Padudupa Niềm vui nhỏ góp dần thành niềm vui lớn

Vì sao một số loài động vật lại tự ăn thịt mình?

Đăng 7 năm trước

Một vài người thừa nhận họ thích gặm móng tay bản thân, nhưng trong thế giới động vật, nhiều loài còn phát triển thói quen này tiến xa hơn nhiều với việc gặm các bộ phận cần thiết của chúng.

Thế giới tự nhiên tàn nhẫn và nhiều cạnh tranh, đó là một thực tế mà không ai có thể chối cãi. Các loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy đã tiến hoá, hình thành nhiều phương thức kinh khủng, reo rắc kinh hoàng với các loài khác để tìm kiếm thức ăn, sinh sản duy trì nòi giống, hay đơn giản là chỉ để thư giãn.

Nhiều loài trong vương quốc động vật ăn thịt đồng loại của mình để sống hoặc duy trì sự thống trị. Nhưng có một hành vi mà thậm chí còn cực đoan hơn cả ăn thịt đồng loại để sinh tồn, đó chính là việc tự ăn thịt chính mình của một số loài mỗi khi đến một dịp hoặc một thời điểm nào đó. Nghe đến đây, hẳn nhiều bạn nghĩ có vẻ giống như nhân vật Hannibal Lecter, chứ không phải là một hành vi tiến hóa được nhiều ủng hộ trong thế giới tự nhiên

Một số động vật đôi khi còn ăn chính các bộ phận cơ thể chúng. Hành vi kỳ lạ này được gọi là "Tự ăn thịt chính mình". Vậy tại sao chúng lại đi ăn chính cơ thể mình, cùng tìm hiểu các lý do giải thích cho hành vi lạ và cực đoan trong thế giới các loài các bạn nhé!

1. Để thoát hiểm

Khi được phỏng vấn nhiều người về có từng nghe chuyện qua các động vật tự ăn thịt mình hay không và thử phóng đoán lý do vì sao các loài lại làm vậy thì đã thu được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có ý kiến tiêu biểu của cô Selina Tick Konkin:

Tôi không nghĩ rằng có loài nào đó có thể ăn thịt chính cơ thể mình để duy trì sự sống. Đó là sự thất bại nếu sự sinh tồn lại phụ thuộc vào hành vi tuyệt vọng như vậy. Tuy nhiên rất nhiều loài có thể gặm chân hoặc đuôi của mình để thoát khỏi cái bẫy.

Hành vi gặm cụt phần chân, đuôi của một số loài để thoát khỏi bẫy là có thật và được ghi chép lại rất rõ ràng với các trường hợp cụ thể của chó, gấu và khỉ.

Một trường hợp khác được ghi nhận là một chú hổ ở Công viên Quốc gia Tesso Nilo miền trung đảo Sumatra đã được ghi lại rằng tự nhai phần móng chân để thoát bẫy do những tên săn trộm đặt trong công viên vào năm 2007. 

Mặc dù vậy có thể thấy rằng, lý do để thoát hiểm không phải là lý do thuyết phục cho việc tự ăn thịt mình của các loài. Chúng không hẳn là ăn thịt mà đơn giản chỉ là loại bỏ phần cơ thể của mình trong trường hợp nguy hiểm và bất khả kháng. Dù sao mất đi một chân, đuôi nhưng còn sống thì vẫn tốt hơn là chết đói hoặc bị giết trong đau đớn. Hơn nữa, các loài tự ăn cơ thể mình thường là với những lý do mà chúng ta khó có thể lý giải được rõ ràng. 

2. Là một phần của vòng đời

Giới thiệu cơ bản về loài hải tiêu vốn thường bám trên các thân tàu, đá hoặc san hô mà nhiều người thường lầm tưởng đó là thực vật với màu sắc hết sức sặc sỡ và đa dạng, giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc tự ăn thịt bản thân mình của chúng: 

Loài hải tiêu (sea squirt) tự ăn não mình trong quá trình phát triển và hành vi này nằm trong vòng đời của chúng

Hải tiêu lúc đầu đời, thường được gọi là hải tiêu non là những ấu trùng có hình dạng giống với con nòng nọc tí hon có đầy đủ mắt, não và đuôi. Sau đó, theo sự phát triển vòng đời, mỗi ấu trùng sẽ bám cố định vào một phiến đá, thân tàu, rặng san hô hoặc một bề mặt cố định nào đó và dần các bộ phận tiêu biến. Đồng nghĩa với việc đó là chúng sẽ không bao giờ di chuyển nữa. 

Cụ thể hơn, quá trình thay đổi này cũng giống với loài sâu bướm trên cạn, từ hình dạng ấu trùng sang hình dạng những con bướm trưởng thành thì loài hải tiêu cũng trải qua sự thay đổi hình dạng khác biệt hoàn toàn từ lúc là ấu trùng đến hình dạng trưởng thành. Con trưởng thành, lúc này chỉ còn là một đốt thần kinh, trông giống hệt một túi nhỏ lúc nào cũng phồng lên, và tìm kiếm thức ăn bằng cách lọc nước xung quanh.

Ông John Bishop, thành viên Hiệp hội Sinh học Biển cho biết:

Cơ thể ấu trùng ban đầu có đầy đủ mắt, đuôi và một dây thần kinh chạy dọc sống lưng tương tự như xương sống ở những động vật cấp cao hơn. Đặc điểm của dây thần kinh đóng vai trò như xương sống này là các bọng túi não, các cơ quan cảm ứng ánh sáng và trọng lực giúp chúng lang thang khắp nơi để tìm được địa điểm thích hợp để bám vào. Khi đã tìm được bề mặt thích hợp và đặc điểm sẽ bám vĩnh viễn vào bề mặt đó, con trưởng thành sẽ không cần đến các bộ phận như đuôi, não, mắt, các dây thần kinh hay cảm ứng nữa. Vì thế chúng sẽ ăn các bộ phận giờ đây đã trở thành dư thừa này. Bộ phận được giữ lại duy nhất chính là các bọng não, được biến thành hạch thần kinh với chức năng điều khiển việc lọc nước giúp con trưởng thành tìm thức ăn trong tình trạng đứng yên một chỗ.

Như vậy, loài hải tiêu ăn các bộ phận cơ thể sau khi tìm hiểu rõ thì cũng phải quá ghê gớm như lúc ban đầu giới thiệu phải không các bạn? Đúng ra, là chúng tận dụng các bộ phận thừa trên cơ thể để sử dụng vào việc thiết thực hơn là duy trì sự sống cho cơ thể. 

3. Rắn ăn đuôi

Tuy nhiên có loài lại khét tiếng với hành vi ăn chính đuôi của mình. Đó chính là loài rắn.

Trên Facebook, Youtube hay đơn giản hơn là search trên Google có rất nhiều thông tin, hình ảnh, thậm chí cả video quay lại việc những con rắn tự ăn bản thân, và hầu hết sau đó chúng đều chết vì ngạt khiến mọi người hết sức ngạc nhiên và tò mò về hành vi này. Lẽ nào, loài rắn lại ngốc đến mức tưởng lầm bản thân là thức ăn sao?

Giải thích cho hành động kỳ lạ này, cô Sally South làm việc tại Bảo tàng Nam Úc ở Adelaide cho rằng:

Hầu hết loài rắn tìm kiếm con mồi dựa vào cảm ứng nhiệt. Chúng vẫy đuôi nhanh để thu hút con mồi, mặt khác do kích thước não nhỏ và thiên về phản xạ hơn nên chúng bị chính hành động của bản thân gây lầm tưởng rằng đuôi chúng là một con mồi, dẫn đến hành động tự ăn chính mình. 

Tương tự, ông James B. Murphy thuộc Bảo tàng Smithsonia về Lịch sử Tự nhiên ở Adelaide, Washington DC cũng đã chứng kiến một con rắn đang lột da và bắt đầu ăn phần da lột khi nó vẫn còn nằm trên thân gần đoạn đuôi, và sau đó con rắn tiếp tục nuốt dần phần đuôi của mình

Murphy có đưa ra thêm một giải thích cho hành vi kỳ lạ này của loài rắn:

Chính là mùi con mồi còn vương lại trên cơ thể khiến chúng hiểu lầm rằng mình đang ăn thịt con mồi chứ không phải bản thân chúng. Theo đó, loài rắn tự ăn thịt chính mình nhưng đấy là hành động theo phản xạ chứ không phải hành độ có chủ ý.

Chốt lại, hành vi ăn thịt của rắn là một hành động không có chủ đích, tưởng lầm đó là con mồi nên cứ thế mà xử lý theo bản năng mà thôi. Vậy còn những loài gần hơn với con người thì sao? 

4. Ăn nhau thai

Theo danh sách trên hầu hết là các loài động vật cấp thấp, vậy khi đọc đến đây các bạn có bao giờ tự hỏi mình rằng: Các loài động vật có vú liệu có tự ăn thịt mình không?

Thực tế thì việc một số loài động vật có vú ăn các bộ phận cơ thể của mình khá dễ gặp trong cuộc sống, đơn cử như loài mèo ăn nhau thai sau khi sinh. Hành vi này được đánh giá là phổ biến và theo giáo sư Cynthia W. Coyle ở Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở thành phố Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, nhận định:

Nhiều loài động vật có vú ăn nhau thai và nước ối trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, mỗi loài lại có một lý do giải thích khác nhau cho hành động này. 

Trong đó, theo Giáo sư Mark Kristal của Đại học Buffalo, New York giải thích thì hành động ăn nhau thai sẽ giúp động vật giảm bớt đau đớn nhiều hơn trong quá trình sinh nở. Hiện tại các nghiên cứu của ông tập trung chủ yếu ở các loài gặm nhấm và đang tìm hiếu sang các loài có vú phức tạp hơn nhưng cũng có tập tính ăn nhau thai.

Vậy ở Con người thì sao?

Trong một nghiên cứu vào năm 2015, Giáo sư Coyle và các đồng sự đã đưa ra kết luận rằng: 

Hành vi ăn nhau thai ở người là khá hiếm hoi. Chưa tìm thấy bất kỳ ghi chép nào trong các nền văn hóa khác nhau theo thời gian, tiến trình lịch sử phát triển về hành động ăn nhau thai ở người mẹ. Việc ăn nhau thai này dường như chỉ có trong nền văn hóa phương Tây trong thời gian gần đây. 

Mặt khác, dù nó mới xuất hiện nhưng cũng được một số bác sỹ và các chuyên gia y tế khuyến khích vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Một số người còn lấy dẫn chứng những lợi ích của việc ăn nhau thai ở động vật để lấy làm ví dụ minh họa. Tuy nhiên, trong các lợi ích được nêu ra về việc tăng sữa, ngăn ngừa trầm cảm hay hồi sức thì chưa được ai nghiên cứu hay có minh chứng cụ thể rõ ràng, tin tưởng ở các loài động vật.

Có thể thấy rằng, nếu nghiên cứu của Giáo sư Coyle và những người đồng sự chính xác thì hành vi ăn nhau thai ở người là một trong những ví dụ minh họa hiếm về việc cố tình ăn bộ phận cơ thể ở các loài động vật. Hơn nữa, khác với việc cố gắng để thoát khỏi bẫy thì dường như con người không hề có lý do giải thích thuyết phục cho hành động này chút nào. 

Nguồn: BBC Earth.

Chủ đề chính: #rắn_ăn_đuôi

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn