Toyoda Hoàng Long

Việt Nam cũng lắm người tài

Đăng 8 năm trước

Tổng dân số Việt Nam trên khắp thế giới là gần 100 triệu với khoảng hơn 5 triệu kiều bào sinh sống và làm việc tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,

Tổng dân số Việt Nam trên khắp thế giới là gần 100 triệu với khoảng hơn 5 triệu kiều bào sinh sống và làm việc tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trở thành nhịp cầu nối về văn hóa giao thương giữa Việt Nam và quốc tế, hàng năm gửi về trong nước hàng chục tỷ đô la tiền kiều hối góp phần đáng kể vào tổng mức GDP cả nước. Người ta cứ sợ rằng Việt Nam đang ngày càng tụt hậu so với thế giới, thực tế là như vậy, người Việt Nam có quá ít đóng góp cho nhân loại này, một đất nước có quá nhiều chức danh giáo sư tiến sĩ nhưng lại chẳng có nổi một công trình nghiên cứu khoa học nào lớn lao thì thật đúng là đáng xấu hổ. Cũng đâu hẳn là người Việt Nam ta kém cỏi, trí tuệ thua thiệt thế giới chứ, chỉ là môi trường kìm hãm con người phát triển mà thôi. Hãy thử nhìn xem, trong nước thì chẳng có mấy nhưng người Việt ở nước ngoài cũng đình đám lắm đấy chứ. Trong số hơn năm triệu người Việt ở nước ngoài thì cũng đã có những á nhân xuất chúng họ là những chính trị gia, những nhà kinh doanh, khoa học gia tầm cỡ thế giới.

Để kể tên hết những nhân vật như vậy thì biết bao thời gian cho đủ, nhưng có thể nổi bật hơn với một số gương mặt tiêu biểu trong số những gương mặt Việt thành danh trên trường quốc tế.

1. Tỷ phú thế giới người Việt với biệt danh huyền thoại tỷ phú công nghệ trên đất Mỹ

Mô tả hình ảnh

Đó là Tiến sĩ Trung Dũng, sinh năm 1967, một lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt với tổng tài sản ước tính 1 tỷ USD.

Năm 1985, khi đặt chân đến đất Mỹ, Trung Dũng chỉ có 2 USD và sống chung với chị gái, nhưng 15 năm sau, ông đã chuyển nhượng Công ty OnDisplay của mình cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.

Tốt nghiệp cử nhân khoa học máy tính và toán học ứng dụng tại Đại học Massachusetts, Boston năm 1988. Lấy bằng cao học (master), đang học tiến sĩ thì bỏ dở vì mẹ bệnh ung thư nặng. Sau này, năm 1992 ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Boston.

Từng làm kỹ sư trưởng (Senior Engineer) cho công ty Open Market nhưng sau đó bỏ việc làm tại Open Market để thành lập công ty On Display Inc năm 1996. Lúc đầu khó khăn nhưng sau nhờ sự hỗ trợ của Mark Pine, từng là ủy viên quản trị công ty Sybase Inc, nhiều nhà đầu tư đã giúp vốn cho ông. Công ty đặt trụ sở chính tại San Ramon, California và được xem là một trong 10 công ty IPO (công ty lần đầu lên sàn chứng khoán) thành đạt nhất Hoa Kỳ của năm 1999.

Tháng 5 năm 2004, Tiến sĩ Trung Dũng được trao tặng Giải Đuốc Vàng từ Đại hội Liên hoan Người Mỹ gốc Việt Toàn quốc (VANG). Năm sau ông thành lập và là giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Thêm một năm nữa thì ông được nhận danh hiệu vinh danh nước Việt.

Dù trở thành người đàn ông rất thành đạt nhưng ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ sau thành công với OnDisplay, ông nói "Anh biết không, với mỗi 100.000 USD mà tôi làm ra được, thì tôi có thể làm được bao nhiêu điều tốt cho người dân Việt Nam"

2. Người nằm trong TOP 100 thiên tài của thế giới

Mô tả hình ảnh

Võ Đình Tuấn sinh năm 1948 là một nhà khoa học, nhà sáng chế người Mỹ gốc Việt đã có 32 bằng phát minh và sáng chế trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học tại Mỹ. Ông được Creators Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, đánh giá xếp hạng 43/100 trong danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới", và được cơ quan Cơ quan Phát minh và Thương hiệu Hoa Kỳ công nhận là một trong 4 nhà khoa học gốc châu Á - Thái Bình Dương có phát minh lớn cho nước Mỹ nhân dịp tháng của người gốc châu Á - Thái Bình Dương.

Năm 17 tuổi, ông du học tại Thụy Sĩ và tốt nghiệp Cử nhân vật lý năm 1971 tại Trường Bách khoa liên bang Lausanne. Vào thời gian này, các cuộc biểu tình của sinh viên diễn ra mạnh mẽ ở Châu Âu đã tác động mạnh đến ông, tạo cho ông sự hứng thú trong các lĩnh vực có liên quan đến sự sống. Ông tiếp tục học và đến năm 1975 ông lấy được bằng Tiến sĩ Lý Hóa Sinh tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sang Hoa Kỳ định cư.

Năm 2003, ông là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Mỹ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của Tiến sĩ Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay, Ts. Võ Đình Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, Tiến sĩ Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu & Phát triển, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình được đăng tải ở các tạp chí khoa học danh giá trên thế giới.

3. Nghiên cứu khoa học của người gốc Việt ấn tượng tại Australia

Mô tả hình ảnh

Tiến sĩ Chu Hoàng Long là đồng tác giả người Việt duy nhất được nhận giải thưởng Eureka 2011. Giải thưởng Eureka là giải thưởng khoa học uy tín và danh giá nhất Australia.

Công trình nghiên cứu “Mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường” của nhóm nghiên cứu gồm Giáo sư R.Quentin Grafton (chủ trì), Giáo sư Tom Kompas, Tiến sỹ Chu Hoàng Long đến từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) và giáo sư Michael Stewardson đến từ Đại học Melbourne được vinh dự trao giải thưởng danh giá Eureka 2011 của Australia trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn nước. Giám đốc Australia Museum đánh giá, điều quan trọng là mô hình này có ý nghĩa toàn cầu, bởi nó có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống sông trên thế giới. Đây cũng là mô hình đầu tiên trên thế giới giúp các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để đưa ra quyết sách phân bố nguồn nước có lợi cho cả môi trường và kinh tế.

Như vậy, một lần nữa tài năng và trí tuệ của người Việt lại được vinh danh trong nền khoa học quốc tế. Điều này cũng đặt ra cho các nhà quản lý Việt Nam câu hỏi làm thế nào để sử dụng và phát huy nhân tài phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Tiến sĩ Chu Hoàng Long hiện là giảng viên của Trường Kinh tế và Quản trị Crawford thuộc Trường Đại học Quốc gia Úc (ANU), có lĩnh vực chuyên môn về Toán kinh tế, Kinh tế thủy sản… Tiến sĩ Chu Hoàng Long từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, hoàn thành chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ Kinh tế tại ANU.

4. Người Việt nổi tiếng tại tập đoàn IBM

Mô tả hình ảnh

Sang Mỹ du học lúc 17 tuổi với hành trang vỏn vẹn một chiếc vali nhỏ và 150USD, hiện nay ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) là Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ.

Ông Dũng đã từng không ngại dấn thân vào bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy xa quê hương hơn 30 năm, song ông Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông cho rằng: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn... Không chỉ mình tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của người Việt”.

Từ những ghi nhận trên, đã cho thấy: Lớp lớp “con lạc, cháu hồng” cho dù có xa cách quê hương, ở nơi “đất khách, quê người”, họ đã vươn lên tỏa ngát hương sen Việt và luôn hướng về Tổ quốc.

5. Người Việt làm Phó thủ tướng Liên bang Đức

Mô tả hình ảnh

Tiến sĩ Philipp Rösler (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại tỉnh Sóc Trăng), ông là thành viên của Đảng Tự do Dân chủ Đức. Từ ngày 13/5/2011, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng này và trở thành Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Ông được một gia đình người Đức nhận nuôi khi mới 9 tháng tuổi, cha là một quân nhân đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và sự nghiệp của Philipp Rösler.

Năm 2002, Philipp Rösler nhận bằng Tiến sỹ Y Khoa, nhưng từ 10 năm trước đó ông đã tham gia chính trị với vai trò là thành viên của Đảng Dân chủ Tự do Đức (FPD).

Ông làm Bộ trưởng Bộ Y tế của Liên Bang Đức năm 2009, trở thành bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của bà Angela Merkel. Philipp Rösler là người gốc Việt đầu tiên trở thành Bộ trưởng của một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Ngày 13 tháng 5 năm 2011 ông được Đại hội Đảng bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và trở thành phó thủ tướng Đức. Rösler lên làm chủ tịch của FDP khi đảng này đang trong thời kì vô cùng khó khăn với số phiếu tín nhiệm chỉ được gần 1,4% so với thời kì đỉnh cao là 14,5% (Nếu theo thông thường mà nói thì đảng này sẽ bị tan rã). Việc ông lên nắm quyền là một tia hi vọng mới cho đảng này nói riêng và cộng đồng người nước ngoài ở Đức nói chung.

Cuối tháng 9 năm 2013, ông từ chức FDP và tuyên bố từ bỏ các hoạt động chính trị để tập trung vào sự nghiệp tại Diễn đàn kinh tế Thế giới.

6. Người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới

Mô tả hình ảnh

GS. Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Ông từng học trường chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc trường đại học quốc gia Hà Nội, đi thi Olympic Toán học Quốc tế hai lần tại Australia năm 1988 và Cộng hòa liêng bang Đức năm 1989 đều giành huy chương vàng và ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.

Năm 1992, Ngô Bảo Châu vào đại học Paris VI và Đại học Sư phạm Paris, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI. Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita.

Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.

Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vào ngày 19 tháng 08 năm 2010 tại Hội nghị Toán học thế giới tổ chức tại Ấn Độ, giáo sư đã được trao giải thưởng Fields danh giá. Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.

Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago.

Có thể nói giáo sư Ngô Bảo Châu không chỉ là một kỳ tài Toán học Việt Nam mà còn trên thế giới. Đầu tháng 3 năm 2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán và bổ nhiệm ông làm giám đốc Viện. Đầu tháng sau, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Ông tiếp tục được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc vào tháng kế tiếp.

Nền giáo dục Việt Nam rất cần có những tài năng kiệt xuất như giáo sư Ngô Bảo Châu với những đóng góp vô cùng to lớn với nền Toán học thế giới.

7. Người Việt phát minh ra xe lăn điều khiển bằng ý ng

Mô tả hình ảnh

Cuối tháng 08/2012, trang web news.com.au công bố GS.TS.Hùng Nguyễn - người gốc Việt hiện đang làm việc tại Đại học Sydney ở Úc và các cộng sự đã chế tạo thành công chiếc xe lăn thông minh. Xe lăn được thiết kế có chức năng như một robot chuyển động có thể tránh các chướng ngại vật mà nó nhìn thấy thông qua camera được cài trên xe. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh, từ việc lắc đầu, ánh mắt hay thậm chí những suy nghĩ của người dùng.

Một sáng chế xếp hạng ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu năm 2011 tại Úc.

Ông Hùng tin rằng sáng chế này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn cho các công trình nghiên cứu của con người nhằm mang lại một cuộc sống thuận tiện hơn cho người khuyết tật.

8. Máy ATM là phát minh của người Việt Nam

Mô tả hình ảnh

Đỗ Đức Cường là cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.

Năm 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam. Ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka. Tại đây, ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba.

Sau đó nhờ một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến với nước Mỹ. Ông được mời đến Citibank (Mỹ) làm việc cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”. Mục tiêu của ông lúc này là “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng. Sau đó ông phát minh ra máy ATM, đây chính là bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Sau 40 năm bôn ba ở nước ngoài thi ông trở về nước vào năm 2003. Sau khi về Việt Nam, ông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp có tên tuổi lớn của Việt Nam như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Taxi Mai Linh, Điện thoại Viettel, May Việt Tiến, Bảo hiểm Bảo Việt...

9. Một phát minh giúp người già vĩnh viễn không cần phải đeo kính

Mô tả hình ảnh

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính. Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gBác sĩ Phạm Hoàng Tánh ốc Việt Bắc California. Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California (Medical Board Of California) đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này (được gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens).Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng.

Đã có trên 150 bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này và hoàn toàn không cần kính nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể Acrysof ReSTOR Lens. Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết một số bệnh viện Hoa Kỳ muốn áp dụng phương pháp mới này nhưng kết quả chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ tính giá phẫu thuật 15.000 USD một con mắt. Giá giải phẫu của bác sĩ Tánh là 5.000 USD/mắt tức 10.000 USD cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần kính.

10. Phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy

Mô tả hình ảnh

Đặng Hoàng Sơn người gốc Vĩnh Long chính là chủ nhân của bộ phát minh thiết bị tiết kiệm xăng cho xe máy đầy hiệu quả và an toàn này.

Năm 2008 ông Wieger D. Otter, giám sát cao cấp về chất lượng thuộc tổ chức Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế - Vương quốc Anh, qua khảo sát người tiêu dùng đã cấp giấy chứng nhận “Nhà cung cấp đáng tin cậy ” cho anh Hoàng Sơn.

Theo đánh giá của người dùng, khi lắp bộ tiết kiệm nhiên liệu này có thể đi được 65-70km mỗi lít xăng, thậm chí gần 80km mà chỉ hao một lít xăng... Trong khi đó, với xe máy bình thường một lít xăng chỉ chạy được 45-50km. Bộ tiết kiệm này giúp giảm được 20-30% xăng, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, tăng công suất của động cơ và tuổi thọ của xe.

Đó là 10 nhân vật tiêu biểu trong số rất nhiều những nhân tài gốc Việt con lạc cháu hồng khác nữa. Ai nói Việt Nam không có người tài, chẳng phải thế giới này vẫn xuất hiện những con người tài giỏi chảy trong mình dòng máu Việt Nam được xướng tên vì những cống hiến của mình cho nhân loại này đó sao.

Tuy nhiên người Việt Nam nhiều người giỏi là vậy nhưng hầu hết họ đều thành công ở nước ngoài và thường sẽ bị phai mờ dần khi làm việc ở trong nước. Tiếc thay Việt Nam là đất nước trái ngược hoàn toàn với nước Mỹ. “Không biết trọng dụng nhân tài” hay “Chảy máu chất xám” vẫn là hai cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về Việt Nam chúng ta.

Việt Nam cũng lắm người tài là vậy thì tại sao đất nước không tận dụng lợi thế đó mà đi nên để có ngày được sánh vai các cường quốc năm châu thực sự chứ. Trong khi đó ở đất nước Nhật Bản hay Singapore hoàn toàn giáo dục rằng tài nguyên quý giá nhất của họ chỉ có thể là nguồn nhân lực bài học vỡ lòng “Việt Nam ta có rừng vàng biển bạc” đã vô tình trở thành bài giáo dục nguy hại đắt giá khiến các thế hệ trở nên ỷ lại và biếng lười đi.

Việt Nam ta cũng lắm người tài nhưng họ ở nước ngoài gần hết rồi, còn những thế hệ trẻ tài năng mọc lên mỗi ngày thì họ cũng đang dần đi khỏi đất nước này và họ còn tiếp tục đi, đi mãi cho đến khi nào quê hương họ có thể tạo ra một điều kiện tốt đẹp thực sự cho họ phát triển những năng lực của mình.

Nếu một ngày đó đất nước thực sự đổi thay, nhân tài được trọng dụng và được đãi ngộ tốt thì họ sẽ về, bao nhiêu tài năng giống họ trở về nước thì chẳng lâu cùng lắm là năm mười năm, đất nước Việt Nam ta sẽ đi lên mạnh mẽ trở thành một cường quốc kinh tế, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Việt Nam đất nước anh hùng vậy thì làm sao lại chịu mãi cái cảnh ngày càng tụt hậu so với thế giới cơ chứ. Tài năng gốc Việt rất nhiều, rất đáng để tự hào, tự hào rồi thì phải lấy đó làm gương, tinh thần trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả chúng ta, hãy cùng đoàn kết đồng lòng mà góp phần đưa đất nước đi lên chứ.

Đừng để chất xám chảy hoài bên ngoài đất nước như vậy!

-Thuận Thiên-

Chủ đề chính: #Nhân_tài_Việt_Nam

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn