Nguyễn Minh Trí

Vì sao trẻ nhỏ hay thức giấc giữa đêm?

Đăng 7 năm trước

Đã bao giờ bạn phải “chịu trận” cảnh quấy khóc dai dẳng hằng đêm của con hoặc em út bạn chưa? Hãy cùng Ohay tìm hiểu đâu là nguyên nhân nhé.

1. Trẻ quá đuối sức

Trái ngược với người lớn dễ dàng “lăn đùng” ra ngủ khi mệt mỏi hoặc căng thẳng đầu óc, trẻ sơ sinh lại khó ngủ hoặc ngủ ít nếu cơ thể kiệt sức. Không gian xung quanh gây kích thích bao gồm tiếng ồn, đồ chơi, đông người hoặc ánh sáng từ màn hình tivi cũng khiến trẻ khó chợp mắt. 

2. Bản năng muốn gần gũi người mẹ

Trong khoảng thời gian 6-8 tháng đầu, thậm chí là đến khi năm tuổi, hầu như mọi trẻ nhỏ đều rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi nếu “thiếu hơi” mẹ. Trẻ nhỏ có thể thức giấc và quấy khóc nhiều lần trong đêm; đồng thời cũng “phát hoảng” nếu tỉnh dậy không thấy bố mẹ kề bên. Theo nghiên cứu đăng tải trên tờ Journal of  Family Psychology, người mẹ càng thể hiện nhiều tình cảm khi ở gần trẻ thì trẻ càng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. 

3. Ngủ ngày chưa đủ

Giấc ngủ ban ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triên của trẻ sơ sinh. Nếu nhu cầu ngủ trưa của trẻ không được đáp ứng đầy đủ, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, cáu bẳn và khó thản giấc buổi đêm. Ngoài ra, dỗ trẻ ngủ khi đã chạng vạng tối cũng gây nên tình trạng tương tự. 

4. Thói quen ngủ bị thay đổi

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giờ giấc ngủ cần duy trì ổn định. Mỗi thay đổi nhỏ trong thời khóa biểu ngủ trong ngày đều gây nên những biến đổi về đồng hồ sinh học của trẻ, dẫn đến rối loạn giấc ngủ không mong muốn. Không nên cho trẻ ngủ quá sớm (khi chưa thấm mệt) cũng như quá trễ (khi trẻ kiệt sức) nếu bạn không muốn bị “quấy rầy” giữa đêm. Nghiên cứu đăng trên International Journal of Nursing Studies chỉ ra rằng trẻ nhỏ sẽ dễ ngủ hơn nếu kéo dài thích hợp khoảng cách giữa giấc ngủ ngày và đêm. 

5. Nhu cầu “núm vú”

Nếu trẻ đã quen với việc ngậm vú mẹ, bình sữa hoặc núm vú nhựa lúc mẹ ru ngủ thì khi tỉnh giấc giữa đêm, trẻ cũng sẽ quấy khóc nếu thiếu vắng những người bạn này. Một giấc ngủ hoàn chỉnh của trẻ sẽ chia thành nhiều giai đoạn và cứ mỗi vài giờ, trẻ có thể thức giấc một hoặc hai lần. Những trẻ không cần những “dụng cụ hỗ trợ” kia sẽ dễ dàng tự ru ngủ bản thân hơn những trẻ được mẹ tập thói quen ngậm bình sữa.

6. Phát triển kĩ năng mới

Bất kì trẻ sơ sinh nào cũng phải trải qua quá trình học tập những kĩ năng vận động cơ bản như lăn, trườn, bò, ngồi,... Sự hào hứng, thích thú với những kĩ năng mới mẻ này sẽ đánh thức trẻ lúc nửa đêm để “tập luyện”. Vì thế, hãy hướng dẫn trẻ thực hành những bài tập này vào ban ngày, khi thời gian thư thả. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bị mắc kẹt trong một vài tư thế lúc đang say ngủ và chưa học được cách “xoay chuyển tình thế” thì cũng sẽ quấy khóc để “cầu cứu” bố mẹ. 

Nguồn: top10homeremedies.com

Chủ đề chính: #trẻ_em

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn