Kokoro Vì gió vẫn thổi và ta phải tiếp tục sống và mơ ước dù biết ngọn gió cuộc đời không lặng bao giờ

Việc kìm nén những ham muốn của bản thân sẽ gây hại cho bạn như thế nào?

Đăng 4 năm trước

Trong cuộc sống đôi khi cũng phải biết tạm gạt đi những nề nếp quy củ cứng nhắc để được sống thật với chính mình. Điều đó hóa ra lại có lợi hơn là bạn tưởng đấy.

Khi những suy nghĩ xấu xa nảy lên trong tâm trí và thúc giục bạn phải thuận theo những ham muốn của mình, thì tất nhiên phản ứng đầu tiên theo bản năng của bạn sẽ là đập tan chúng đi và làm những việc "đúng đắn". Phải vậy không? Vâng, có lẽ là không. Có thể việc thuận theo những điều cám dỗ của bản thân lại tốt cho sức khỏe của chúng ta hơn là việc lờ chúng đi, tất nhiên là theo một cách có tính toán hợp lý.

Xã hội bảo ta phải kìm nén những ham muốn, nhưng việc giải tỏa chúng ra theo một cách lành mạnh có thể lại là có lợi hơn

Khi kìm nén những ham muốn thúc giục mình là chúng ta đang tự chối bỏ bản tính thật của mình. Có nhiều lý do khiến chúng ta tự kiềm chế mình lại; có thể là do các chuẩn mực xã hội, các luật lệ hay quy tắc, hoặc là sự ngăn cấm xuất phát từ cá nhân mỗi người. 

Nhưng bằng cách để mọi thứ diễn ra tự nhiên và cho phép bản thân được tự do hành động, chúng ta sẽ vươn tới một cấp độ mới của việc tự chấp nhận và tự tạo ra sức mạnh cho bản thân. Hơn thế nữa, khi càng kìm nén các ham muốn thúc giục của mình, thì càng có nhiều khả năng[1] là chúng lại trỗi dậy một cách mất kiểm soát và gây nguy hại. 

Với một chút sự thỏa hiệp nhượng bộ, bạn có thể thuận theo những ham muốn thúc giục trong lòng mình, hoặc tìm ra những sự thay thế lành mạnh để làm thỏa mãn chúng. Tùy vào bản chất của các ham muốn đó, dù chúng có kỳ dị, lạ lùng hoặc có hơi tồi tệ đi nữa, bạn đều có thể tìm ra một cách để kết hợp chúng một cách phù hợp vào lối sống của mình.

Trong phương pháp luyện tập cổ xưa của nền văn hóa Vệ Đà Ấn Độ, việc chối bỏ những ham muốn thúc giục của bản thân là một tội ác đi ngược lại lý trí

Trong suốt những năm tháng trưởng thành lên, chúng ta được dạy là phải kìm nén các ham muốn thúc giục của mình, và ta được rèn luyện phải làm như vậy suốt đời. Phải chờ hết tiết học mới được đi vệ sinh, chỉ được ăn trong giờ giải lao theo quy định; phải kìm nén cảm giác muốn ho, hắt hơi, ngáp, ợ hoặc "xì hơi" ở nơi công cộng. Đó chỉ là một vài ví dụ của sự kìm nén đã được rèn luyện tùy theo hoàn cảnh. Bởi vì đó là phép lịch sự nên làm. 

Cơ thể của chúng ta có cảm giác[2] muốn giải tỏa những ham muốn đó, là vì các kích thích trong hệ thần kinh yêu cầu ta phải làm vậy. Việc chối bỏ những điều mà cơ thể yêu cầu có thể là một yếu tố kích thích và nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phát triển của bệnh tật. Chúng ta cần phải lắng nghe cơ thể mình mà tôn trọng những điều mà nó yêu cầu. Nếu không nó sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng nội tại, tức là sự cân bằng vốn có ở bên trong cơ thể và tâm trí ta. 

Cũng hệt như việc hệ thần kinh kích thích chúng ta phải giải tỏa những sự thúc giục tự nhiên đó, thì sự ham muốn và trí tưởng tượng cũng kích thích chúng ta; đòi hỏi ta phải hành động hoặc phản ứng theo một cách nhất định nào đó để tìm được sự cân bằng.

Bằng cách nuôi dưỡng cảm giác ham muốn thúc giục của mình khi nó xuất hiện, bạn có thể tránh được một sự xung đột cực lớn về sau này

Mặc dù việc tự kiềm chế bản thân đôi lúc có thể là cần thiết - chẳng hạn như vào thời điểm mà bạn cần gạt đi các cảm giác tiêu cực để vượt qua một chướng ngại vật nào đó, hoặc khi bạn đang ở trong một tình huống mà việc hành động theo ham muốn sẽ thật là không phù hợp - nhưng việc bộc lộ chúng ra thực sự cũng là điều mang tính thiết yếu không kém đối với trạng thái khỏe mạnh tổng thể của bạn. 

Cũng hệt như việc chúng ta được rèn luyện là phải kìm nén những sự thúc giục tự nhiên, thì chúng ta cũng được dạy là phải kìm nén những sự thúc giục về mặt cảm xúc nữa. Mặt lợi của việc luyện tập này là nó không cho phép các cảm xúc có thể tự trào dâng một cách hỗn loạn, bằng cách luôn luôn giữ chúng trong tầm kiểm soát. Nhưng cùng với đó bạn cũng đang tự tước bỏ đi của mình những lợi ích đi kèm với quá trình giải quyết các cảm xúc và những lợi ích của việc tự cho phép bản thân chữa lành những thương tổn.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng việc kiềm chế bản thân có thể dẫn tới làm tăng mức độ căng thẳng và tái diễn những vấn đề tiêu cực

Trong một nghiên cứu tình huống thực tế[3] được thực hiện bởi các nhà khoa học Brett J. Peters, Nikola C. Overall, và Jeremy P. Jameison, kết luận được rút ra là việc kiềm chế các ham muốn thúc giục có thể gây ra những hệ quả tâm lý rất tiêu cực cho bản thân các chủ thể và cả người bạn đời của họ nữa. Trong những tình huống cực đoan, các dữ liệu đã cho thấy rằng sự kiềm chế có thể có liên quan với sự căng thẳng cực độ, suy giảm trí nhớ và các bệnh về tâm lý. 

Khi các chủ thể được hướng dẫn phải kìm nén các phản ứng và cảm giác của mình, việc đó sẽ khiến bạn đời của họ không được thoải mái vì không thể đánh giá tâm trạng và ý định của họ được. Đến lượt mình, điều này lại gây hại tiêu cực cho mối quan hệ. 

Trong một nghiên cứu tình huống khác[4] được tiến hành bởi James A.K. Erskine, George J. Georgiou, và Lia Kvavilashvili, một nhóm người hút thuốc lá được chia làm hai nhóm nhỏ trong khoảng thời gian 3 tuần. 

Trong thời gian này, một trong hai nhóm được yêu cầu kìm nén sự thúc giục tinh thần buộc họ phải hút thuốc. Trong suốt tuần thứ hai, khi họ không còn được yêu cầu phải kìm nén nữa thì nhóm đối chứng hút thuốc nhiều hơn so với những người không được yêu cầu kiềm chế. Những người này cũng có mức độ căng thẳng cao hơn so với những người không được yêu cầu kiềm chế. 

Kết luận ở đây là, những người được yêu cầu kiềm chế có mức độ căng thẳng cao hơn và có xu hướng tự nuông chiều bản thân bằng chính hoạt động mà họ đã cố kiềm chế nhiều hơn so với những người không được yêu cầu phải kiềm chế. Về cơ bản, nếu bạn tự ngăn cấm mình khỏi một thứ gì đó thì bạn lại càng muốn có nó nhiều hơn.

Đừng kìm nén, mà hãy bộc lộ ra!

Hãy dùng những phương pháp sau đây để tự nuông chiều mình bằng những ham muốn thúc giục theo một cách lành mạnh.

Thỏa hiệp nhượng bộ 

Nào, trước khi bạn giảm bớt mọi sự cấm đoán của mình và để cho cá tính của bản thân được bộc lộ, thì chỉ cần xem xét bản chất của sự ham muốn thúc giục đó thôi. Nếu nó có bất kỳ một mối hại nào thì bạn cần phải tìm ra một lối thoát khác để giải tỏa nó. 

Giả sử là bạn cảm thấy bị thúc giục phải đấm vào mặt ai đó. Vâng, bạn không thể làm thật được và có thể việc đó sẽ dẫn tới hậu quả rất tiêu cực cho bạn. Thay vì vậy, hãy tham gia một lớp học đấm bốc. Hãy đấm thật nhiều những bao cát, bởi đó là mục đích mà chúng được làm ra mà. Hoặc giả sử bạn đang cố gắng cai thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá điện tử là một sự thay thế tuyệt vời đấy. Hoặc bạn cũng có thể giữ bên mình một lượng lớn các món ăn vặt lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm khó cưỡng của mình.

Lên kế hoạch trước 

Nếu bạn biết trước là cảm giác ham muốn thúc giục của mình sắp trở nên mất kiểm soát vào một thời điểm nào đó, thì hãy lập ra một kế hoạch cho nó.Giả sử là bạn có một ham muốn tình dục mãnh liệt mà đôi lúc có thể gây hại nghiêm trọng. Nếu bạn thấy mình đang ở trong một tình huống mà bạn có thể đoán trước là sẽ dẫn đến kết cục đáng tiếc vào sáng hôm sau, thì hãy kiếm một người hỗ trợ thích hợp để giúp cho bạn luôn vui vẻ và đảm bảo là bạn sẽ về nhà có một mình mà thôi. 

Việc lên kế hoạch trước và có một giải pháp thay thế cho sự ham muốn thúc giục không tốt sẽ giúp cắt đứt quá trình suy nghĩ liên hệ cảm giác thúc giục đó với việc thuận theo sự cám dỗ.

Phân tích sự phù hợp 

Hãy đánh giá hoàn cảnh xung quanh bạn. Nếu đó là một môi trường phù hợp để thực hiện sự ham muốn thúc giục của bạn, thì cứ làm đi. Ham muốn tình dục ư? Người ta có các tụ điểm cho việc đó. Ham muốn bạo lực ư? Hãy đăng ký tham gia phòng tập thể hình. Thèm mặc đồ của người khác giới ư? Hãy đặt trước một suất diễn trong quán rượu dành cho những người giả gái. Cảm thấy muốn nhảy một điệu thật "sung" như thể cuộc đời mình là một bộ phim ca nhạc? Vâng, miễn là bạn đừng va phải ai đó trong lúc múa may, thì bạn có thể làm việc đó gần như là ở đâu cũng được. 

Chỉ cần đảm bảo là, bằng cách tự nuông chiều bản thân với ham muốn của mình, bạn sẽ không làm hại ai là được.

Tài liệu tham khảo 

[1]^Tâm Lý Học Hôm Nay: Làm Thế Nào Để Quản Lý Những Ý Nghĩ Mà Bạn Đơn Giản Là Không Thể Gạt Bỏ Đi Được? 

[2]^EverydayAyurveda: Kìm Nén Những Ham Muốn Tự Nhiên Cũng Là Kìm Nén Cuộc Sống 

[3]^Tạp Chí Tâm Sinh Lý Quốc Tế: Những Hậu Quả Về Sinh Lý Và Nhận Thức Của Việc Kìm Nén Và Bộc Lộ Cảm Xúc Trong Mối Tương Tác Giữa Hai Người 

[4]^SageJournal: Tôi Kìm Nén, Thế Nên Tôi Hút Thuốc

Chủ đề chính: #sống_thật

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn