Tiêu Thị Thanh Phươn

Vì sao bạn không giao tiếp được bằng tiếng Anh?

Đăng 8 năm trước

Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân nào khiến bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh? Cho đến khi kết thúc bậc THPT, chúng ta đã trải qua 7 - 10 năm học tiếng Anh.

Cho đến khi kết thúc bậc THPT, chúng ta đã trải qua 7 - 10 năm học tiếng Anh. Nhưng một phần không nhỏ trong số những người học ngoại ngữ không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Một phần bởi họ không thể nói nhanh, lưu loát được, nhưng mặt khác, đa số nguời học tiếng Anh không nói chuẩn giọng Anh, vì thế họ không đủ tự tin giao tiếp hoặc người nghe không thể hiểu được. Nguyên nhân là gì?

Mục đích học:

Đầu tiên phải kể đến mục đích học. Học sinh trên ghế nhà trường học để lấy điểm cao. Người đi làm học để lấy bằng dễ xin việc. Những mục đích ấy không cần đến việc bạn nói giỏi tiếng Anh. Chúng ta chỉ cần học tốt ngữ pháp và nghe là đã có thể có một bài tiếng Anh điểm cao. Tuy nhiên, dù bạn có được 8, 9 điểm phẩy ngoại ngữ hay sở hữu những tấm bằng loại B, C đi chăng nữa, nếu không luyện nói thì cũng không thể nói một cách lưu loát và chuẩn xác được.

Mặt khác, những người học để đi làm trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, học để du học, học sẽ rất chú trọng vào phần nói. Tất nhiên, ngữ pháp vẫn được quan tâm nhưng bên cạnh đó, phần nói, cung cách giao tiếp sẽ được vô cùng đầu tư. Lí do đơn giản bởi đó là mục đích chính của họ. Họ học để có thể áp dụng vào thực tế chứ không chỉ là những lí thuyết suông trên trang giấy.

Như vậy, mục đích học là yếu tố quan trọng quyết định phương pháp học của mỗi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn muốn chú trọng vào kĩ năng nào, do đó hình thành nên hiện trạng phần đông người học ngoại ngữ không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Mục đích quyết địch phương pháp học

Mục đích quyết địch phương pháp học

Cách dạy và học:

Dù học trong một thời gian dài nhưng chúng ta được dạy rất nhiều về ngữ pháp, các mẫu câu, ứng dụng, viết văn,... mà không rèn luyện nhiều về phần nói, cách giao tiếp với người nước ngoài. Trong chương trình THPT, các bài viết thư, viết đoạn văn là nhiều vô kể. Chính vì thế, về lí thuyết, ngữ pháp chúng ta học rất tốt, nhưng không áp dụng được vào giao tiếp hằng ngày.

Bên cạnh đó, theo phương pháp dạy của giáo viên, học sinh cũng tự hình thành cho mình cách học sai lầm, chú trọng ngữ pháp mà bỏ qua phần nói, dần dần trở thành một nếp học mà nhiều người làm theo. Như vậy, người học tiếng Anh cứ mãi đi vào vết xe đổ cũ mà không tự đúc rút được kinh nghiệm cho mình. Sau một thời gian học rất dài, chúng ta vẫn chưa biết cách giao tiếp với người ngoại quốc.

Cách dạy và học ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp

Cách dạy và học ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp


Tâm lí:

Đây cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định bạn có nói chuyện lưu loát bằng tiếng Anh được hay không.

Chúng ta đều có thể nói chuẩn được tiếng Anh, nhưng ở trường lớp, ta thường có tâm lí ngại trước đám đông. Vì thế mà khi phần đông lớp đọc sai, chúng ta thường đọc theo số đông mà không dám tự tin thể hiện mình. Dần dần, nó trở thành một thói quen đọc sai, đọc ngang rất phổ biến ở người Việt nam và khó sửa.

Tiếp đó, khi đứng trước một người ngoại quốc, chúng ta thường có tâm lí lo lắng không biết nên mở đầu thế nào, mình nói đúng hay chưa, họ có hiểu được không? Hàng trăm câu hỏi xoay như chong chóng trong đầu khiến bạn càng thêm hoang mang, mất tự tin và không thể giao tiếp mạch lạc. Vấn đề tâm lí làm ảnh hưởng đến bạn trong cuộc trò chuyện. Đây sẽ là trở ngại lớn nhất và rất khó để vượt qua.

Để khắc phục nỗi sợ, chỉ có cách là đối mặt với nó. Hãy chủ động bắt chuyện, giao tiếp thật nhiều với người nước ngoài, dần dần bạn sẽ quen và không còn cảm thấy lo lắng, bất an khi trò chuyện nữa. Không chỉ thế, đó cũng là cách để bạn biết được cách thức giao tiếp, rèn luyện phong thái tự nhiên và làm quen với các cách thức để duy trì cuộc trò chuyện.

Tâm lí là trở ngại lớn nhất trong việc nói tiếng Anh

Tâm lí là trở ngại lớn nhất trong việc nói tiếng Anh

Lười biếng:

Yêu cầu của học ngoại ngữ đầu tiên là phải chăm chỉ, dù là trong kĩ năng nào. Chính vì thế, nếu bạn lười biếng, đương nhiên sẽ không thu được thành phả gì. Đặc biệt, trong phần nói, chúng ta cần phải thực hành thật nhiều, áp dụng nhiều mới có thể thành thạo được. Học một cách hời hợt, qua loa, tư tưởng chán nản, không có ý chí cầu tiến sẽ rất khó để bạn đạt được thành công.

Vì thế, nếu ai đang có suy nghĩ lười biếng, rằng học thế là đã đủ thì hãy thay đổi ngay nhé, tri thức là vô tận, nếu không phấn đấu bạn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ mà thôi.

Lười biếng sẽ không thể đạt được thành công

Lười biếng sẽ không thể đạt được thành công

Chủ đề chính: #giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn