Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Venezuela – Thiên Đường tan vỡ

Đăng 5 năm trước

Năm 2016, Venezuela từ một quốc gia từng thịnh vượng nhất khu vực Nam Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy hôm nay . Và nghiêm trọng hơn nữa đó là tình trạng khan hiếm lương thực cũng như các nhu yếu phẩm. Những bất ổn xã hội diễn ra tràn lan, nhân dân nhất là người nghèo mất hẳn niềm tin vào chính phủ. Và các cuộc biểu tình chống chế độ Nicolás Maduro với hàng triệu người diễn ra thường xuyên đã đưa Venezuela đến một bờ vực chính trị.

Di sản của Hugo Chavez- Một đất nước bị chia cắt

Dù bị Mỹ và phương Tây chống đối gay gắt nhưng dưới thời của Tổng thống Hugo Chavez đã thành công trong việc thu hút quần chúng và ổn định tình hình dưới nhiều sức ép trong và ngoài nước. Việc kêu gọi lật đổ chính phủ đã diễn ra nhiều lần tại Venezuela. 

Tuy vậy, Hugo Chavez vẫn có cách để vượt qua cuộc bầu cử 2006 để tiếp tục cầm quyền khi mà những mầm mống bất ổn đang dần dà mọc rễ trong xã hội Venezuela. Các chính sách của Hugo Chavez cũng gây mất lòng không ít người nhưng cũng được sự đồng thuận của nhiều người nhất là những người nghèo. 

Tháng 5 năm 2006, ông được vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí The Times. Trong danh sách năm 2006 được biên soạn bởi tạp chí New Statesman của Anh, ông được bình chọn đứng thứ mười một trong danh sách "Những Anh hùng trong thời đại chúng ta". Ông được mệnh danh là “ông vua của người nghèo”

Khi Hugo Chavez qua đời, thì quả bom nổ chậm Venezuela đang tiến dần đến điểm kích hoạt. Nền chính trị của Venezuela được chia thành 2 nhóm: Chavistas - cái tên được đặt cho những người theo chính sách cố tổng thống Hugo Chavez và nhóm thứ 2- những người chỉ muốn chấm dứt 17 năm cầm quyền của Đảng Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) của ông.

Tuy nhiên, từ khi Nicolas Maduro lên nắm quyền kế nhiệm thì đất nước này lại rơi vào sự suy yếu hoàn toàn trên nhiều phương diện.Ông bị Mỹ và phương Tây, người dân trong nước lẫn cả những quốc gia Mỹ Latin vốn trước đấy có cái nhìn thiện cảm với chính phủ Hugo Chavez cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. 

Mỹ cũng đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với các cá nhân cũng như tổ chức của Venezuela. Nhưng đây cũng là động thái hiếm hoi khi áp lệnh trừng phạt với một nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm.  

Maduro là nhà lãnh đạo thế giới thứ 4 bị chính quyền Mỹ xếp loại “độc tài”. Trước đó đã có 3 nhà lãnh đạo bị Mỹ liệt vào diện này là tổng thống Syria Assad, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.

Suy thoái nối tiếp suy thoái

Kể từ khi lên cầm quyền, đảng PSUV đã làm sói mòn thể chế dân chủ và quản lý tồi nền kinh tế. Số người ủng hộ Maduro ngày càng giảm sút. Trước đây, có lúc, người ta đã ví Venezuela như một mỏ tiền không bao giờ cạn kiệt, một cường quốc về dầu mỏ, quốc gia thứ 9 về xuất khẩu dầu thô. Bạn có thể đổ xăng với giá rẻ hơn cả uống một chai nước lọc. Và đây cũng chính là cái ngòi nổ cho mọi việc thực tại khi nền kinh tế của Venezuela phụ thuộc rất nhiều vào vào dầu mỏ.

Mọi thứ dường như trở nên thật sự tồi tệ khi giá dầu bắt đầu lao dốc trong năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu từ dầu chiếm hơn 95% doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Venezuela. Dần mỏ làm ra tiền và bắt buộc phải chi tiền để đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí.

Ngành dầu khí củaVenezuela đi xuống từ khi ông Maduro lên làm Tổng thống, việc thiếu đầu tư,công nhân không làm việc dẫn đến tình trạng nhiều mỏ dầu chỉ khai thác cầmchừng, bệ rạc, thậm chí dừng hẳn. Lý do là chính phủ đã cạn kiện kinh phí do sựvơ vét của một số quan chức, giới nhà giàu và phần lớn là trả nợ khi Venezuelađang là con nợ lớn của Nga và Trung Quốc.

Sự thiếu thốn về lương thực, thuốc men, trang thiết bị ở mọi nơi làm cho xã hội ngày càng hỗn loạn; nhưng ông Maduro lại chọn giải pháp trả nợ cho Trung Quốc và Nga thay vì mua lương thực, thực phẩm cho người dân. Giải pháp này của ông bị xã hội phản đối kịch liệt, giờ đây không chỉ là người giàu chống ông nữa, mà cả tầng lớp nghèo cũng không thể đồng tình nữa.

 Một sự thật phũ phàng là những người đồng minh Nga và Trung Quốc vẫn rút bớt các nguồn đầu tư do nhận thấy tình hình bất ổn, đầy rủi ro. Đã mất đi những nguồn thu khổng lồ có thể cứu cánh cho tình hình, Venezuela lại phải gồng mình tiếp tục hằng năm trả nợ. 

Song song đó, việc quản lý kinh tế yếu kém đã dần đến tình trạng lạm phát một cách kinh khủng. Tổng thống Maduro và chính quyền của ông đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài trong việc kích động gây nên tình trạng hỗn loạn của Venezuela hiện nay. Nhưng có lẽ đó mới chỉ là một phần của câu chuyện, và thật sự các thế lực nước ngoài không cần thiết phải tác động vào vấn đề ở đây. 

Một chính phủ thiếu cân bằng và tham nhũng tràn làn. Venuzuela như con đê sắp vỡ.Ấy vậy mà, trong lúc thiếu thốn đủ đường, bao nhiêu vấn đề cần phải giải quyết thì Maduro có thể chi hàng trăm triệu USD để hỗ trợ các nước nghèo khác trong khu vực và ở châu Phi như một cách để đánh bóng tên tuổi của vị Tổng thống này khiến người dân ngao ngán. 

Như phe đối lập đã từng kêu gọi khi giá dâu ở mức cao thì lẽ ra chính phủ nên có những chính sách tiết kiệm để đối phó với khi giá dầu hạ thấp trong thời điểm hiện tại. Venezuela đã hứng chịu một cuộc đại suy thoái kinh tế trong 3 năm và 5 năm khủng hoảng liên tiếp mà chưa có một dấu hiệu cải thiện tích cực nào và dự kiến sẽ kéo dài trong năm 2019.

Trong khi bài toán giá lương thực leo thang, đồng tiền mất giá thì nguồn tiền dự trữ của Venezula dường như cũng đã cạn kiệt. Không chỉ doanh nghiệp, hàng trăm nghìn người Venezuela cũng đang rời bỏ nước này, do không thể chịu được cuộc sống thiếu thốn nhu yếu phẩm, kể cả tại thủ đô Caracas. 

Nền nông nghiệp của Venezuela quá yếu do thời gian dài phụ thuộc vào nhập khẩu. Giờ đây, giá dầu lao dốc và thiếu hụt USD khiến họ chẳng mấy khi có hàng hóa mà dùng. Không chỉ thiếu lương thực, dược phẩm, người dân Venezuela nhiều khi còn không có điện, gas và nước sinh hoạt.

Cùng tắc biến. Biến tắc thông

Tức nước vỡ bờ, có lẽ ông Maduro sẽ phải đối mắt với một cuộc bãi nhiệm hoặc một cuộc đảo chính có thể đẩy Venezuela đến một bờ vực bạo lực vũ trang. Ngày 24/1, hàng trăm ngàn người đổ ra đường biểu tình và các cuộc đụng độ với cảnh sát khiến Venezuela càng lún sâu vào bất ổn kể từ khi lãnh đạo phe đối lập đồng thời là Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido 35 tuổi tự phong là tổng thống tạm thời của Venezuela. 

Trong khi đó, các tướng lĩnh quân đội, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino hứa trung thành với Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro và không chấp nhận Guaido. Ông Maduro thường xuyên tăng lương và thưởng cho quân đội vì lòng trung thành của họ. Đồng thời,  cũng đã đưa một số quan chức quân sự cấp cao vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ.

Guaido nổi lên từ cuối năm ngoái, khi lực lượng an ninh Venezuela bắt khoảng 30 người, trong đó có ông và hai tướng quân đội, sau âm mưu ám sát hụt nhằm vào Maduro trong cuộc duyệt binh ở Caracas hôm 4/8/2018. Sau khi được thả, nghị sĩ trẻ này vào tháng một được bầu làm chủ tịch quốc hội. 

Guaido có thể là một gương mặt chính trị tương đối mới nhưng ông dường như đã truyền cảm hứng cho những người chỉ trích Tổng thống Maduro theo cách mà các nhà lãnh đạo đối lập khác trước không làm được. Ông cũng thu hút những người từ trước đến nay ủng hộ chính phủ tham gia vào phong trào phản kháng.

Phản ứng của công đồng quốc tế cũng có những ý kiến  trái ngược. Nga vẫn lên tiến ủng hộ Tổng thống Maduro. Nga đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Nó có quan hệ quân sự chặt chẽ với đất nước này. Tháng 12 năm ngoái, hai máy bay ném bom tầm xa của Nga đã bay tới Venezuela như một cử chỉ ủng hộ Tổng thống Maduro, làm tức giận Washington. Cùng ý kiến đó là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia. Và có cả thông tin là Nga đang cử thêm lực lượng an ninh đến Caracas để bảo vệ Marudo chống lại một cuộc đảo chính nếu có thể xảy ra.

Ở phe ngược lại dường như đã áp đảo với  Mỹ, các nước Mỹ Latin bao gồm Brazil, Colombia và Argentina công nhận Guaido là tổng thống. Pháp, Anh và EU phản đối Maduro nhưng không thể hiện rõ rằng họ ủng hộ tư cách tổng thống của Guaido. Họ kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới và ca ngợi việc người Venezuela biểu tình đòi tự do dân chủ.

Vài giờ sau khi Trump công nhận Guaido, Maduro tuyên bố cắt quan hệ với Mỹ và cho các nhà ngoại giao Mỹ 72 giờ để rời khỏi nước này. Venezuela còn đóng cửa đại sứ quán, lãnh sự quán ở Mỹ và rút về tất cả nhân viên ngoại giao. Đáp lại hành động trên, Mỹ ra lệnh cho tất cả các nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán “không thiết yếu” phải rời khỏi Venezuela vì lý do an ninh. Trong hơn 1 thập kỷ qua, Mỹ và Venezuela không trao đổi đại sứ, nhưng vẫn có đội ngũ nhân viên ngoại giao ở mỗi nước. 

Sẽ có nhiều vấn đề phức tạp khi Mỹ chính thức công nhận ông Guaido và cũng có thể bị phản ứng ngược nếu Tổng thống Maduro viện cớ này để bắt giam ông Guaido và các nhân vật đối lập khác. Theo sau đó là một kế hoạch trừng phạt kinh tế mạnh tay của Donald Trump. 

Chưa biết kết quả đi về đâu nhưng với việc sở hữu một nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ, nếu Venezuela bất ổn kéo dài thì chính đó là cơ hội béo bở cho sự can thiệp của các cường quốc dưới nhiều chiêu bài. Trên bình diện rộng hơn, Venezuela có thể sẽ rơi vào một cuộc nội chiến.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #Venezuela

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn