ được bọc lại bằng các cuộn băng và nhúng qua chất keo dính. Xử lý xong xác ướp sẽ được đưa vào quan tài và đem đi chôn cất.

Mô tả hình ảnh

Trong lịch sử các Pharaoh của Ai Cập, ngoài chôn theo vàng bạc châu báu họ còn chôn theo “Cuốn sách của thần chết”, nó chính là những lời nguyền cho những kẻ dám phá vỡ giấc ngủ của các ngài.

Nguồn gốc sông Nile.

Sông Nile được gọi với cái tên là “sông mẹ của Châu Phi”, bắt nguồn từ nam xích đạo ở Uganda và chảy qua tất cả các chi nhánh ở Đông Bắc Phi đổ ra biển Địa Trung Hải. Sông Nile không chỉ là con sông dài nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều biến đổi và lịch sử lâu đời nhất. Sông Nile bắt nguồn tử sông Nile Trắng, Nile Xanh và sông Atbara. Người Ai Cập không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu không có sông Nile, tạo hóa đã vô cùng ưu ái khi ban tặng món quà vô giá cho người dân nơi đây. Hằng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn, bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ và khổng lồ.Mô tả hình ảnh

Truyền thuyết kể rằng cái chết của thần Osiris, phu quân của thần Isis dưới bàn tay của chính em trai mình là thần Seth đã bị xé hàng chục mảnh quăng đi khắp nơi, thần Isis đã tìm lại thi thể của chồng rồi cuốn vào mảnh vải trốn vào sông Nile trong 70 ngày, sau 70 ngày thần Osiris tái sinh và trở thành vị vua cai quản cõi chết, làm dâng nước sông Nile hàng năm.

Tổng hợp

Chủ đề chính: #ai_cập_cổ_đại

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn